19.9K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Sò huyết là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy phụ nữ có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không, có tốt cho sức khỏe thai nhi không? Thắc mắc này sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Mặc dù sò huyết là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn sò huyết.
Trong Đông y, sò huyết được gọi là nê kham, có vị ngọt, mặn và tính ấm. Còn trong y học hiện đại, sò huyết chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như đạm, kẽm, vitamin A, B1, B2,… Những lợi ích mà sò huyết mang lại cho sức khỏe có thể kể đến như bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hoạt động não bộ,…
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn sò huyết
Vậy, có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không? Có thể nói, ăn sò huyết giúp hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe con người. Vậy tại sao mẹ bầu 3 tháng đầu lại được khuyến cáo không nên ăn loại thực phẩm này. Phần tiếp theo sẽ giải đáp cụ thể hơn cho các mẹ.
Sò huyết rất giàu dinh dưỡng nhưng đây là loài động vật sống trong bùn nước. Do đó chúng có khả năng bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus. Sự thay đổi các hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen khiến mẹ bầu 3 tháng thường ốm nghén, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn này, nếu mẹ bầu bổ sung sò huyết vào thực đơn dinh dưỡng, hệ tiêu hóa yếu sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng tiêu hóa.
3 tháng đầu tiên là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận cơ thể. Trong sò huyết có chứa hàm lượng retinol rất cao, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn đang ở mức báo động. Một số loại sò huyết có khả năng sống trong vùng bị ô nhiễm bởi các chất thải và kim loại nặng. Nếu ăn phải những loại sò huyết này, có khả năng sẽ gây ngộ độc cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Sò huyết còn là thực phẩm có khả năng gây dị ứng khi ăn. Những người có cơ địa nhạy cảm như mẹ bầu ăn sò huyết rất dễ bị dị ứng. Hậu quả có thể khiến cơ thể bị nổi mề đay, đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân…
Ăn sò huyết có thể khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị nhiễm trùng, sảy thai
Như vậy, có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không? Đối với mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa phát triển ổn định cũng như cơ thể mẹ đang có nhiều thay đổi. Tốt nhất mẹ bầu không nên ăn sò huyết để tránh các tác dụng xấu ảnh hưởng đến cả thai phụ lẫn thai nhi.
Sau tam cá nguyệt đầu tiên, khi thai nhi đã phát triển tương đối, cơ thể mẹ bầu đã kịp làm quen với những thay đổi, tình trạng ốm nghén cũng giảm bớt. Các hoạt động ăn uống nghỉ ngơi của mẹ bầu ổn định, sức đề kháng cũng khỏe hơn. Lúc này, mẹ bầu có thể ăn sò huyết, nhưng chỉ với một lượng vừa phải.
Nếu mẹ bầu sau 3 tháng ăn sò huyết đúng cách sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời như:
Mẹ bầu sau 3 tháng đầu có thể ăn sò huyết nhưng với lượng vừa phải
Những lợi ích trên phần nào chứng minh được sò huyết là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu sau 3 tháng có thể bổ sung. Sò huyết có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, điển hình như:
CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết bổ dưỡng cho mẹ bầu
Nguyên liệu:
Cách thực hiện
SÒ HUYẾT HẤP SẢ ỚT
Món sò huyết hấp sả hấp dẫn
Nguyên liệu
Để có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà sò huyết mang lại, bà bầu sau 3 tháng đầu ăn sò huyết cần lưu ý:
Ngoài việc quan tâm đến có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không thì để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi, ngoài sò huyết, mẹ bầu 3 tháng nên tránh các món sau:
Bà bầu nên hạn chế ăn hải sản và tuyệt đối không ăn hải sản sống
Như vậy, có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn sò huyết. Ngoài ra trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng cần chú ý về thực đơn dinh dưỡng của mình, nên và không nên ăn thực phẩm nào. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
Với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có 20 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung…
Bài viết liên quan
Bầu ăn rau cần được không? được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Bởi tất cả các nguồn thực phẩm được hấp thụ vào cơ…
Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi
Chuyên mục: Sản khoa
Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…
Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…
Khi mang thai bà bầu thường muốn ăn các rau củ tốt cho sức khỏe. Vậy bầu ăn khoai tây được không? Cùng MEDIPLUS tìm…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.