7 biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất hiện nay

Cập nhật 04/05/2023

4.0K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Các biện pháp tránh thai an toàn là vấn đề đang được ngày càng nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Song, bên cạnh hiệu quả và mức độ an toàn, vẫn còn nhiều những lo lắng, băn khoăn của cả nam và nữ khi áp dụng các biện pháp này. Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu rõ hơn về từng phương pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng hợp cách tránh thai an toàn hiện nay

1. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày là một trong các biện pháp tránh thai được nhiều chị em phụ nữ sử dụng nhất hiện nay. Trên thị trường có 2 loại thuốc tránh thai chính là loại chỉ có progestin và loại phối hợp (chứa cả estrogen và progestin).

Thuốc tránh thai chỉ có progestin tác động theo cơ chế làm đặc dịch nhầy cổ tử cung, từ đó cản trở sự di chuyển của tinh trùng gặp trứng để thụ thai. Bên cạnh đó, thuốc còn ức chế rụng trứng, thay đổi tốc độ vận chuyển của trứng trong vòi, ức chế trứng làm tổ do nội mạc tử cung không phát triển.

Thuốc tránh thai loại phối hợp cho hiệu quả ngừa thai cao hơn, tương đối an toàn nên được sử dụng rộng rãi. Thuốc làm thay đổi nội mạc tử cung, can thiệp co thắt cổ tử cung, từ đó ngăn cản quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng.

>>> Xem thêm: Các loại thuốc tránh thai hàng ngày và cách sử dụng

Thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp được nhiều chị em phụ nữ sử dụng

Thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp được nhiều chị em phụ nữ sử dụng

Ngoài hiệu quả ngừa thai, thuốc tránh thai còn có những ưu điểm như cải thiện triệu chứng đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, giảm viêm nhiễm vùng chậu, ngăn ngừa loãng xương.

Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin giúp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, liều thấp có thể dùng cho phụ nữ có u cổ tử cung trên 35 tuổi.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, phụ nữ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn. Có thể kể đến như kinh nguyệt không đều (kéo dài kinh hoặc mất kinh), đau ngực, buồn nôn, chóng mặt,… Ngoài ra, thuốc còn có bất lợi là phải uống mỗi ngày, uống đúng giờ để duy trì mức hoocmon có hiệu lực.

Thuốc có thể không đạt hiệu quả cao nếu dùng chung với nhóm thuốc kháng sinh, kháng nấm; thuốc điều trị HIV; thuốc chống động kinh. Do đó, những ai đang điều trị bệnh bằng các nhóm thuốc này cần sử dụng biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, tránh các tương tác bất lợi.

Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc

Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc

2. Thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng trong các trường hợp giao hợp “không dự phòng” biện pháp tránh thai. Nếu sử dụng đúng lúc, đúng cách, hiệu quả của phương pháp này có thể đạt đến 75 – 80%.

Tùy theo từng trường hợp mà liều dùng thuốc có thể khác nhau. Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ chứa progestin có 2 loại:

  • Loại 1 viên (chứa 1,5 mg levonorgestrel hoặc 3 mg norgestrel) uống 1 liều duy nhất trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ.
  • Loại 2 viên (mỗi viên chứa 0,75 mg levonorgestrel) chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 12 giờ hoặc uống cả 2 viên cùng lúc. Bắt buộc phải uống đủ 2 viên mới mang lại hiệu quả tránh thai.

Thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên chứa 10 mg Mifepristone được khuyến cáo sử dụng càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả cao nhất. Theo đó, nên dùng tối đa trong 120 giờ sau khi quan hệ tình dục.

Khi sử dụng thuốc, chị em cần chú ý sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

*Chú ý: Không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần trong 1 tháng, 3 lần trong 1 năm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc bao gồm buồn nôn, căng ngực, rối loạn kinh nguyệt,…

3. Cấy que tránh thai

Que tránh thai được làm từ nhựa dẻo, có hình que diêm, dùng để cấy vào cánh tay không thuận sau khi đã gây tê tại chỗ. Một lần cấy mô có hiệu lực từ 3 – 5 năm. Sau 24h cấy, que tránh thai bắt đầu tiết ra một lượng progesterone nhất định trong cơ thể. Hiệu quả và tác dụng phụ của phương pháp này tương tự như khi sử dụng thuốc tránh thai.

Các tác dụng phụ thường được ghi nhận phổ biến như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, giảm ham muốn tình dục,…Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và thăm khám kịp thời.

Que cấy tránh thai cho hiệu quả tương tự như thuốc tránh thai

Que cấy tránh thai cho hiệu quả tương tự như thuốc tránh thai

4. Đặt vòng tránh thai

Đây được xem là giải pháp ưu việt nhất trong các biện pháp tránh thai, cho hiệu quả lý tưởng đến 98%. Vòng tránh thai có nhiều hình dạng nhưng phổ biến là hình chữ T có quấn đồng. Biện pháp này áp dụng cho phụ nữ có ít nhất một con do cổ tử cung lúc này đã mở rộng, khi đưa vòng vào sẽ ít gây đau đớn.

Vòng tránh thai sẽ được đặt tại âm đạo, giải phóng Estrogen và Progesterone ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung. Đồng thời, vòng cũng giúp cản trở cuộc “gặp gỡ” giữa trứng và tinh trùng. Biện pháp này có khả năng ngừa thai hiệu quả trong vòng từ 5-10 năm. Sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, dễ sử dụng, không ảnh hưởng đến quá trình giao hợp và an toàn đối với phụ nữ đang cho con bú.

Mặc dù vậy, vòng tránh thai cũng gây một số tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, mất kinh, tăng nguy cơ nhiễm bệnh phụ khoa,… Do đó, khi sử dụng bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe bản thân và đến cơ sở y tế thăm khám nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường nhé!

Vòng tránh thai có thể ngừa thai hiệu quả trong vòng từ 5-10 năm

Vòng tránh thai có thể ngừa thai hiệu quả trong vòng từ 5-10 năm

5. Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai không phổ biến bằng các biện pháp khác nhưng hiệu quả ngừa thai của nó cũng được đánh giá cao ở những người đã qua sử dụng. Miếng dán có hình dạng giống con tem, tiết ra một số hoocmon cần thiết qua da cho khả năng ngừa thai hiệu quả.

Miếng dán phải được thay hàng tuần, nghỉ 1 tuần sau 3 tuần sử dụng. Suốt thời gian dùng miếng dán tránh thai, bạn vẫn có kinh nguyệt như bình thường.

Biện pháp này cho tác dụng phụ tương tự như khi sử dụng thuốc tránh thai, bao gồm: chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, đau ngực, buồn nôn,… Bên cạnh đó, chị em còn có thể bị rát đỏ ở khu vực đặt miếng dán.

Vì vậy, nếu có những dấu hiệu bất thường kéo dài, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để thay đổi phương pháp tránh thai khác cho phù hợp hoặc thăm khám, chẩn đoán bệnh lý nếu có.

Hiệu quả của miếng dán tránh thai được nhiều người đánh giá cao

Hiệu quả của miếng dán tránh thai được nhiều người đánh giá cao

6. Bao cao su cho nữ giới

Bao cao su cho nữ giới là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chất liệu tạo thành là nhựa tổng hợp, thiết kế trong suốt, mềm mại, sở hữu đầy đủ những ưu điểm và tính năng như bao cao su nam mang lại. Khi sử dụng, chúng sẽ được đặt vào âm đạo của nữ, giúp cản tinh trùng và các loại vi khuẩn có thể lây nhiễm trong quá trình quan hệ.

Tần suất sử dụng biện pháp tránh thai này còn khá “khiêm tốn” tại Việt Nam. Đây là phương pháp tránh thai lý tưởng cho những người bị dị ứng với cao su latex. Tác dụng tránh thai lên đến 95%, khá cao so với các biện pháp tránh thai thông thường khác được đề cập ở trên.

>>>Xem chi tiết: Bao cao su nữ là gì cách dùng như thế nào?

Bao cao su cho nữ có tác dụng tránh thai lên đến 95%

Bao cao su cho nữ có tác dụng tránh thai lên đến 95%

7. Triệt sản nữ

Triệt sản nữ là phương pháp giải phẫu chỉ nên sử dụng khi đã có số lượng con mong muốn và chắc chắn không còn dự định mang thai nữa. Bởi lẽ, một khi đã triệt sản sẽ không thể nào “phục hồi” chức năng sinh sản của mình như trước. Do đó, nữ giới cần phải suy nghĩ thật kỹ nếu muốn sử dụng biện pháp tránh thai này.

Triệt sản nữ được thực hiện bằng cách cắt và thắt ống dẫn trứng. Từ đó, ống dẫn trứng bị chặn ở hai đầu nên trứng không thể nào đến được tử cung để làm tổ. Phẫu thuật có tỷ lệ thành công lên đến 99,6%. Tuy nhiên, khi muốn có con trở lại phải mở lại ống dẫn trứng đã thắt. Việc làm này rất tốn kém và không phải lúc nào cũng thành công.

Cần suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định tránh thai bằng phương pháp triệt sản

Cần suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định tránh thai bằng phương pháp triệt sản

Trên đây là các biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất hiện nay. Khi muốn lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp, nữ giới cần cân nhắc thật kỹ liệu phương pháp này có phù hợp với thể trạng, sức khỏe, điều kiện và hoàn cảnh của mình hay không. Bên cạnh đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường khi sử dụng biện pháp tránh thai, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bắp cải được không? Liệu có sảy thai như lời đồn?

    Bầu ăn bắp cải được không? Hay việc ăn bắp cải khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, là tác nhân gây sảy…

    14 Th9, 2023
    2.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn sắn được không? Bật mí điều mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn sắn được không ? Là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo tham vấn y khoa THS.BS Trần Thị Thúy…

    29 Th8, 2023
    10.8K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bao lâu thì có tim thai? Cần làm gì để con khỏe mạnh

    Bao lâu thì có tim thai là câu hỏi tất cả chị em đều muốn biết khi phát hiện bản thân mang thai. Tim thai…

    16 Th8, 2023
    2.0K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau má được không? Mẹ bầu cần biết

    Rau má là loại rau mang lại vị thanh mát được nhiều người ưa chuộng bao gồm cả mẹ bầu. Vậy bầu ăn rau má…

    15 Th9, 2023
    836

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám