Bầu 3 tháng đầu bị ho – 6 sai lầm cần khắc phục ngay 

Cập nhật 24/06/2023

20.5K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu dễ bị ho do sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Một số bà bầu chủ quan để bệnh tự khỏi nhưng có những bà bầu lại lạm dụng thuốc Tây y hoặc Đông y. Bài viết này sẽ chỉ ra 6 sai lầm phổ biến của mẹ bầu khi bị ho và gợi ý cách khắc phục hiệu quả.

Xem thêm:

1. Chủ quan cho rằng bà bầu bị ho 3 tháng đầu là ho mọc tóc 

Ho mọc tóc là cách gọi theo dân gian về hiện tượng bà bầu bị ho vào thời gian mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu của thai kỳ. Quan niệm xưa cho rằng vào tuần thứ 14 của thai kỳ, tóc của thai nhi bắt đầu mọc và sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy bị ngứa cổ gây ra ho.

Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cảm lạnh, cảm cúm,… Để kiểm soát ho trong giai đoạn đầu mang thai một cách an toàn thì các mẹ bầu cần làm những điều như sau:

  • Theo dõi cơn ho: Mẹ bầu nên chú ý xem khi ho có kèm theo biểu hiện bất thường như: sốt, đau họng, đau cơ, hắt hơi sổ mũi liên tục hay không. Bởi đây có thể là những dấu hiệu của cảm cúm do các loại virus, vi khuẩn gây ra.

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu khả năng miễn dịch của bà bầu sẽ bị suy giảm do nội tiết tố thay đổi. Chính vì điều này làm cho cơ thể mẹ bầu dễ bị mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết hoặc sự tấn công của virus gây bệnh.

  • Thăm khám bác sĩ kịp thời: Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kèm theo ho kéo dài thì bà bầu cần thăm khám sớm tại cơ sở y tế. 

Thông qua chẩn đoán bệnh cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu bị ho kéo dài trong 3 tháng đầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Bà bầu bị ho kéo dài trong 3 tháng đầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm

2. Không nên dùng thuốc Tây trị bệnh và nên để tự khỏi

Nhiều bà bầu luôn nghĩ rằng bầu 3 tháng đầu bị ho là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để tình trạng ho kéo dài và không điều trị đúng cách đã gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe như:

  • Động thai, sinh non: Khi ho liên tục và kéo dài sẽ làm cho tử cung bị kích thích gây ra các cơn gò và dẫn tới động thai hoặc nặng hơn là sinh non.
  • Gây mệt mỏi cơ thể: Ho kéo dài làm cho bà bầu dễ bị mệt mỏi, ăn uống kém khiến cho sức khỏe giảm sút, đồng thời gây ra tình trạng thiếu hụt dưỡng chất để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi.
  • Nguy cơ gây nhiễm trùng bào thai: Ho trong giai đoạn mang thai có thể là do người mẹ bị nhiễm trùng đường hô thấp. Nếu như không được can thiệp kịp thời thì các loại virus, vi khuẩn sẽ tấn công thai nhi và gây nhiễm trùng bào thai. 

Ba tháng đầu là thời điểm thai nhi chưa ổn định nên nếu như bị nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể làm mất tim thai đột ngột.

3. Ho là phải dùng thuốc Tây

Ho kéo dài trong giai đoạn mang thai khiến cho nhiều bà bầu lo lắng thái quá và tự ý mua thuốc về sử dụng. Dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng, không đúng nguyên nhân gây bệnh dễ gây ra nhờn thuốc, kháng thuốc.

Một số loại thuốc trị ho còn có thể chứa thành phần gây dị tật thai nhi như: thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm, thuốc chống phù nề. 

Để điều trị ho đúng cách thì mẹ bầu cần thực hiện những lưu ý dưới đây:

  • Cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng hướng: Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất mà không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.

Nhiều trường hợp bà bầu 3 tháng đầu bị trào ngược thực quản, acid dịch vị dạ dày làm cho cổ họng bị kích thích và gây ra những cơn ho. Với trường hợp này, việc điều trị phải trung hòa acid dịch vị dạ dày thì mới mang lại hiệu quả giảm ho. Ngược lại, việc sử dụng kháng sinh không những không mang lại hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ: Bầu 3 tháng đầu bị ho cần điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian điều trị, loại thuốc được sử dụng cũng như liều lượng. Mẹ bầu không nên bỏ dở quá trình điều trị, tự ý tăng giảm liều lượng thuốc vì điều này sẽ dẫn tới nhờn thuốc.
Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc điều trị ho khi mang thai

Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc điều trị ho khi mang thai

4. Quá tin tưởng bằng phương pháp dân gian

Cách trị ho cho bà bầu theo bài thuốc dân gian vẫn đang được nhiều người tin tưởng vì nghĩ rằng các bài thuốc này an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai.

Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản và ít gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe. Hơn nữa, trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu bằng phương pháp này hoàn toàn không mất nhiều chi phí nên mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định như: thời gian điều trị lâu ngày, tác dụng chậm và phải tùy thuộc vào cơ địa mới mang lại hiệu quả.

Khi điều trị ho bằng phương pháp dân gian bà bầu mang thai 3 tháng đầu cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Tham khảo tính an toàn của phương pháp dân gian từ bác sĩ: Trong giai đoạn mang thai, cơ địa của bà bầu rất mẫn cảm nên không phải vị thuốc dân gian nào cũng an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Do đó, bà bầu nên tham khảo tính an toàn của phương pháp dân gian từ bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn
  • Cân nhắc lựa chọn cách áp dụng phù hợp: Để trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu có thể sử dụng nhiều bài thuốc dân gian khác nhau như: uống trà gừng mật ong để trị ho, quất ngậm mật ong, giá đỗ luộc,…

Với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng thì không nên dùng mật ong để trị ho. Thay vào đó, bà bầu có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp, dùng lá húng chanh, gừng tươi để trị ho. 

  • Cần theo dõi biểu hiện để xử lý kịp thời: Áp dụng phương pháp dân gian thì hiệu quả mang lại sẽ không thể nhanh như thuốc Tây. Trường hợp bà bầu bị ho kèm theo các biểu hiện bất thường khác hoặc không may gặp phải tác dụng phụ thì cần theo dõi chặt chẽ để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Biểu hiện bệnh nặng hơn: Khi sử dụng phương pháp dân gian trị ho mà bà bầu 3 tháng đầu có biểu hiện nặng hơn thì cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức.

Lúc này là phải đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín nhằm có biện pháp can thiệp phù hợp để triệu chứng ho được điều trị dứt điểm nhanh nhất.

Điều trị ho khi mang thai bằng phương pháp dân gian cần lựa chọn cách điều trị cho phù hợp cơ địa

Điều trị ho khi mang thai bằng phương pháp dân gian cần lựa chọn cách điều trị cho phù hợp cơ địa

5. Lạm dụng sử dụng thuốc ngậm

Nhiều bà bầu trong 3 tháng đầu bị ho thường mua các loại thuốc ngậm về sử dụng. Họ cho rằng những loại thuốc này có tác dụng giảm ho, giảm sưng viêm tại chỗ và không gây ra ảnh hưởng cho thai nhi.

Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc ngậm trị ho, giảm viêm họng vì dễ sử dụng, rẻ tiền lại có hương vị hấp dẫn thích hợp với bà bầu 3 tháng đầu. Chính vì sự tiện dụng nên nhiều mẹ bầu đã lạm dụng các loại thuốc ngậm trị ho, viêm họng.

Bên cạnh việc giúp bà bầu làm giảm ngứa họng, giảm ho và đau rát nhanh chóng nhưng chỉ sử dụng để điều trị ho ở mức độ nhẹ mà không thể trị tận gốc bệnh. Vì thế bệnh dễ tái phát nhiều lần trong thai kỳ.

Dùng thuốc ngậm trị ho kéo dài dễ làm cho bà bầu bị lệ thuộc vào thuốc, bệnh ngày càng nặng hơn và lâu dần dễ biến chứng thành bệnh viêm đường hô hấp mãn tính. Bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc ngậm trị ho, tuân thủ chỉ định của bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.

Lạm dụng thuốc ngậm trị ho có thể gây nhờn thuốc, dễ bị lệ thuộc vào thuốc

Lạm dụng thuốc ngậm trị ho có thể gây nhờn thuốc, dễ bị lệ thuộc vào thuốc

6. Tự ý sử dụng các bài thuốc Đông y 

Cũng như các bài thuốc dân gian, các bài thuốc Đông y chữa ho cho bà bầu cũng được nhiều thai phụ sử dụng để điều trị tình trạng ho kéo dài. Họ cho rằng những bài thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược nên lành tính và an toàn cho sức khỏe. Cũng vì những điều này mà nhiều bà bầu đã đến khám tại các thầy thuốc Đông y không đủ năng lực chuyên môn.

Việc thăm khám tại các địa chỉ thầy thuốc không uy tín sẽ không thể phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh, làm cho triệu chứng ho không được đẩy lùi. Ngoài ra, các loại thuốc Đông y tại các cơ sở thăm khám không uy tín còn có thể bị ẩm mốc, có chứa chất diêm sinh,… Những chất này có thể khiến cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, trường hợp nặng có thể dẫn tới sảy thai ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu.

Nếu bà bầu mang thai 3 tháng đầu muốn điều trị bằng thuốc Đông y thì nên đến thăm khám tại địa chỉ uy tín như Bệnh viện Y học Cổ truyền. Tại đây sẽ có bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn sẽ giúp bà bầu phát hiện bệnh chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Từ đó giúp bệnh nhanh chóng hồi phục và không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị ho bằng thuốc đông y bà bầu cần lựa chọn địa chỉ uy tín để tránh tiền mất tật mang

Điều trị ho bằng thuốc đông y bà bầu cần lựa chọn địa chỉ uy tín để tránh tiền mất tật mang

Trên đây là 6 quan niệm sai lầm của nhiều bà bầu đang bị ho trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi tình trạng ho kéo dài sẽ có thể dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ tới bà bầu và thai nhi. Vì thế khi thấy mình có biểu hiện ho kéo dài bà bầu cần khăm thám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

    Khi mang thai bà bầu thường muốn ăn các rau củ tốt cho sức khỏe. Vậy bầu ăn khoai tây được không? Cùng MEDIPLUS tìm…

    14 Th9, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khổ qua được không? Mẹ bầu cần cẩn trọng những gì

    Bầu ăn khổ qua được không là câu hỏi nhiều sản phụ quan tâm. Vì bên cạnh giá trị dinh dưỡng khổ qua mang lại,…

    23 Th8, 2023
    1.5K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết

    Bầu ăn đậu bắp được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng…

    11 Th9, 2023
    1.7K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời và lưu ý từ chuyên gia

    Rong biển được biết là loại rau cực tốt nhưng cũng cực độc, không phải ai cũng ăn là bổ. Vậy “Bầu ăn rong biển…

    22 Th8, 2023
    7.7K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám