Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không?

Cập nhật 24/06/2023

23.3K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Thèm uống nước đá là tình trạng thường gặp ở các bà bầu mang thai 3 tháng đầu bởi rất nhiều nguyên nhân từ bên trong cơ thể. Vậy, bà bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Nên hay không nên uống? Chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không?

Bà bầu 3 tháng đầu không nên uống nước đá và các loại đồ ăn nước uống lạnh như các món đá bào (siro đá bào, đá bào dâu tây, đá bào dưa hấu,…), nước đá, kem, trà sữa, chè, cà phê sữa đá, bia lạnh,…

Theo các bác sĩ sản khoa, các món lạnh khiến cho các bà bầu dễ mắc bệnh đau họng, lớp men răng bị ảnh hưởng, tử cung bị co thắt, nhiễm trùng vi khuẩn, tiêu hóa kém,… Vậy tại sao bà bầu 3 tháng đầu lại thèm nước đá và các thức uống lạnh? Hay nguyên nhân của các tác hại mà nước đá ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu 3 tháng đầu là gì? Câu trả lời cụ thể sẽ có trong các phần tiếp theo của bài viết.

Mẹ bầu không nên ăn các món đá bào trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu không nên ăn các món đá bào trong 3 tháng đầu thai kỳ

2. Tại sao bà bầu 3 tháng đầu hay thèm uống nước đá?

2.1 Ốm nghén

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, trong đó có nồng độ các nội tiết tố. Sự tăng lên của nồng độ nội tiết tố progesterone, estrogen gây ra tình trạng ốm nghén với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, chán ăn, chóng mặt, khô miệng,…

Nước đá có khả năng làm dịu những trạng thái khó chịu này. Do vậy, nhiều bà bầu sử dụng nước đá để giảm ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.2 Giảm chứng ợ nóng (ợ chua, ợ hơi)

Nồng độ nội tiết tố progesterone tăng lên có tác dụng làm thư giãn và tăng kích thước tử cung cho bào thai phát triển. Tuy nhiên, nội tiết tố này cũng giãn cơ thắt giữa thực quản và dạ dày, dẫn tới acid ở dạ dày bị trào ngược lên cổ họng hoặc miệng, gây ra chứng ở nóng, đắng miệng ở bà bầu 3 tháng đầu.

Ợ nóng gây ra cảm giác nóng ran ở vùng dạ dày và thực quản. Đó là lý do mà nhiều bà bầu đã uống nước đá để làm dịu tình trạng khó chịu này.

Ợ nóng gây ra cảm giác nóng rát từ dạ dày lên cổ họng cho bà bầu 3 tháng đầu

Ợ nóng gây ra cảm giác nóng rát từ dạ dày lên cổ họng cho bà bầu 3 tháng đầu

2.3 Dấu hiệu của hội chứng pica

Ăn viên đá lạnh, uống nhiều nước đá cũng có thể là biểu hiện của hội chứng Pica. Đây là hội chứng mà bà bầu thèm ăn những loại phi thực phẩm như đá lạnh, đất sét, bột giặt,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng Pica ở bà bầu 3 tháng đầu như cơ thể thiếu khoáng chất như sắt, kẽm, selen, kali,… hoặc do nồng độ nội tiết tố estrogen thay đổi ảnh hưởng tới tâm lý.

Uống nước đá lạnh có thể là một biểu hiện của hội chứng Pica

Uống nước đá lạnh có thể là một biểu hiện của hội chứng Pica

2.4 Giải nhiệt

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, lượng máu trong cơ thể bà bầu tăng lên để nuôi bào thai. Điều này khiến cho các mạch máu giãn ra, tăng diện tích tiếp xúc với bề mặt da khiến thân nhiệt cơ thể bà bầu tăng lên hay còn gọi là hiện tượng bốc hỏa khi mang thai. Vì vậy, nhiều bà bầu uống nước đá để làm dịu cảm giác nóng trong người, giải nhiệt.

2.5 Thiếu chất sắt

Bà bầu 3 tháng đầu uống nhiều nước đá có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu chất sắt. Bởi vì, vị mát của đá lạnh có thể làm giảm các cảm giác mệt mỏi, chóng mặt do cơ thể thiếu sắt gây ra. Đồng thời, việc nhai đá hoặc uống nước đá giúp đưa oxy và máu lên não giúp bà bầu cảm thấy tỉnh táo và thư giãn hơn.

2.6 Giảm căng thẳng

Nồng độ các loại nội tiết tố như estrogen, progesterone thay đổi ảnh hưởng tới tâm lý của bà bầu 3 tháng đầu. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bà bầu cảm thấy căng thẳng, lo âu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nước đá có tác dụng làm dịu những tình trạng khó chịu trong cơ thể khiến các bà bầu thích uống nước đá

Nước đá có tác dụng làm dịu những tình trạng khó chịu trong cơ thể khiến các bà bầu thích uống nước đá

Nước đá có tác dụng làm dịu những tình trạng khó chịu trong cơ thể. Vì vậy, nhiều bà bầu uống nhiều nước đá như một cách để làm giảm căng thẳng trong 3 tháng đầu.

2.7 Chống mất nước

Tình trạng nôn do ốm nghén khiến nhiều bà bầu bị mất nước, đồng thời ngại uống nước, dẫn tới tình trạng khô miệng. Uống nước đá làm dịu cảm giác khó chịu do ốm nghén, bổ sung nước, do đó khiến bà bầu cảm thấy thèm uống trong 3 tháng đầu.

Nhiều bà bầu uống nhiều nước đá để chống mất nước do ốm nghén tuy nhiên đây là cách không nên thực hiện

Nhiều bà bầu uống nhiều nước đá để chống mất nước do ốm nghén tuy nhiên đây là cách không nên thực hiện

Trên đây là 7 câu trả lời chính lý giải tại sao bà bầu 3 tháng đầu thèm uống nước đá. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước đá trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi trong giai đoạn này.

Phần tiếp theo sẽ giải thích cụ thể hơn về một số tác hại của việc uống nước đá đối với bà bầu 3 tháng đầu.

3. Tác hại của việc uống nước đá đối với bà bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Câu trả lời là không bởi nếu uống nước đá trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu sẽ có nguy cơ gặp những tác hại sau:

3.1 Uống nước đá nhiễm vi khuẩn Listeria Monocytogenes

Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Bà bầu 3 tháng đầu uống nước đá có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Bởi vì loại vi khuẩn này tồn tại trong tự nhiên như nước, đất, sữa, phô mai, rau hỏng,… và đặc biệt sinh sôi và phát triển trong điều kiện nhiệt độ âm từ 1 độ C đến -45 độ C. Điều này có nghĩa là môi trường tủ lạnh rất thích hợp cho loại vi khuẩn này sinh sôi và phát triển.

Bà bầu uống nước đá lạnh có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes

Bà bầu uống nước đá lạnh có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes

Nếu bà bầu uống nước đá lạnh có nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes thì có thể bị bệnh đường tiêu hóa, gây sảy thai, thai nhi bị nhiễm viêm khuẩn huyết hoặc có thể bị tấn công vào hệ thần kinh gây viêm màng não sau khi sinh ra.

3.2 Uống nước đá gây nguy hiểm cho dạ dày

Nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes trong nước đá và các loại đồ ăn lạnh sẽ khiến niêm mạc của dạ dày bị co lại đột ngột. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi đang mới bắt đầu hình thành.

3.3 Bà bầu uống nước đá làm tiêu hóa kém

Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Nhiệt độ lạnh của nước đá cũng là một nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị co lại đột ngột, dịch vị tiết ra ít, khiến có quá trình hấp thụ thức ăn bị rối loạn. Nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes cũng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày. Do đó, bà bầu dễ bị đau dạ dày, chán ăn, đau bụng ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu.

Táo bón là một biểu hiện của việc hệ tiêu hóa làm việc kém

Táo bón là một biểu hiện của việc hệ tiêu hóa làm việc kém

3.4 Uống nước đa gây viêm nhiễm đường hô hấp

Nước đá có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp vì đặc tính lạnh, có thể chứa vi khuẩn. Những yếu tố này sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp khiến mẹ bầu dễ bị đau họng, ho, cảm giác rát ở vùng cổ. Trong khi đó, bà bầu 3 tháng đầu lại không được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị, cùng với hệ miễn dịch hoạt động kém. Hệ quả là sức khỏe của mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.5 Bà bầu uống nước đá có thể gây kích thích thai nhi

Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Nhiệt độ lạnh của nước đá sẽ kích thích thai nhi khiến tần số cử động trong bào thai tăng lên. Nếu mẹ bầu uống quá nhiều nước đá một lần hoặc uống liên tục nhiều ngày sẽ khiến tấn số cử động tăng lên nhiều lần và có nguy cơ gây sảy thai.

3.5 Uống nước đá có thể gây co thắt tử cung

Bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không? Uống nước đá thường xuyên trong khi thời gian mang thai 3 tháng đầu sẽ khiến tử cung của mẹ bầu bị co thắt. Tử cung bị co thắt sẽ làm cho quá trình vận chuyển máu nuôi bào thai bị gián đoạn, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Co thắt tử cung cũng có thể gây động thai, sảy thai ở bà bầu 3 mang thai tháng đầu.

Trên đây là những tác hại thường gặp khi bà bầu uống nước đá trong tam cá nguyệt thứ nhất. Vậy làm thế nào để giúp bà bầu ngăn được cơn thèm uống nước đá trong 3 tháng đầu và bổ sung nước đúng cách. Phần 4 sẽ có câu trả lời cụ thể cho các mẹ.

4. Hướng dẫn bà bầu 3 tháng đầu bổ sung nước đúng cách

Bầu 3 tháng đầu không nên uống nước đá. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên uống nước gì? Có rất nhiều cách để bổ sung nước cho cơ thể đúng cách thay vì uống nước đá. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách bổ sung nước trong 3 tháng đầu mà các bà bầu nên thực hiện.

  • Các loại nước mẹ bầu nên uống: Mẹ bầu nên uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội để đảm bảo không có các vi khuẩn trong nước gây hại tới sức khỏe.
  • Nhiệt độ nước uống: Mẹ bầu nên uống nước lọc ở nhiệt độ thường để giúp thanh lọc cơ thể và hấp thu chất dinh dưỡng tốt. Đồng thời, giúp làm mát cơ thể, góp phần vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Trong những ngày trời lạnh, mẹ bầu nên pha nước ấm để bảo vệ hệ hô hấp.
  • Lượng nước nên bổ sung: Mẹ bầu nên bổ sung vào cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày từ nước lọc, nước canh, nước hoa quả,… Mẹ bầu nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể.
  • Thời điểm uống nước: Mẹ bầu nên uống nước ấm sau khi tỉnh dậy và uống nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống nước trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Bà bầu 3 tháng đầu nên uống nước lọc ở nhiệt độ thường

Bà bầu 3 tháng đầu nên uống nước lọc ở nhiệt độ thường

Bên cạnh nước lọc thì mẹ bầu có thể bổ sung thêm nước ép từ rau củ quả để bổ sung nước và vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Một số loại nước mẹ bầu có thể tham khảo như:

  • Nước chanh: Bổ sung nước và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu 3 tháng đầu.
  • Nước mía: Bổ sung nhiều canxi, photpho tốt ngăn ngừa loãng xương cho bà bầu và giúp thai nhi hình thành xương.
  • Nước ép lựu: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin E giúp cải thiện làn da dễ bị khô, mụn, sần sùi thường gặp trong 3 tháng đầu.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu uống nước đá được không?” là KHÔNG NÊN, bởi vì mang lại nhiều tác hại cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên hạn chế tối đa uống nước đá và thay bằng các loại nước lọc, nước ép trái cây để thanh lọc và bổ sung vitamin cho cơ thể. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Chuyên gia giải đáp

    Thắc mắc “Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?” Của rất nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai vì món ăn này dễ…

    27 Th9, 2023
    3.7K

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

    Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…

    25 Th9, 2023
    4.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau cần được không? Những điều nhất định phải biết trước khi ăn

    Bầu ăn rau cần được không? được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Bởi tất cả các nguồn thực phẩm được hấp thụ vào cơ…

    25 Th9, 2023
    8.1K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau má được không? Mẹ bầu cần biết

    Rau má là loại rau mang lại vị thanh mát được nhiều người ưa chuộng bao gồm cả mẹ bầu. Vậy bầu ăn rau má…

    15 Th9, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám