Triệt sản nữ là gì? Những điều bạn cần biết

Cập nhật 04/05/2023

1.8K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Triệt sản nữ được xem là biện pháp tránh thai vĩnh viễn và an toàn nhất ở nữ giới. Phương pháp này được áp dụng khá là phổ biến ở các nước đông dân như Trung Quốc, Úc, Mỹ,… nhờ hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm sinh lý chị em. Vậy, triệt sản nữ là gì? Đối tượng nào có thể triệt sản và cần lưu ý gì khi thực hiện biện pháp này? Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Triệt sản nữ là gì?

Có thể hiểu, Triệt sản nữ là biện pháp tránh được thực hiện bằng cách phẫu thuật thắt và cắt vòi tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện quá trình thụ tinh.

Biện pháp triệt sản nữ cho hiệu quả tránh thai rất cao, lên đến hơn 99% và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng quan hệ tình dục của nữ giới. Khi phụ nữ quyết định không sinh con nữa, triệt sản nữ có thể là giải pháp tránh thai tốt và an toàn cho họ lựa chọn.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy triệt sản nữ phổ biến nhất ở nhóm nước phát triển với trên 50%, cao nhất là ở Ấn Độ với tỷ lệ triệt sản nữ là 39% (năm 2015). Phụ nữ trong độ tuổi từ 40-44 có tỷ lệ sử dụng triệt sản cao nhất so với những nhóm tuổi khác (chiếm 51%).

>>>Có thể bạn cũng đang quan tâm:

Triệt sản nữ phổ biến ở các nước phát triển, biện pháp cho hiệu quả tránh thai cao

Triệt sản nữ phổ biến ở các nước phát triển, biện pháp cho hiệu quả tránh thai cao

Làm triệt sản nữ như thế nào?

Khi tiến hành triệt sản nữ, các bác sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ gần rốn của bạn (phương pháp nội soi ổ bụng) hoặc ngay trên đường lông mu (phẫu thuật mở bụng nhỏ) để tiếp cận ống dẫn trứng. Sau đó, họ sử dụng kính nội soi để nhìn rõ cấu tạo của ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng có thể làm tắc bằng cách kẹp, vòng, buộc, cắt hoặc loại bỏ một phần nhỏ của ống.

Phương pháp nội soi ổ bụng thường được áp dụng vì ưu điểm nhanh, tiện lợi. Tuy nhiên, không thể áp dụng cho các đối tượng như phụ nữ béo phì, phụ nữ có tiền sử viêm vùng chậu, đã phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu trong thời gian 1 năm trở lại tính từ thời điểm thực hiện triệt sản.

Nhìn chung, triệt sản là tiểu phẫu khá đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả tránh thai cao. Nhiều phụ nữ sau khi phẫu thuật có thể trở về nhà ngay trong ngày.

Triệt sản nữ dùng phương pháp nội soi ổ bụng có nhiều ưu điểm hơn

Triệt sản nữ dùng phương pháp nội soi ổ bụng có nhiều ưu điểm hơn

Thời điểm thích hợp để thực hiện triệt sản

Theo ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân – Bác sĩ sản phụ khoa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS, thời điểm tốt nhất để thực hiện biện pháp này là sau khi mổ lấy thai. Đó là thời kỳ hậu sản, nên thực hiện trong vòng 6 giờ sau sinh để tránh nguy cơ chảy máu cũng như cho sản phụ có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên không nên để quá 48 giờ.

Đồng thời, nếu phát hiện có các nguy cơ nhiễm trùng như vỡ ối sớm, kéo dài chuyển dạ, buồng tử cung bị kiểm soát thì nên trì hoãn việc triệt sản đến khoảng 8 tuần sau sinh để tránh các biến chứng khó lường.

Nếu phụ nữ không mang thai, thời điểm triệt sản tốt nhất là sau khi sạch kinh khoảng 2 ngày và kiêng quan hệ tình dục. Những yếu tố này sẽ giúp sàng lọc đối tượng triệt sản là người có thai sớm.

Thời điểm triệt sản tốt nhất là sau khi sạch kinh khoảng 2 ngày

Thời điểm triệt sản tốt nhất là sau khi sạch kinh khoảng 2 ngày

Ưu nhược điểm của việc triệt sản nữ

Phương pháp triệt sản nữ mang lại nhiều ưu điểm như hiệu quả ngừa thai cao, lên tới hơn 99%. Tác dụng tránh thai có thể phát huy ngay sau khi phẫu thuật, đồng thời, không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục nên nữ giới không cần quá lo lắng.

Đặc biệt, biện pháp này không làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể như các biện pháp tránh thai thông thường khác. Do đó, tránh được việc rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hormone cũng như những tác dụng bất lợi khác từng được ghi nhận.

Tuy nhiên, triệt sản nữ có những nhược điểm về chi phí phẫu thuật cao, yêu cầu trang thiết bị y tế hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện phẫu thuật sẽ gần như mất khả năng sinh sản hoàn toàn. Do đó, nữ giới cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sử dụng biện pháp tránh thai này!

Triệt sản nữ mang lại nhiều ưu điểm như hiệu quả ngừa thai cao, lên tới hơn 99%

Triệt sản nữ mang lại nhiều ưu điểm như hiệu quả ngừa thai cao, lên tới hơn 99%

Đối tượng nào nên thực hiện?

Những đối tượng nào nên áp dụng biện pháp này? Hầu như không giới hạn đối tượng phụ nữ có thể thực hiện triệt sản. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ, triệt sản chỉ nên xem xét với phụ nữ đã có số lượng con mong muốn và chắc chắn không muốn sinh con nữa.

Mặc dù hiện nay đã có phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF can thiệp giúp phụ nữ đã triệt sản có thể mang thai, nhưng chi phí cho một lần thực hiện rất cao và không phải ai cũng có khả năng chi trả. Vì vậy, phụ nữ nên cân nhắc lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Những đối tượng có thể áp dụng triệt sản theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO bao gồm:

  • Phụ nữ sinh mổ từ 3 lần trở lên: Ở đối tượng này, triệt sản mang lại nhiều lợi ích hơn là nguy cơ do việc có thai nhiều lần trên vết mổ đẻ cũ có thể gây nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như vỡ tử cung, nhau cài răng lược,…
  • Phụ nữ trên 30 tuổi có đủ con, chắc chắn không muốn sinh con và không phù hợp với bất kỳ biện pháp tránh thai tạm thời nào khác.

Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ triệt sản nữ chỉ chiếm 3,2% (theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015). Con số này xếp sau biện pháp dùng vòng tránh thai (cao nhất, chiếm 32,4%), dùng thuốc tránh thai (13,7%) và bao cao su (13,6%).

Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ triệt sản đang dần tăng cao do sự phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF, tỷ lệ mổ lấy thai tăng cũng như mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện hơn.

Những lưu ý khi thực hiện triệt sản nữ

Triệt sản là biện pháp tránh thai không dành cho tất cả mọi đối tượng. Mặc dù chưa có chống chỉ định tuyệt đối, phụ nữ trước khi triệt sản cũng cần xem xét, tìm hiểu, thận trọng và hoãn phẫu thuật nếu thấy mình ở trong các trường hợp đặc biệt sau:

  • Đã từng hoặc mắc phải bệnh lý sản khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, ung thư vú, đã từng phẫu thuật vùng chậu hoặc bụng dưới.
  • Có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim không biến chứng.
  • Có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như động kinh, tiểu đường, xơ gan còn bù, u gan, nhược giáp, thiếu máu, bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia, bệnh thận, thoát vị cơ hoành, suy dinh dưỡng, béo phì, trầm cảm,…
  • Phụ nữ trong độ tuổi còn trẻ từ 18-30 tuổi nên cân nhắc khi sử dụng biện pháp tránh thai này.

Hơn nữa, sau khi triệt sản, nữ giới cần chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh nhiễm trùng và dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Giữ vết mổ khô ráo, sạch sẽ, tránh đụng chạm. Có thể tắm sau khi mổ khoảng 24 giờ, nên lau nhẹ nhàng, tránh làm ướt vết mổ.

Ngoài ra, nữ giới nên kiêng làm việc nặng và hoạt động tình dục trong vòng 1 tuần. Nên chú ý cắt chỉ vết mổ vào ngày thứ 6 tại bệnh viện nếu bạn sử dụng chỉ không tiêu cho cuộc phẫu thuật triệt sản của mình.

Nên chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh nhiễm trùng và biến chứng

Nên chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh nhiễm trùng và biến chứng

Trên đây là những thông tin về triệt sản nữ – biện pháp tránh thai vĩnh viễn ở nữ giới, cũng như giải đáp cho các thắc mắc xoay quanh cách tránh thai này mà các chuyên gia MEDIPLUS muốn gửi đến bạn. Nhìn chung, đây là biện pháp tránh thai an toàn, cho hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, các chị em cần tìm hiểu kỹ và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, hiện đại để tránh các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật nhé!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu ăn nha đam được không? – Lời khuyên từ chuyên gia

    Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm…

    30 Th9, 2023
    711

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

    Khi mang thai bà bầu thường muốn ăn các rau củ tốt cho sức khỏe. Vậy bầu ăn khoai tây được không? Cùng MEDIPLUS tìm…

    14 Th9, 2023
    1.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn hàu được không? Và những lưu ý đặc biệt mẹ bầu cần biết

    Nhiều người lo lắng liệu bầu ăn hàu được không? Bởi trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống và dinh dưỡng là vô…

    22 Th8, 2023
    800

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cherry được không? Chuyên gia giải đáp

    Bầu ăn cherry được không? Loại quả thơm ngon, nhiều dinh dưỡng này có phù hợp cho bà bầu không? Mẹ bầu cần lưu ý…

    14 Th9, 2023
    1.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám