8.9K
Tham vấn y khoa:ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Bầu 3 tháng đầu ăn quýt được không là câu hỏi của nhiều người khi mang thai lần đầu. Theo chuyên gia dinh dưỡng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn quýt với liều lượng vừa phải. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu được lý do tại sao và cách ăn đúng cách để có lợi cho sức khỏe bản thân và thai nhi.
Xem thêm:
Quýt là loại quả mọng nước chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, dễ hấp thu và vị chua ngọt mang lại cảm giác ngon miệng. Mùa quýt chính vụ của các giống quýt Việt Nam vào khoảng tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn quýt trong suốt thai kỳ, kể cả trong giai đoạn đầu thai kỳ. Bởi vì, trong quả quýt có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
Bảng dưới đây là bảng hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong 100g quýt như sau:
Nhờ hàm lượng dưỡng chất kể trên, phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, được khuyến khích nên sử dụng quýt trong thực đơn hàng ngày.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn quýt được không?
Bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn quýt với liều lượng vừa phải. Những thành phần dưỡng chất trong quýt sẽ mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Hàm lượng canxi có trong quả quýt giúp hệ xương thai nhi phát triển, ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ nhỏ ngay từ trong bụng mẹ.Bên cạnh đó, hàm lượng canxi này cũng giúp mẹ bầu giảm thiểu các bệnh liên quan tới xương khớp hay xảy ra trong thai kỳ như loãng xương, chuột rút,….
Cung cấp Canxi cho bà bầu thai nhi
Bầu 3 tháng đầu ăn quýt được không? Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu thường có triệu chứng ốm nghén do sự thay đổi về nội tiết tố và tâm sinh lý. Các triệu chứng phải kể đến như buồn nôn và nôn, chán ăn, đau đầu, chóng mặt,… khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và lo lắng.
Mẹ bầu nên bổ sung thêm quýt vào thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng ốm nghén kể trên. Bởi vì, hàm lượng vitamin C dồi dào có trong quýt cùng vị chua ngọt dễ ăn giúp kích thích cảm giác ngon miệng cho mẹ bầu.
Theo kinh nghiệm dân gian mẹ bầu có thể dùng vỏ quýt khô để giảm tình trạng ốm nghén thai kỳ. Tinh dầu có trong quả quýt giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi do thay đổi tâm sinh lý.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể pha trà gừng vỏ quýt hoặc ngửi trực tiếp vỏ quýt đều được.
Trong quả quýt giàu vitamin C, P không chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng mà còn giúp các mạch máu nhỏ đàn hồi tốt hơn và giảm cholesterol trong máu. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn quýt ở mức độ vừa phải giúp phòng ngừa hội chứng cao huyết áp khi mang thai.
Mẹ bầu ăn quýt giúp ổn định huyết áp thai kỳ
Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn ăn được quýt bởi chứng táo bón trong thai kỳ là hiện tượng phổ biến thường gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Hàm lượng chất xơ và pectin có trong quả quýt là dưỡng chất cần thiết giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn, hỗ trợ nhuận tràng và giảm táo bón thai kỳ hiệu quả nhất.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn quýt giúp bổ sung vitamin C cùng hàng loạt dưỡng chất trong quả quýt rất dễ hấp thu. Mẹ bầu ăn quýt đều đặn giúp hỗ trợ quá trình phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Nếu cơ thể mẹ bầu bị thiếu hụt loại vitamin này có thể khiến quá trình vận chuyển dưỡng chất đến não bộ gặp nhiều trở ngại dẫn đến trí lực em bé trong bụng không phát triển đúng giai đoạn.
Tiểu đường thai kỳ cần hạn chế tinh bột, đồ ngọt và nên uống nhiều nước, chất điện giải để bổ sung nước cho cơ thể. Quýt là loại quả mọng nước, ít đường phù hợp cho những người mắc bệnh lý tiểu đường.
Ngoài việc quan tâm đến bầu 3 tháng đầu ăn quýt được không thì để đạt được hiệu quả nhất các mẹ bầu cũng nên quan tâm đến việc ăn đúng cách như thể nào?
Có thể nói quýt là loại quả khá phổ biến và lành tính nhưng mẹ bầu vẫn cần chú ý khi ăn. Hầu hết những loại trái cây đều có những lợi ích nhất định đến sức khỏe con người nhưng khi chúng ta ăn quá nhiều có thể dẫn đến những tác hại không mong muốn.
Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 3 quả quýt, vào khoảng 350g/quả.
Lưu ý: Trong thời gian khoảng một tiếng trước và sau khi mẹ bầu ăn quýt đặc biệt không nên uống sữa. Trong sữa có hàm lượng protein cao khi gặp axit trong quả quýt sẽ kết tủa dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, khó tiêu và giảm hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể.
Ngoài ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể chế biến quýt thành những món đồ uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Với những bước làm đơn giản và nguyên liệu sẵn có trong mọi căn bếp, Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai món từ quýt như sau:
TRÀ VỎ QUÝT GỪNG
Trà vỏ quýt gừng
Vỏ quýt có vị cay, đắng nhẹ có tác dụng làm ấm dạ dày và giảm ho, tiêu đờm. Vỏ quýt kết hợp với gừng là bài thuốc tự nhiên theo Đông Y trị những bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp rất tốt.
Nguyên liệu:
Cách làm:
QUÝT CHƯNG ĐƯỜNG PHÈN
Quýt chưng đường phèn ngọt thơm, bổ dưỡng
Quýt chưng đường phèn là món tráng miệng mát lành và ngon ngọt. Đây cũng là bài thuốc trị ho, tốt cho hệ tiêu hóa thường được ứng dụng cho mẹ bầu và trẻ nhỏ. Vị quýt chưng đường phèn ngọt thơm, dễ ăn và có cách làm rất đơn giản.
Để mua được những quả quýt ngon sạch, mẹ bầu cần biết các mẹo chọn quýt sau.
Nên chọn quả quýt dẹt
Lưu ý về cách bảo quản quý
Để đảm bảo mua được quýt tươi sạch, không ngâm hóa chất cách tốt nhất là bạn nên chọn mua quýt tại những cửa hàng trái cây uy tín có nguồn gốc rõ ràng. Mẹ bầu chỉ nên ăn quýt khi đã vào chính vụ, tránh ăn trái cây trái vụ vì dễ ăn phải trái cây nhiều hóa chất độc hại.
Quýt được nhận xét là loại trái cây lành tính nhưng không vì thế mà mẹ bầu nên ăn nhiều. Chỉ nên ăn dưới 3 quả quýt mỗi ngày để tránh những rủi ro như sau:
Ngoài quýt, có rất nhiều loại trái cây bổ dưỡng khác mẹ bầu 3 tháng đầu có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Chế độ ăn đa dạng, đan xen nhiều loại trái cây khác nhau sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ đủ chất và các bữa ăn không còn nhàm chán, đơn điệu. Ba loại quả mẹ bầu có thể thử trong 3 tháng đầu như:
Chuối rất tốt cho bà bầu
Với những thông tin kể trên, câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn quýt được không?” đã có câu trả lời đó là CÓ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý tuân thủ theo các quy tắc trên. Những trường hợp có dấu hiệu bất thường nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
Với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có 20 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung…
Bài viết liên quan
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…
Chuyên mục: Sản khoa
Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…
Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.