Cấy que tránh thai implanon là gì? Những điều cần biết khi thực hiện

Cập nhật 04/05/2023

1.7K

ThS.BS Trương Quang Hải

Tham vấn y khoa:ThS.BS Trương Quang Hải

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ và tiến bộ y học, có nhiều phương pháp hỗ trợ tránh thai vô cùng an toàn đối với những vợ chồng đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Một trong những phương pháp tránh thai hiện đại và có mức độ an toàn gần như tuyệt đối là cấy que tránh thai. Vậy phương pháp này diễn ra như thế nào, ưu nhược điểm và đối tượng nào phù hợp với kỹ thuật này? Hãy cùng các chuyên gia MEDIPLUS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Cấy que tránh thai là làm gì?

Cấy que tránh thai là kỹ thuật cấy một ống nhỏ làm bằng chất dẻo có chứa thuốc tránh thai vào dưới tay không thuận của phụ nữ. Những nội tiết tố etonogestrel hoặc levonorgestrel ở que tránh thai tác động đến các cơ quan sinh dục ở nữ giới làm ức chế quá trình rụng trứng, khiến nội mạc tử cung mỏng đi và làm đặc dịch nhầy ở cổ tử cung, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng.

Cấy que tránh thai dưới cánh tay ức chế quá trình rụng trứng

Cấy que tránh thai dưới cánh tay ức chế quá trình rụng trứng

Có nhiều loại que tránh thai trên thị trường nhưng que cấy Implanon hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất tại các cơ sở y tế và bệnh viện. Việc cấy que tránh thai sẽ phát huy tác dụng trong 24 tiếng sau khi thực hiện và có hiệu quả trong vòng ba năm. Khi đã cấy que tránh thai, phụ nữ không cần áp dụng những biện pháp hay kỹ thuật tránh thai nào khác trong thời gian này.

Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai vô cùng an toàn và có hiệu quả cao, lên tới trên 99%. Tuy nhiên que cấy tránh thai không hỗ trợ phòng ngừa những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hay HIV/AIDS.

>>> Xem thêm bài viết khác:

Ưu nhược điểm của việc cấy que tránh thai

Kỹ thuật cấy que tránh thai mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Đầu tiên phải kể đến chính là que cấy có hiệu quả cao vượt trội so với những biện pháp ngừa thai khác (trên 99%) và có hiệu quả lâu dài đến 3 năm. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho các cặp vợ chồng muốn ổn định cuộc sống trước khi sinh con đầu lòng hoặc có kế hoạch sinh con tiếp theo. Khi nào muốn có con trở lại, người cấy có thể tháo bỏ que rất dễ dàng và khoảng 90% phụ nữ sẽ rụng trứng từ 3-4 tuần sau đó.

Bên cạnh đó, que tránh thai được cấy nhẹ nhàng và khá kín đáo, người ngoài khó nhìn thấy nên không ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Những loại que cấy này còn hỗ trợ phụ nữ giảm lượng kinh nguyệt trong quá trình hành kinh và giảm đau bụng kinh.

Ưu điểm của việc cấy que tránh thai mang lại hiệu quả cao

Ưu điểm của việc cấy que tránh thai mang lại hiệu quả cao

Ưu điểm tiếp theo của phương pháp là nữ giới không cần phải uống thuốc ngừa thai mỗi ngày để tránh thai và có thể chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú, có các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc lá hoặc trên 40 tuổi.

Khi cấy que tránh thai, phụ nữ sẽ không cần sử dụng bất kỳ biện pháp ngừa thai có biến chứng nào khác như đặt vòng. Thường khi đặt vòng ngừa thai ở tử cung, một số chị em sẽ bị viêm nhiễm vùng tử cung, có thai ngoài ý muốn do vòng bị tụt thấp, làm ảnh hưởng đến kế hoạch sinh con và đời sống vợ chồng.

Tuy nhiên, que cấy tránh thai có thể gây một số  tác dụng phụ không mong muốn mà một số chị em sẽ gặp phải như mất kinh, rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, tăng cân và có cảm giác khô rát khi quan hệ tình dục.

Cấy que tránh thai có tác dụng phụ không?

Câu trả lời là CÓ! Như đã đề cập ở trên, sau khi cấy que tránh thai, chị em phụ nữ sẽ nhận thấy có sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của mình. Điển hình là chu kỳ hành kinh chậm và thưa hơn với lượng máu kinh giảm dần. Khoảng 30% phụ nữ sẽ bị vô kinh trong thời gian cấy que.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm giảm ham muốn về tình dục, có triệu chứng đau đầu, căng tức ở ngực, đau hạ vị hoặc tăng cân thất thường.

Cấy que tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết hoặc chu kỳ kinh nguyệt ở chị em

Cấy que tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết hoặc chu kỳ kinh nguyệt ở chị em

Khi nhận thấy nhiều tác dụng phụ sau khi cấy que, chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Ngoài ra, chị em cũng cần phải chú ý thời gian sử dụng que cấy và đi khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để theo dõi, kiểm tra tình trạng que cấy.

Khi nào thì nên cấy que và đối tượng nào nên áp dụng?

Thời điểm lý tưởng để cấy que tránh thai là khoảng 5-7 ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày 1 là ngày bắt đầu hành kinh) và chưa có quan hệ tình dục. Nếu chị em thực hiện vào một thời điểm bất kỳ, tác dụng tránh thai sẽ không được đảm bảo trong 7 ngày đầu sau khi cấy.

Để tránh mang thai ngoài ý muốn trước khi cấy que, các chị em cần sử dụng một biện pháp tránh thai ngắn hạn khác như uống thuốc tránh thai và nên đi khám sản khoa để chắc chắn rằng bản thân không mang thai trong thời gian này.

Ngoài ra, chị em cần lưu ý giữ vùng da đã cấy que tránh thai sạch sẽ, khô ráo, không tiếp xúc với nước trong 24 tiếng. Sau khi que cấy được đặt vào trên cánh tay một ngày, que cấy sẽ phát huy tác dụng nên các cặp vợ chồng có thể quan hệ bình thường.

Các chị em cần lưu ý không tiến hành đặt que tránh thai trong những trường hợp sau: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nghi ngờ có em bé; Phụ nữ đang mắc các bệnh lý như ung thu vú hoặc đang nghi ngờ bị ung thư vú, bệnh gan cấp tính hoặc u gan, bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, bị ban đỏ, ra máu ở âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Quy trình cấy que tránh thai như thế nào?

Thông thường quá trình cấy que tránh thai bao gồm 3 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Trước khi cấy que, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá về ưu, nhược điểm của que cấy đối với tình trạng sức khỏe hiện tại và đưa ra các vấn đề sức khỏe cũng như những thông tin khác có liên quan để chị em nắm rõ.
  • Giai đoạn 2: Bác sĩ tiến hành thực hiện kỹ thuật cấy que bằng cách tiêm một lượng thuốc gây tê nhỏ ở dưới da phía trong cánh tay không thuận của phụ nữ. Khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ thực hiện cấy que bằng thiết bị cấy đã được vô trùng. Quá trình cấy chỉ diễn ra trong vòng vài phút và chỗ cấy sẽ được quấn băng trong 24 tiếng.
  • Giai đoạn 3: Sau khi đã cấy thành công que tránh thai, chị em sẽ được bác sĩ tư vấn một số triệu chứng thường gặp khi đã cấy que tránh thai và những trường hợp cần đến thăm khám với bác sĩ.
Quy trình cấy que tránh thai qua 3 giai đoạn chính và được thăm khám với bác sĩ

Quy trình cấy que tránh thai qua 3 giai đoạn chính và được thăm khám với bác sĩ

Cấy que tránh thai bao nhiêu tiền, địa chỉ thực hiện?

Được đánh giá là phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả cao. Giá cấy que tránh thai hiện nay giao động trong khoảng 3.000.000 VNĐ4.000.000 VND. Tác dụng kéo dài khoảng 3 năm, và không cần áp dụng các phương pháp ngoài như dùng bao cao su, thuốc tránh thai…

Để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả của que tránh thai, chị em nên lựa chọn các cơ sở Y tế uy tín với kỹ thuật cấy hiện đại, chất lượng cao, bác sĩ có chuyên môn để thực hiện.

Tổ hợp y tế MEDIPLUS là cơ sở y tế uy tín, đảm bảo mang lại cho khách hàng những dịch vụ khám chữa bệnh với chất lượng hàng đầu. Ngoài việc chú trọng đầu tư vào trang thiết bị máy móc tiên tiến cùng cơ sở vật chất khang trang, MEDI+ còn quy tụ mạng lưới các chuyên gia y tế và Bác sĩ với chuyên môn cao dày dặn kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý vô sinh, hiếm muộn hỗ trợ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả cao, mang lại sự hài lòng, tin cậy.

Việc tránh mang thai ngoài ý muốn của các chị em đã trở nên an toàn và dễ dàng hơn với các kỹ thuật cấy que tránh thai. Hy vọng bài viết này đã giúp các cặp vợ chồng giải đáp được những thắc mắc về việc cấy que tránh thai như thế nào cho đúng, hiệu quả và an toàn. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline: 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp cho fanpage Facebook Tổ hợp để nhận được tư vấn nhanh nhất từ chuyên gia.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thể việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời và lưu ý từ chuyên gia

    Rong biển được biết là loại rau cực tốt nhưng cũng cực độc, không phải ai cũng ăn là bổ. Vậy “Bầu ăn rong biển…

    22 Th8, 2023
    7.9K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau lang được không? Mẹ bầu nhất định phải biết

    Bầu ăn rau lang được không là một trong vô vàn các câu hỏi mà bất kỳ ai mang thai đều muốn biết. Hãy cùng…

    28 Th8, 2023
    3.1K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bắp cải được không? Liệu có sảy thai như lời đồn?

    Bầu ăn bắp cải được không? Hay việc ăn bắp cải khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, là tác nhân gây sảy…

    14 Th9, 2023
    2.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn bầu được không? Ăn quả bầu có tốt cho thai nhi

    Bà bầu ăn bầu được không là câu hỏi mà hầu hết chị em nào mang thai lần đầu đều quan tâm. Bởi các loại…

    24 Th8, 2023
    7.2K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám