BẦU 3 THÁNG ĐẦU KHÓ THỞ – 3 CÁCH XỬ LÝ NHANH

Cập nhật 23/09/2024

24.2K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Cảm thấy tức ngực, khó thở là dấu hiệu thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Trong đó khoảng 60 – 70% mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở. Hiện tượng này xảy ra do những thay đổi trong cơ thể người mẹ. Vậy nguyên nhân gây khó thở cho mẹ bầu là gì, khi nào thì nguy hiểm? Chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp ngay sau đây.

Xem thêm:

1. Hiện tượng khó thở thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu là gì?

Khó thở là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu do nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Một số mẹ bầu không bị thở vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất nhưng lại bị vào 3 tháng cuối thai kỳ. Khó thở khi mang thai có thể nặng hơn vào tam cá nguyệt thứ ba và giảm dần sau sinh.

Còn đa số mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ bị khó thở. Bài viết này sẽ đi sâu vào giải thích hiện tượng khó thở ở những bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Những biểu hiện khó thở thường gặp đó là hụt hơi, nhịp thở ngắn, hơi thở nặng, thấy mệt khi hít thở,…

Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó thở trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó thở trong 3 tháng đầu của thai kỳ

2. Bà bầu 3 tháng đầu khó thở có đáng lo không? 

Khi biểu hiện khó thở không kèm theo các biểu hiện bất thường khác, thì đó là một hiện tượng thường thấy của mẹ bầu ở 3 tháng đầu, không đáng lo. Hiện tượng khó thở chỉ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên, khi mẹ bầu cảm thấy khó thở đi kèm 1 số triệu chứng dưới đây, thì mẹ bầu nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ. Bởi khi đó, người mẹ đang có nguy cơ bị nguy hiểm tới bản thân và thai nhi.

  • Khó thở xảy ra thường xuyên với tần suất liên tục, có thể đó là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
  • Khó thở đi kèm hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu đó có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp.
  • Khó thở kết hợp với việc da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to, cũng là một dấu hiệu nghiêm trọng.
  • Khó thở kéo dài với những nhịp thở nhanh và liên tục có thể do người mẹ mắc bệnh hen suyễn và bệnh đang tái phát.
Hiện tượng khó thở không đáng lo chỉ khi không đi kèm với bất cứ triệu chứng nào

Hiện tượng khó thở không đáng lo chỉ khi không đi kèm với bất cứ triệu chứng nào

Mẹ xem thêm: Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữa

3. Nguyên nhân khiến thai phụ 3 tháng đầu bị khó thở

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở ở bầu 3 tháng đầu chủ yếu là do cơ thể của mẹ đang thay đổi để dần thích nghi với sự xuất hiện của em bé trong bụng. Những sự thay đổi này sẽ diễn ra như sau:

  • Kích thước của cơ hoành là dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên. Điều này khiến cho việc hít thở của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn.
  • Khi mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị thay đổi. Trong đó có sự tăng lên của nồng độ hormone Progesterone. Hormone này trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của mẹ. Kết quả, là mẹ cảm thấy thở gấp gáp và khó khăn hơn.
  • Thiếu sắt cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở. Sắt trong cơ thể ảnh hưởng tới hoạt động của huyết sắc tố – yếu tố đóng vai trò đưa oxy đi khắp cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu sắt, huyết sắc tố hoạt động kém đi, khiến cho nồng độ oxy bị giảm xuống ở trong cơ bắp. Cơ bắp khiến nhịp thở nhanh hơn  để nạp oxy vào trong cơ thể. Đó là lý do mà các mẹ bầu luôn được khuyên phải bổ sung sắt thường xuyên trong quá trình mang thai.
  • Khi mang thai thể tích máu tăng 50% khiến tim phải làm việc nhiều hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở hơn lúc bình thường.
  • Tử cung to lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi đã gây chèn ép lên các cơ quan khác trong cơ thể khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ khó thở.

Ngoài các nguyên nhân liên quan tới cơ thể thay đổi theo sinh lý, thì còn có những nguyên nhân liên quan tới bệnh hen suyễn.

  • Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính liên quan tới phổi. Khi trong phổi có vấn đề khó chịu, người bệnh sẽ lên những cơn suyễn với biểu hiện như khó thở, tức ngực, ho, thở khò khè.
  • Đối với mẹ bầu có tiền sử bệnh lý mắc bệnh hen suyễn cần chú ý các dấu hiệu để có cách xử lý phù hợp và kịp thời. Nếu không, người mẹ sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật, xuất huyết âm đạo,… còn đối với thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, sinh nhẹ cân, sinh non hoặc có thể sảy thai.
Với mẹ bầu có mắc các bệnh về đường hô hấp cần chú hơn các dấu hiệu đi kèm hiện tượng khó thở

Với mẹ bầu có mắc các bệnh về đường hô hấp cần chú hơn các dấu hiệu đi kèm hiện tượng khó thở

4. Bầu 3 tháng đầu bị khó thở cần làm gì ngay?

Không có cách nào có thể trị tận gốc triệu chứng khó thở ở bà bầu, tuy nhiên một vài cách ngay sau đây có thể giúp mẹ dễ chịu hơn trong suốt quá trình thai kỳ của mình.

Thở bằng bụng

Khi cảm thấy khó thở, mẹ có thể học cách thở bằng bụng. Độ sâu của hơi thở rất quan trọng trong việc khiến mẹ thoải mái hay khó chịu. Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ bầu nằm ngửa, thư giãn, tay đặt trên bụng.
  • Bắt đầu hít vào bằng mũi, phình bụng sao cho tay mẹ có thể cảm nhận được chuyển động này.
  • Hít vào cho đến khi phổi và bụng đã đầy không khí.
  • Giữ lại vài giây.
  • Nhẹ nhàng thở ra bằng miệng cho đến khi cảm thấy bụng và phổi đã trống
  • Thực hiện lặp lại  trong 5-10 phút

Việc thực hiện cách thở bụng chỉ khiến mẹ cải thiện tình trạng khó thở trong những tháng đầu, khi kích thước bụng và em bé lớn hơn thì việc thực hiện cách này sẽ khó hơn.

Thở bằng miệng

Một cách thở hữu ích khác mẹ có thể tham khảo khi đang đi làm đó là cách thở bằng miệng. Các bước thực hiện phương pháp thở này như sau:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn các ở cổ và vai.
  • Ép hai môi lại với nhau và chỉ chừa một khoảng nhỏ chính giữa.
  • Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Trong lúc này, đếm từ 1 đến 4.
  • Tiếp tục lặp lại từ 4 – 10 phút.

Tư thế nằm nghiêng sang bên trái

Việc lựa chọn tư thế nằm cũng rất quan trọng, tư thế nằm lý tưởng nhất là nghiêng sang bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở trở nên dễ dàng. 

Mẹ cũng có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ ở sau lưng để giảm bớt áp lực lên phổi cũng như giảm thiểu được tình trạng khó thở về đêm.

Lưu ý: Mẹ không nên chỉ nằm theo một tư thế nhất định gây mỏi cho cơ thể. Khi cảm thấy khó thở nên thay đổi tư thế cho đến khi mẹ cảm thấy là dễ chịu nhất.

Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái và sử dụng thêm một chiếc gối để tạo độ thoải mái cho cơ thể.

Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái và sử dụng thêm một chiếc gối để tạo độ thoải mái cho cơ thể.

5. Cách phòng tránh hiện tượng khó thở

Như đã đề cập ở trên, hiện tượng khó thở ở bầu 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến và không có cách nào có thể trị tận gốc. Vì vậy, thay vì cố gắng mẹ nên học cách “chung sống hòa thuận”. Dưới đây, là một vài cách giúp mẹ tránh được hiện tượng khó thở trong suốt thời gian thai kỳ.

  • Uống nhiều nước: Với phụ nữ mang thai, lời khuyên cho bạn là nên uống nhiều nước với khoảng 2,5 – 3 lít nước/mỗi ngày. Bà bầu khó thở là một triệu chứng của tình trạng mất nước.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, không chỉ giúp cho mẹ bầu tránh được tình trạng khó thở mà còn có một thai kỳ khỏe mạnh và tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 4 nhóm chất mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất.

  • Tránh làm việc nặng, di chuyển nhiều: Khi làm việc nặng, quá sức có thể khiến cho mẹ bầu giảm lưu lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ dọa sảy trong những tháng đầu.

Việc di chuyển nhiều khiến mẹ dễ bị nhức mỏi, động thai. Mẹ bầu nên tránh đi những đoạn đường dài và ngồi ghế cứng. Thay vào đó mẹ nên di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa có ghế giường nằm, hoặc di chuyển bằng máy bay để hạn chế thời gian di chuyển.

  • Khám thai định kỳ và hỏi bác sĩ để có lời khuyên kịp thời: Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần nắm chắc lịch trình khám thai định kỳ cho phụ nữ khi mang thai.

Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu biết được tình hình phát triển của thai nhi, sức khỏe của bản thân. Mẹ bầu sẽ sớm phát hiện các bệnh để có phương án xử lý kịp thời.

  • Chọn môn thể dục phù hợp: Mẹ bầu nên thực hiện các bài tập thở và vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện nhịp thở.
Yoga là một bộ môn thể dục tốt cho việc điều hòa nhịp thở cho mẹ bầu

Yoga là một bộ môn thể dục tốt cho việc điều hòa nhịp thở cho mẹ bầu

bầu 3 tháng đầu khó thở sẽ không đang lo ngại nếu không kèm bất cứ triệu chứng gì. Còn đối với những bà bầu có tiền sử bệnh lý liên quan tới hệ hô hấp và tim mạch, thì nên chú ý hơn khi gặp hiện tượng khó thở trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Trên đây là những giải thích của chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS về hiện tượng cũng những lời khuyên về cách xử lý khi khó thở và cách phòng tránh. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ về hiện tượng khó thở trong 3 tháng đầu, cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng đắn.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bà bầu ăn lá é được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…

    16 Th9, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    246

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    461

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám