Bầu 3 tháng đầu khó ngủ – Sai lầm và hệ lụy

Cập nhật 24/06/2023

2.9K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu khó ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Nguyên nhân chính là do thay đổi bên trong cơ thể và những quan niệm sai lầm khi tìm cách để ngủ ngon. Trong bài viết này, chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chỉ ra những quan niệm sai lầm và hệ lụy đi kèm.

Xem thêm:

1. Chỉ được ngủ nghiêng sang trái khiến mỏi người, mất ngủ

Trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên thường xuyên ngủ ở tư thế nghiêng sang trái. Bởi vì, nằm ngủ ở tư thế này sẽ giảm áp lực lên tim, giúp tăng tuần hoàn máu lên tim và luân chuyển máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là tới tử cung và nhau thai. Điều này sẽ giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi thai nhi trong thời gian ban đêm khi mẹ đi ngủ.

Vì lợi ích kể trên, nhiều chị em đã có quan niệm rằng, chỉ được ngủ nghiêng sang trái. Vì nằm ngủ với 1 tư thế duy nhất mà không trở khiến mẹ bầu thấy mỏi lưng, đau người và dễ bị tỉnh giấc. Nếu tình trạng này kéo dài rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ gây tỉnh giấc vào đêm khuya và khó chìm vào giấc ngủ lại.

Lời khuyên của Chuyên gia Tổ hợp Y tế MEDIPLUS đó là: Trong 3 tháng đầu, thai nhi chưa lớn và kích thước bụng chưa tăng lên ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ bầu. Do đó, các mẹ bầu có thể nằm ngủ bất cứ tư thế nào miễn là thấy thoải mái. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh tư thế nằm sấp.

Ngủ nghiêng sang trái là tư thế ngủ tốt nhưng không nên chỉ nằm 1 tư thế này trong suốt mấy tiếng ngủ

Ngủ nghiêng sang trái là tư thế ngủ tốt nhưng không nên chỉ nằm 1 tư thế này trong suốt mấy tiếng ngủ

2. Cố gắng ngủ thật nhiều, bất cứ khi nào có thể gây xáo trộn giấc ngủ

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, người mẹ cần phải chia sẻ chất dinh dưỡng và oxy cho bé. Ngoài ra, tình trạng ốm nghén và việc bổ sung chất dinh dưỡng không đủ là những nguyên nhân dẫn đến cơ thể mệt mỏi và ngủ kém Các mẹ bầu thường có xu hướng ngủ bù vào bất cứ thời gian nào có thể trong ngày. Cách giải quyết này không những không giúp cải thiện sức khỏe lẫn tinh thần cho mẹ bầu, mà ngược lại còn có thể gây xáo trộn giấc ngủ.

Tình trạng khó ngủ ở các mẹ bầu trong 3 tháng đầu không phải là tình trạng hiếm gặp. Bởi giai đoạn này nội tiết tố cơ thể thay đổi khá nhiều. Để điều chỉnh giấc ngủ giúp ngủ ngon hơn, các mẹ bầu cần:

  • Thực hiện một số hoạt động như tập thể dục, nấu nướng, đi dạo,… để cơ thể được vận động.
  • Nên tắm nước ấm vào các buổi chiều.
  • Đi vệ sinh trước khi đủ ngủ để tránh thức giấc vào nhà vệ sinh vào nửa đêm.
  • Tạo thói quen thức ngủ cùng một thời điểm, để cơ thể dễ dàng quen và tự động đặt lịch trình sinh hoạt. 
  • Tránh những stress, căng thẳng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé. 
  • Tránh xem các phim, các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ, khuyến khích nên đọc sách để giúp não được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop,… trước khi đi ngủ 30 phút. Bởi vì các bức xạ phát ra từ những thiết bị này sẽ ảnh hưởng đến não bộ gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Việc ngủ không theo giờ giấc sẽ làm xáo trộn giấc ngủ khiến mẹ bầu khó ngủ vào ban đêm

Việc ngủ không theo giờ giấc sẽ làm xáo trộn giấc ngủ khiến mẹ bầu khó ngủ vào ban đêm

3. Sử dụng trà thảo mộc để giúp dễ ngủ hơn nhưng lợi bất cập hại

Có rất nhiều ý kiến cho rằng các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà lá mâm xôi, trà tía tô đất,… đều được làm từ các loại dược thảo trong tự nhiên nên rất lành tính và tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Trà thảo mộc có tác dụng thư giãn, giảm stress nên nếu sử dụng trà thảo mộc thì sẽ giúp dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, trà chỉ có tác dụng khiến người uống cảm thấy dễ chịu, thư thái tinh thần hơn, nhưng không có tác dụng chữa mất ngủ. 

Một số loại trà thảo mộc chống chỉ định với mẹ bầu bị lạnh bụng, huyết áp thấp, chức năng gan kém hoặc hen suyễn. Những mẹ bầu có cơ địa bị dị ứng với phấn hoa thì không nên uống trà thảo mộc, hoặc tránh loài hoa mà bản thân bị dị ứng,… Việc lạm dụng trà thảo mộc có thể gây hại cho thai phụ và ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu bà bầu muốn uống trà thảo mộc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ bầu nên chú ý khi sử dụng trà thảo mộc:

  • Nước pha trà chỉ nên khoảng 80 độ C để tránh việc các dưỡng chất khác trong trà bị phân hủy, gây hại cho sức khỏe. Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên để trà đã nguội lạnh rồi mới uống, dễ gây lạnh bụng, không tốt cho tiêu hóa.
  • Các mẹ bầu không nên uống trà quá đặc vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, dẫn đến bệnh thiếu máu. 
  • Thai phụ 3 tháng đầu không nên uống trà lúc đói vì sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. 
  • Mẹ bầu nên tránh uống trà ở thời điểm sau bữa ăn 20 – 30 phút vì Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tana trong trà sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
  • Mẹ bầu 3 tháng không nên uống nước trà để lâu vì nước trà ở ngoài không khí dễ tích tụ nhiều vi khuẩn và nấm, không tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi.
Lạm dụng trà thảo mộc có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu thay vì chữa được chứng khó ngủ

Lạm dụng trà thảo mộc có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu thay vì chữa được chứng khó ngủ

4. Bà bầu ăn đêm – thủ phạm gây khó ngủ cho bà bầu

Theo lý giải của các chuyên gia, trong giai đoạn thai nghén bào thai đang có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để phát triển. Ban đêm là thời điểm mà cơ thể mẹ truyền tất cả năng lượng đã nạp vào cơ thể cho thai nhi. Chính vì vậy mà tình trạng mẹ bầu 3 tháng đầu thường có giảm giác đói bụng vào ban đêm.

Có nhiều quan niệm cho rằng ăn đêm giúp bổ sung dưỡng chất cho thai nhi, giúp dễ ngủ hơn. Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Việc ăn tối quá muộn sẽ khiến mẹ bị khó tiêu dẫn đến khó chịu và mất ngủ. Ngoài ra, ăn tối muộn còn dễ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, gây béo phì và điều này ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Các mẹ nên ăn trước 7h tối và có thể ăn nhẹ vào lúc 9h (2 tiếng trước khi ngủ). Các loại thực phẩm mà mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn đêm để giải quyết cơn đói:

Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo

Một ly sữa nóng là lựa chọn tốt cho bụng đói của mẹ đêm khuya. Trong sữa có chứa tryptophan – một loại amino axit giúp mẹ bầu 3 tháng đầu khó ngủ có thể ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Trái cây tươi 

Trái cây luôn nằm top trong các danh sách các thức ăn vặt tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu. Trái cây giàu vitamin và các khoáng chất có thể là bữa ăn khuya hợp lý cho các mẹ bầu. 

Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên lưu ý không ăn 5 loại trái cây sau vào ban đêm:

  • Cam: Chứa nhiều nước và chất điện giải nên lợi tiểu và dễ gây đi tiểu đêm làm mẹ bầu mất ngủ.
  • Sầu riêng: Có chứa lượng đường lớn nên dễ gây thừa cân đối với mẹ bầu. 
  • Xoài: Có hàm lượng đường cao dễ gây thừa cân và tiểu đường.
  • Bơ: tuy giàu dưỡng nhưng lại có hàm lượng lipid thực vật rất cao, có thể gây khó tiêu.
  • Măng cụt: chứa chất Xanthones có thể khiến giấc ngủ chập chờn. bất chợt đói 

Trứng luộc

Trứng luộc có thể giúp mẹ bầu 3 tháng đầu thoát khỏi cơn đói đêm cồn cào dai dẳng. Trứng giàu protein thúc đẩy não bộ thai nhi hình thành và phát triển, axit béo DHA ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.

Mẹ bầu 3 tháng đầu thường có giảm giác đói bụng vào ban đêm

Mẹ bầu 3 tháng đầu thường có giảm giác đói bụng vào ban đêm

Mẹ bầu 3 tháng đầu khó ngủ là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, nếu điều này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Trên đây là 4 quan niệm sai lầm khi tìm cách giải quyết tình trạng bầu 3 tháng đầu khó ngủ – sai lầm và hệ lụy mà các mẹ bầu nên biết.

Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất!

Bạn đọc lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn hạt dẻ được không? Có tốt cho thai nhi không?

    Bầu ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại ít calo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.…

    25 Th9, 2023
    2.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

    Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…

    25 Th9, 2023
    5.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Là câu hỏi của các tín đồ ăn vặt khi bước vào giai đoạn mang thai. Tuy đây…

    22 Th9, 2023
    6.5K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    50

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám