Bầu 3 tháng đầu bị viêm phụ khoa phải làm sao?

Cập nhật 24/06/2023

6.9K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

bầu 3 tháng đầu bị viêm phụ khoa sẽ gặp một số khó khăn trong sinh hoạt bởi cảm giác ngứa ngáy vùng kín công với cảm giác mệt mỏi do ốm nghén. Vậy khi bị viêm phụ khoa thì mẹ bầu nên làm gì? Chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giúp mẹ bầu gỡ rối cho vấn đề này.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân mang thai 3 tháng đầu bị viêm phụ khoa

Viêm phụ khoa 3 tháng đầu mang thai là tình trạng khu vực vùng kín của mẹ bầu bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, đau, rát, tiết dịch, có mùi khó chịu. Những nguyên nhân phổ biến khiến cho mẹ bầu 3 tháng đầu dễ bị viêm phụ khoa hơn bình thường có thể là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, đường huyết và nồng độ hormon estrogen, progesteron của mẹ bầu tăng lên, tạo môi trường thuận lợi để một số vi sinh vật phát triển và gây bệnh như: nấm men (nấm candida),…
  • Cổ tử cung mở rộng làm vi khuẩn dễ xâm nhập: Trong quá trình mang thai, tử cung của mẹ bầu sẽ dần giãn rộng ra theo sự lớn lên của thai nhi. Lợi dụng sự mở rộng của cổ tử cung, các vi sinh vật sẽ theo đường này vào bên trong và gây viêm nhiễm tại cổ tử cung, tử cung,…
  • Vệ sinh không đúng cách: Vùng phụ khoa của phái nữ vốn là nơi có nhiều vi sinh vật sinh sống. Nếu mẹ bầu vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển và gây bệnh phụ khoa.
  • Sức đề kháng bị suy giảm: Sức đề kháng của bà bầu 3 tháng đầu suy giảm là do ốm nghén, không ăn được nên hệ miễn dịch suy yếu. Đây là cơ hội thuận lợi để các vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh, khiến bà bầu 3 tháng đầu thường có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cao hơn bình thường.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Khi bắt đầu bước vào thời kỳ mang thai, cùng với sự thay đổi của cơ thể là các thay đổi về tâm lý, khiến mẹ bầu chưa kịp thích nghi, nên sinh ra căng thẳng, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Vì vậy, cơ thể sẽ trở nên yếu thế trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Thay đổi nội tiết, đề kháng suy giảm, stress… khiến mẹ bầu 3 tháng đầu thường dễ bị viêm phụ khoa

Thay đổi nội tiết, đề kháng suy giảm, stress… khiến mẹ bầu 3 tháng đầu thường dễ bị viêm phụ khoa

2. Các loại viêm phụ khoa thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu

Có nhiều tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa như nấm, vi khuẩn, virus,… Mỗi loại vi sinh vật khác nhau sẽ gây ra những loại viêm phụ khoa khác nhau. Dưới đây là một số loại viêm phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu:

Các loại bệnh Triệu chứng Nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi
Viêm nhiễm nấm Candida – Đau, ngứa, rát xung quanh âm đạo hoặc âm hộ.

– Đỏ, sưng âm đạo hoặc âm hộ.

– Âm đạo tiết dịch trắng/vàng đục, có hoặc không có mùi.

– Nóng rát khi đi tiểu.

Nếu không được điều trị kịp thời, nấm men có thể xâm nhập vào bào thai gây suy dinh dưỡng thai nhi, tăng nguy cơ đẻ non, viêm phổi do nấm,…
Viêm nhiễm do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV) – Ngứa, rát, đau quanh âm đạo, âm hộ

– Tiết dịch lỏng màu trắng xám

– Đau khi đi tiểu

– Nếu nhiễm BV không được điều trị trong khi mang thai, nó có thể gây chuyển dạ sinh non, vỡ màng nước ối sớm, nguy cơ sảy thai, trẻ sinh ra thiếu cân.

– Đồng thời, mẹ bầu có thể bị viêm màng tử cung sau khi sinh.

Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn – Đau tức bụng dưới

– Khí hư âm đạo như mủ xanh, vàng

– Tiểu rắt, nước tiểu đục, tiểu mủ cuối bãi

– Mẹ bầu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: viêm tiểu khung, sảy thai, đẻ non…

– Khi sinh, lậu cầu từ mẹ có thể dính vào da, niêm mạc của trẻ gây bệnh lậu mắt trẻ sơ sinh, suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Nhiễm Strep B âm đạo (GBS) – Có thể có triệu chứng hoặc không

– Gây viêm đường tiết niệu với các triệu chứng: tiết rắt, tiểu nóng rát, tiểu mủ cuối bãi, tiểu ra  máu, đau tức bụng dưới.

Khoảng 2% mẹ bầu bị nhiễm GSB có thể lây sang con, khiến trẻ sơ sinh bị sốt, khó bú, hôn mê, thậm chí là tử vong (tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp).
Nhiễm virus HPV – Có thể có triệu chứng hoặc không.

– Mụn cóc sinh dục: các vết sưng nhỏ như súp lơ ở âm hộ, gần hậu môn, trong âm đạo, cổ tử cung,…

– Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nhiễm virus HPV là yếu tố nguy cơ cao hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Chính vì vậy, nếu chưa tiêm phòng trước đó, sau khi sinh xong, mẹ bầu nên đi tiêm phòng virus HPV ngay.

Với các loại viêm nhiễm phụ khoa trên, ngoài việc dựa vào triệu chứng, các bác sĩ còn cần kiểm tra thêm một vài xét nghiệm trước khi đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp.

Các loại vi khuẩn, vi nấm khác nhau sẽ gây ra các loại viêm phụ khoa khác nhau

Các loại vi khuẩn, vi nấm khác nhau sẽ gây ra các loại viêm phụ khoa khác nhau

3. Bà bầu 3 tháng đầu cần làm gì khi bị viêm phụ khoa?

Khi phát hiện những dấu hiệu của viêm phụ khoa, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp. Các loại thuốc thường dùng trong viêm phụ khoa bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Metronidazol, cephalosporin thế hệ 3, penicillin G… dùng để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, phòng bội nhiễm trong trường hợp viêm nặng.
  • Thuốc kháng nấm: Nystatin, mycostatin, miconazol,… dùng để điều trị viêm phụ khoa do nhiễm nấm (candida).
  • Dung dịch rửa, sát khuẩn: Natri bicarbonat 1 – 2%, glycerin borat 30%…

Lưu ý: Mẹ bầu không tự ý mua thuốc về điều trị và không tự ý tăng/giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc để điều trị viêm phụ khoa có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, dễ tái phát nhiều lần, kháng thuốc.

Mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp khi viêm phụ khoa

Mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp khi viêm phụ khoa

4. Phòng tránh tái viêm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng bệnh lý rất dễ tái nhiễm nếu điều trị không dứt điểm hoặc không phòng tránh cẩn thận. Một số cách đơn giản sau đây có thể giúp mẹ bầu phòng tránh tái viêm phụ khoa an toàn và hiệu quả:

  • Quan hệ 1 vợ 1 chồng: Các loại nấm, vi khuẩn gây viêm phụ khoa thường lây qua đường tình dục. Chính vì vậy, quan hệ 1 vợ 1 chồng, đeo bao cao su khi quan hệ có thể hạn chế lây nhiễm, bảo vệ bản thân và đối phương khỏi viêm phụ khoa.
  • Vệ sinh đúng cách: Vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín bằng tay với nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ ít nhất 2 lần mỗi ngày. Lưu ý rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi vệ sinh, đồng thời lau khô vùng kín sau khi vệ sinh xong.
  • Chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi: Vùng kín là nơi thường trực rất nhiều các vi sinh vật. Nếu vùng kín luôn ẩm ướt, sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Chính vì vậy, mẹ bầu cần mặc quần lót với chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi tốt, đồng thời thay quần lót 2 lần/ngày để vùng kín được thoáng và sạch nhất có thể.
  • Bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường kém hơn trước. Chính vì vậy, ngoài việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn hằng ngày, mẹ bầu nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe khác để nâng cao sức đề kháng cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Hạn chế độ ăn nhiều đường: Đường máu cao sẽ tạo điều môi trường thuận lợi cho nấm men và một số vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Chính vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt,…
  • Không dùng các loại nước hoa vùng kín, xà phòng: Các loại nước hoa vùng kín, xà phòng có thể gây kích ứng da vùng kín hoặc gây khô da, làm tăng nguy cơ viêm phụ khoa.
  • Hạn chế quan hệ vợ chồng: Trong thời kỳ mang bầu, đặc biệt là khi đang bị viêm phụ khoa, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục, vừa để tốt cho sức khỏe thai nhi, vừa để hạn chế lây nhiễm các bệnh phụ khoa khác.
Để phòng tái nhiễm viêm phụ khoa, mẹ bầu cần giữ cho cơ thể sạch sẽ, bổ sung thực phẩm bổ dưỡng

Để phòng tái nhiễm viêm phụ khoa, mẹ bầu cần giữ cho cơ thể sạch sẽ, bổ sung thực phẩm bổ dưỡng, quan hệ vợ chồng an toàn…

5. Hỏi đáp về bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Nhiều mẹ bầu có thắc mắc về bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, chúng tôi xin được giải đáp một số câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất:

Câu hỏi 1: Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc?

MEDIPLUS trả lời: Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và mức độ bệnh mà viêm phụ khoa có thể điều trị bằng các loại thuốc đặt khác nhau. Thông thường, khi điều trị viêm phụ khoa do nấm Candida, người ta thường sử dụng các loại thuốc kháng nấm đặt ở âm đạo.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nào với liều cụ thể ra sao nằm ở chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu không nên tự đi mua thuốc đặt về để điều trị viêm phụ khoa của mình.

Câu hỏi 2: Thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu?

MEDIPLUS trả lời: Khi vùng kín ngứa ngáy, trước khi nghĩ đến dùng thuốc, mẹ bầu hay thử vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ và lau khô. Sau đó quan sát vài ngày xem tình trạng ngứa có giảm không, có xuất hiện thêm dấu hiệu nào không.

Nếu như ngứa ngày càng tăng, có thêm nhiều triệu chứng viêm nhiễm khác, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, không nên tự mua thuốc dùng ở nhà.

Câu hỏi 3: Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà?

MEDIPLUS trả lời: Nếu bà bầu sức khỏe tốt, thường xuyên vệ sinh và giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, thì tình trạng viêm phụ khoa mức độ nhẹ có thể tự khỏi.

Tuy nhiên, khi tình trạng viêm với những triệu chứng nặng hơn, mẹ bầu nên nhờ tới sự hỗ trợ từ bác sĩ để điều trị dứt điểm, ngăn ngừa biến chứng.

Câu hỏi 4: Tư thế vệ sinh vùng kín cho bà bầu?

MEDIPLUS trả lời: Bà bầu 3 tháng đầu bụng vẫn còn chưa to, nên việc vệ sinh vùng kín sẽ đơn giản hơn. Mẹ bầu nên lựa chọn tư thế vệ sinh vùng kín khiến mình cảm thấy thoải mái nhất. Có một số tư thế mẹ bầu có thể tham khảo như: ngồi trên bồn cầu và dùng vòi xịt, ngồi xổm trên sàn và vòi xịt, ngồi xổm trên sàn và đặt chậu nước sạch bên dưới…

Hy vọng với những chia sẻ qua bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn về “Bầu 3 tháng đầu bị viêm phụ khoa”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này xin vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất!

Bạn đọc lưu ý: Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn chân gà được không? Liệu con có bị chân vòng kiềng?

    Bà bầu ăn chân gà được không? Con sinh ra có bị chân vòng kiềng? Chị em luôn thắc mắc vì trong giai đoạn nhạy…

    22 Th9, 2023
    7.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn sứa được không? Đọc ngay để giúp thai nhi khỏe mạnh

    Bầu ăn sứa được không? Là thắc mắc của nhiều người, mặc dù đây là món ăn ngon, mát, dễ ăn. Hãy dành 1 phút…

    25 Th9, 2023
    5.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai lang được không? Giải đáp từ chuyên gia

    Bầu ăn khoai lang được không là câu hỏi nhiều chị em băn khoăn, nhất là những người “ghiền” món ăn này. Vậy bầu có…

    08 Th9, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…

    22 Th9, 2023
    615

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám