Bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không? 

Cập nhật 07/10/2024

34.3K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Rau má có tác dụng giải nhiệt nên nhiều mẹ bầu quan tâm liệu bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không vì đây là giai đoạn cơ thể người thường hay bị “bốc hỏa”. Câu trả lời là không nên, nguyên nhân đã được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không?

Về cơ bản mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống nước rau má để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nguyên nhân bởi vì trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu bào thai chưa bám chắc vào tử cung, uống rau má có thể gây ra những cơn gò tử cung dẫn đến sảy thai.

Tuy nhiên, nước rau má lại là thức uống tốt cho sức khỏe vì rất giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt, vitamin C,… Do đó sau 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu có cảm giác thèm uống nước rau má thì có thể bổ sung. Nhưng không nên dùng thường xuyên và phải biết cách uống đúng để tránh gây ra tác dụng phụ.

>>> Xem thêm:

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống nước rau má hoặc là ăn rau má sống

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống nước rau má hoặc là ăn rau má sống

Mẹ bầu từ tháng thứ 4 trở đi có thể bổ sung khoảng 250ml nước rau má trong 1 tuần và cách 4 – 6 tuần cho 1 lần uống. Uống rau má đúng cách có thể mang lại những lợi ích như:

  • Lợi tiểu: Giai đoạn tháng thứ 4 cũng là lúc thai nhi bắt đầu lớn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng bí tiểu, tiểu rắt ở mẹ bầu do thai chèn ép bàng quang. Trong Đông y, rau má có tác dụng lợi tiểu giúp giải quyết tình trạng khó chịu này ở mẹ bầu.
  • Hạ sốt: Khi mẹ bầu bị sốt và không thể sử dụng các thuốc uống thông thường nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi thì nước rau má là biện pháp thay thế khá hiệu quả. Trong 100g rau má cung cấp khoảng 37mg vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, loại bỏ dần virus gây bệnh sốt trong cơ thể.
  • Chữa táo bón: Qua tháng thứ 4 khi thai nhi bắt đầu lớn, sẽ chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép và thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, làm thức ăn di chuyển chậm hơn, dẫn đến tình trạng táo bón. Trong 100g rau má có chứa 4.5g chất xơ sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chữa trị táo bón hiệu quả.
  • Giải độc cơ thể, mang lại làn da mịn màng cho các mẹ: Trong thai kỳ, sự gia tăng hormone progesterone và estrogen khiến cho làn da mẹ bầu thường bị mụn, sạm, nám,… Rau má có chứa axit brahmic và axit axetic có vai trò tái tạo và phục hồi tế bào da, giúp mang lại làn da mịn màng cho các mẹ bầu.

Có thể thấy được nước rau má mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, nhưng mẹ bầu 3 tháng đầu lại không nên uống loại nước này để tránh các tác hại. Những tác hại đó là gì sẽ được chia sẻ cụ thể ở phần tiếp theo.

2. Tại sao bà bầu 3 tháng đầu không nên uống nước rau má

Bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống nước rau má bởi vì những nguyên nhân sau:

  • Có thể gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy: Theo Đông y, rau má có tính hàn, do đó nếu mẹ bầu 3 tháng đầu sử dụng có thể gây lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…
  • Lạm dụng nước rau má có thể gây choáng váng, nhức đầu: Uống nhiều nước rau má có thể dẫn đến nguy cơ giảm nồng độ insulin trong máu. Điều này dẫn đến tình trạng nhức đầu, choáng váng và có thể làm tụt huyết áp rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi 3 tháng đầu.
  • Làm giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai trong thai kỳ: Tính hàn trong nước rau má rất cao do đó nó làm giảm khả năng thụ thai. Với bà bầu 3 tháng đầu, nước rau má kích thích tử cung co bóp dẫn đến nguy cơ xuất huyết gây sảy thai.
  • Ngộ độc: Việc trực tiếp xay rau má sống thành nước để uống còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc tiêu hóa. Nguyên nhân bởi vì rau má thường mọc ở ven kênh mương dễ bị tiếp xúc với dư lượng lớn thuốc trừ sâu từ các cánh đồng.
Rau má có thể khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị lạnh bụng, tiêu chảy

Rau má có thể khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị lạnh bụng, tiêu chảy

Nước rau má tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi 3 tháng đầu. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên sử dụng loại thức uống này. Vậy mẹ bầu có thể uống được những loại nước nào? Phần tiếp theo sẽ gợi ý cho một số loại nước uống phù hợp với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.

3. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên uống các loại nước nào?

Ngoài nước rau má vẫn còn nhiều loại thức uống khác tốt cho mẹ “lành” cho thai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu mà mẹ bầu có thể bổ sung, điển hình như:

NƯỚC ẤM

Mặc dù không có sự hấp dẫn nào về mùi vị nhưng nước ấm là một trong những loại thức uống tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Khi mang thai, sự gia tăng hormone progesterone sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhu động ruột và quá trình đẩy chất thải ra ngoài.

Nước ấm có khả năng kích thích nhu động ruột, phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu 3 tháng đầu hiệu quả. Ngoài ra nước ấm còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cổ họng, cảm lạnh, ho và cúm. Điều này sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu hạn chế sử dụng thuốc, đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.

Nước ấm có khả năng phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu 3 tháng đầu hiệu quả

Nước ấm có khả năng phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu 3 tháng đầu hiệu quả

SỮA ẤM

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng khó ngủ do bị hụt hơi, cảm thấy khó thở. Nguyên nhân bởi vì cơ thể cần thêm lượng oxy để nuôi phôi thai phát triển và còn do sự gia tăng lượng hormone progesterone.

Một ly sữa nóng vào ban đêm có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Bởi vì trong sữa ấm có chứa tryptophan có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra sữa ấm còn có khả năng thư giãn cơ bắp giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Sữa ấm có chứa tryptophan có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ bầu

Sữa ấm có chứa tryptophan có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ bầu

SINH TỐ TRÁI CÂY

Bầu 3 tháng đầu không uống nước rau má thì mẹ bầu có thể uống sinh tố trái cây. Sinh tố trái cây cũng là thức uống được khuyến khích cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Bởi vì sinh tố trái cây có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.

Chẳng hạn như Beta – carotene có nhiều trong sinh tố đu đủ chín, cà rốt,… rất cần thiết cho sự phát triển mô và các tế bào của thai nhi. Axit folic có nhiều trong sinh tố bơ, chuối,… giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi,…

Sinh tố bơ giàu axit folic tốt cho mẹ bầu

Sinh tố bơ giàu axit folic tốt cho mẹ bầu

NƯỚC MÍA

Các loại thức uống tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu không thể thiếu nước mía. Trong nước mía có chứa các loại axit alpha hydroxy (AHA) có khả năng chống oxy hóa cho da, giúp mẹ bầu duy trì làn da mịn màng.

Thêm vào đó sự gia tăng hormone progesterone và estrogen dẫn đến tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu. Điều này gây khó khăn trong quá trình hấp thu dinh dưỡng dẫn đến mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Chất flavonoid và hợp chất phenolic có trong nước mía sẽ giúp tăng sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh hiệu quả.

Mang thai 3 tháng đầu có thể uống nước mía

Mang thai 3 tháng đầu có thể uống nước mía

Tóm lại, bầu 3 tháng đầu uống nước rau má được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống nước rau má. Sau giai đoạn tam cá nguyệt đầu, mẹ bầu có thể sử dụng thức uống này nhưng cần hạn chế. Ngoài ra mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tham khảo và bổ sung các loại thức uống khác tốt cho sức khỏe như trên.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

3.7/5 - (3 votes)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: 5 cách chữa

    Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu,…

    21 Th10, 2024
    272

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    2.5K

    Chuyên mục: Sản khoa

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    87

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    108

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám