Bầu ăn cherry được không? Chuyên gia giải đáp

Cập nhật 14/09/2023

1.9K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu ăn cherry được không? Loại quả thơm ngon, nhiều dinh dưỡng này có phù hợp cho bà bầu không? Mẹ bầu cần lưu ý gì để nhận trọn dinh dưỡng khi tiêu thụ? Lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng mẹ nhé!

Bầu ăn cherry được không?

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cherry, trừ khi bị dị ứng hoặc gặp các dấu hiệu bất thường khi sử dụng. 

Vào thời gian mang thai, mẹ bầu nên thêm vào thực đơn ăn uống nhiều loại trái cây, rau củ để bổ sung các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Đó cũng là lý do khiến một loại quả thơm ngon chứa nhiều loại vitamin và dưỡng chất như cherry được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên vì thế mà ăn quá nhiều cherry, tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu. 

Bầu ăn cherry được không

Bầu ăn cherry được không

Bà bầu ăn cherry có lợi ích gì?

Không chỉ câu hỏi “bầu ăn cherry được không?” được nhiều người quan tâm mà lợi ích của việc ăn cherry đối với bà bầu cũng được tìm kiếm khá nhiều. 

Cherry là một trong những loại quả được đánh giá cao về hàm lượng dưỡng chất, giúp bổ sung dinh dưỡng hiệu quả trong quá trình mang thai. Một số lợi ích bà bầu nhận được khi ăn cherry có thể kể đến:

Bà bầu ăn cherry giúp tăng sức đề kháng

Thời gian này, hệ miễn dịch của bà bầu không tốt như người bình thường do phải bảo vệ tới hai cơ thể. Chính vì vậy, tăng cường sức đề kháng là điều cực kỳ cần thiết. 

Cherry chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng,  ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. 

Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Hàm lượng sắt trong cherry khá cao. Bên cạnh đó, vitamin C có trong cherry cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Chính vì vậy, chị em nên bổ sung cherry vào chế độ ăn hàng ngày, đẩy mạnh quá trình tái tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu. 

Phòng ngừa tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những mối nguy hại cho sức khoẻ mà chị em có thể gặp phải trong quá trình mang thai. Triệu chứng của tiền sản giật có thể kể đến như: phù, tăng huyết áp, protein niệu,… Nếu không được xử lý kịp thời, mẹ bầu có thể đối diện với nhiều rủi ro, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. 

Trong cherry chứa nhiều kali giúp điều hòa huyết áp, tránh chuột rút và phần nào hạn chế tình trạng tiền sản giật. 

Hạn chế tình trạng sưng viêm

Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, các khớp sưng đau. Anthocyanin có trong cherry là một trong những thành phần giúp giảm viêm tự nhiên hiệu quả. 

Cherry giúp giảm tình trạng sưng viêm ở phụ nữ có thai

Cherry giúp giảm tình trạng sưng viêm ở phụ nữ có thai

Giảm tình trạng đau nửa đầu

Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đau nửa đầu. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo như chườm ấm, uống nhiều nước. Bên cạnh đó, việc ăn cherry cũng góp phần giảm đau nửa đầu do đây là loại quả chứa hàm lượng anthocyanins cao. Hoạt chất này giúp trung hòa gốc tự do, bảo vệ thành mạch máu não, từ đó giúp cải thiện chứng đau nửa đầu và hạn chế tái phát tình trạng này. 

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Khó chịu trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi là những yếu tố khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nếu ăn cherry đúng cách, hợp chất chống oxy hoá melatonin có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon và sâu giấc hơn. Chị em có thể ăn cherry hoặc thử uống một ly nước ép cherry trước khi ngủ nhé!

Cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón

Với lượng chất xơ dồi dào, cherry hoàn toàn có thể được xem như một loại “thuốc” nhuận tràng. Cherry giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, cải thiện hoạt động của nhu động ruột, tránh táo bón.

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi

Vitamin A có trong cherry giúp phát triển thị lực của trẻ sơ sinh, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành các bộ phận như tim phổi, gan, thận, hệ thống cơ xương khớp,… Anthocyanins xuất hiện trong cherry cũng là một thành phần thiết yếu giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện sức khỏe não bộ. 

Ngoài những lợi ích kể trên, dưỡng chất có trong cherry cũng giúp mẹ bầu cải thiện da dẻ, vóc dáng, giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm

Bầu ăn khoai lang được không? Giải đáp từ chuyên gia

Bầu ăn cay được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu cần lưu ý điều gì khi ăn cherry?

Mặc dù dưỡng chất trong cherry khá dồi dào và đa dạng. Lợi ích loại quả này mang lại cho cả mẹ và bé cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên, cherry sử dụng không đúng cách cũng có thể mang lại một số tác dụng phụ như khó thở, buồn nôn, phát ban, tiêu chảy,… Chính vì vậy, chị em cũng cần lưu ý một số điểm để tối ưu lợi ích nhận được, đồng thời tránh các tác hại mà cherry có thể mang lại. Cụ thể, khi ăn cherry, mẹ bầu cần chú ý: 

  1. Nên thử ăn một lượng nhỏ cherry trước và chờ đợi phản ứng của cơ thể. Cherry có tác dụng chống viêm khá tốt. Nhưng đó cũng là lý do khiến chúng gây ra tình trạng dị ứng ở một số chị em.
  2. Chỉ nên uống 1 – 2 ly nước ép cherry mỗi ngày. Không chỉ có dưỡng chất, hàm lượng đường chứa trong cherry cũng khá cao. Vậy nên việc sử dụng quá nhiều cherry cũng dễ gây nên tình trạng tiểu đường thai kỳ. 
  3. Chỉ nên ăn quả khi đã chín
  4. Tuyệt đối không ăn hạt cherry. Một loại chất độc có thể chuyển thành xyanua hydrogen đã được tìm thấy trong cherry. Đây cũng chính là lý do khiến cơ thể gặp những tác động tiêu cực, thậm chí là tử vong. 
Cherry mang đến nhiều lợi ích nhưng không nên sử dụng quá nhiều

Cherry mang đến nhiều lợi ích nhưng không nên sử dụng quá nhiều

Bầu ăn cherry được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng hãy chú ý đến những lưu ý bên trên nhé! Cùng chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình ngay tại hotline 1900 3366.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    16 Th9, 2024
    307

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    184

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    16 Th9, 2024
    202

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

    Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…

    16 Th9, 2024
    178

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám