Dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách – Những điều mẹ chưa biết

Cập nhật 24/06/2023

7.6K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách là việc quan trọng và cần thiết để đảm bảo cả mẹ bầu và bé đều an toàn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dưỡng thai đúng cách. Ở bài viết này, các chuyên gia dinh dưỡng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ bật mí cho mẹ bầu những cách an thai khoa học, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Xem thêm:

1. Dưỡng thai là gì? Vai trò của dưỡng thai 3 tháng đầu

Để dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách trước tiên mẹ cần hiểu dưỡng thai là gì và tầm quan trọng của việc dưỡng thai qua phần dưới đây

1.1. Khái niệm về dưỡng thai

Dưỡng thai 3 tháng đầu là phương pháp bảo vệ thai nhi phát triển 1 cách tốt nhất

Dưỡng thai 3 tháng đầu là phương pháp bảo vệ thai nhi phát triển 1 cách tốt nhất

Dưỡng thai hay an thai là một phương pháp nhằm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu cần thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học để giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng gây tác động xấu đến bào thai.

1.2. Vai trò dưỡng thai ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên

Dưỡng thai đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Thông qua chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể bổ sung dưỡng chất giúp phòng tránh nguy cơ gây sẩy thai và dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Ngoài ra, nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mang thai khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm, gây căng thẳng, lo âu khiến trẻ có nguy cơ cao bị tăng động hoặc tự kỷ sau sinh. Theo các nhà khoa học, dưỡng thai là một phương pháp giúp mẹ bầu giảm tình trạng mệt mỏi khi mang thai hiệu quả.

2. Chế độ dưỡng thai 3 tháng đầu như thế nào?

3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất do đó mẹ cần đặc biệt chú trọng chế độ dưỡng thai ở thời điểm này. Dưới đây là những tư vấn của chúng tôi mẹ nên biết.

2.1 Chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng

3 tháng đầu mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết qua thực phẩm

3 tháng đầu mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết qua thực phẩm

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, một số bộ phận trên cơ thể trẻ bắt đầu hình thành như miệng, tế bào máu, hệ tuần hoàn, ống thần kinh, các cơ quan cảm giác,… Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể của bé đều đã hoàn thiện. Do đó, tam cá nguyệt đầu tiên được xem là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ cần ưu tiên những chất sau đây:

Nhóm dưỡng chất Định lượng/ ngày Lợi ích cho bà bầu hoặc thai nhi Có ở thực phẩm nào
Axit folic 400 mcg Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và nứt đốt sống ở thai nhi Cải xanh, ngũ cốc, thịt gia cầm,…
Protein 85 – 90 g Đảm bảo bào thai phát triển tốt và giúp tăng cường sản sinh máu ở mẹ bầu Cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt nạc,…
Vitamin A 600 mcg Hỗ trợ phát triển về hình thái và chức năng ở mắt của trẻ Thịt, cá, gan động vật, củ quả màu vàng,…
Canxi 600 – 700 mg Giúp hệ xương và răng của bé chắc khỏe Sữa, tôm, trứng, cua, đậu đỗ,…
Vitamin C 70 – 90 mcg Góp phần triệt tiêu các gốc tự do có hại cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng ở mẹ bầu Trái cây họ cam quýt, cà chua, ổi…
Iod 200 mcg Giảm nguy cơ sảy thai Muối i-ốt, tảo, rong biển,…

Ngoài ra, để dưỡng thai 3 tháng đầu phụ nữ mang thai nên bổ sung magie, selen, kẽm, DHA,… vào thực đơn hằng ngày.

Mẹ bầu có thể bổ sung dưỡng chất bằng các món ăn, thức uống hoặc vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng, thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Hàm lượng dưỡng chất cần bổ sung trong 3 tháng đầu đương đối giống nhau. Tuy nhiên, tùy theo sự phát triển ở thai nhi mà mỗi tháng mẹ bầu sẽ có một số thay đổi nho nhỏ. Dưới đây là cách bổ sung dinh dưỡng theo từng tháng mẹ bầu có thể tham khảo:

Tháng Thay đổi ở cơ thể mẹ Cách dưỡng thai 3 tháng đầu Lưu ý
Tháng 1 Xuất hiện triệu chứng buồn nôn, khó chịu, thèm ăn,…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất sắt không khẩu phần ăn.
  • Mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh và hạt ngũ cốc.
Mẹ bầu có thể bổ sung sữa làm bữa phụ vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
Tháng 2 Mẹ bầu thường xuyên tức ngực, mệt mỏi
  • Bổ sung axit folic và nguyên tố vi lượng.
  • Tăng cường bổ sung canxi.
Mẹ bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể
Tháng 3 Đau dây chằng, thường xuyên bị chuột rút, đau đầu, chóng mặt…
  • Mẹ bầu nên ăn nhiều rau củ quả.
  • Đảm bảo uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Có thể uống sữa hoặc các loại nước ép, sinh tố.
Mẹ bầu có thể sử dụng vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ.

2.2 Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng trong dưỡng thai 3 tháng đầu giúp mẹ giảm tình trạng mệt mỏi

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng trong dưỡng thai 3 tháng đầu giúp mẹ giảm tình trạng mệt mỏi

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi dưỡng thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu:

  • Không thức khuya và cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày: Thức khuya là một trong những nguyên nhân gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Làm ảnh hưởng để sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày để giảm tình trạng mệt mỏi, chóng mặt,… khi mang thai.
  • Không làm việc nặng hay căng thẳng đầu óc: Làm việc nặng, căng thẳng sẽ làm giảm lưu lượng máu và dinh dưỡng đến thai nhi làm tăng nguy cơ sảy thai cao ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Đi đứng nhẹ nhàng, chậm rãi: Trong thời gian này, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến việc đi lại nhằm tránh việc vấp ngã gây ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và bé.
  • Tập thể thao đúng cách: Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và tình trạng đau lưng. Mẹ nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga,… Lưu ý: Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể xây dựng chế độ tập luyện phù hợp

Xem thêm: Thai hành 3 tháng đầu và những điều bạn chưa biết

2.3 Tâm lý thoải mái, thư giãn

Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường có dấu hiệu lo lắng, căng thẳng, nhạy cảm hơn (đặc biệt là những phụ nữ lần đầu mang thai). Nguyên nhân chủ yếu có thể đến từ sự thay đổi nội tiết tố, thể trạng mệt mỏi, căng thẳng trong công việc hay cuộc sống,…

Theo một nghiên cứu năm 2011, các nhà khoa học đã chứng minh rằng mẹ bầu căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của thai nhi và bà bầu. Stress khi mang thai sẽ làm mẹ bầu mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, nghiêm trọng hơn là tăng nguy cơ sảy thai.

Đồng thời, trong 3 tháng đầu mang thai, khi bé bắt đầu hình thành não bộ và các cơ quan, nếu lúc này mẹ bầu căng thẳng, lo âu sẽ làm ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Ngoài ra, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh nếu mẹ bị stress.

Do đó, mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh suy nghĩ và lo lắng quá nhiều là điều tiên quyết mẹ cần thực hiện khi dưỡng thai 3 tháng đầu. Dưới đây là một số cách phòng tránh stress cho mẹ bầu:

  • Không nên che giấu cảm xúc: Mẹ bầu nên chia sẻ tình cảm, vui hay buồn với gia đình hoặc bạn bè để giải tỏa áp lực.
  • Giữ lối sống khoa học: Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, ngủ đủ giấc,… cũng là một trong những yếu tố giúp an thai 3 tháng đầu.
  • Vận động nhẹ nhàng: Đây là cách vừa giúp mẹ bầu thư giãn, ổn định tinh thần vừa giúp tăng cường sức khỏe.
  • Tận hưởng sở thích riêng: Điều này sẽ giúp mẹ bầu bận rộn và hứng thú với sở thích. Hạn chế thời gian suy nghĩ những điều tiêu cực.

2.4 Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ là việc các mẹ bầu nên làm trong giai đoạn 3 tháng đầu

Thăm khám định kỳ là việc các mẹ bầu nên làm trong giai đoạn 3 tháng đầu

Theo BS CK 2 Trần Ngọc Hải, phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, để đảm bảo quá trình dưỡng thai 3 tháng đầu diễn ra an toàn, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để nắm rõ sự phát triển ở thai nhi. Từ đó xác định được chế độ dinh dưỡng và tiêm phòng vacxin phù hợp. Thêm vào đó, mẹ bầu cần phải đi siêu âm ở những giai đoạn sau:

  • Tuần 6 – 10: Siêu âm ở thời điểm này sẽ giúp mẹ bầu xác định bào thai đã vào tử cung chưa, đơn thai hay thai đôi, có tim thai hay không.
  • Tuần 11 – 13: Giúp đo khoảng sáng sau gáy để dự đoán nguy cơ bị bệnh bẩm sinh ở trẻ như bệnh Down, dị dạng tim,…

Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nếu có sự bất thường. Bên cạnh có, các kết quả xét nghiệm chỉ có tính chính xác trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, mẹ bầu cần tuân thủ quy trình thăm khám cũng như thực hiện đầy đủ các yêu cầu xét nghiệm theo chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa.

2.5 Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu

Mẹ bầu không được sử dụng các chất kích thích trong quá trình dưỡng thai 3 tháng đầu tiên

Mẹ bầu không được sử dụng các chất kích thích trong quá trình dưỡng thai 3 tháng đầu tiên

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi vừa tượng hình nên mẹ bầu cần kiêng kỵ một vài điều để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé. Theo các nhà khoa học, mẹ bầu cần kiêng kỵ 4 điều sau:

  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá đều mang lại nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bà bé. Các chất độc hại trong thuốc lá làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu và dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch ở thai nhi.
  • Không sử dụng chất kích thích: Các loại rượu, bia, cà phê,… đều bị liệt vào danh sách những sản phẩm không nên sử dụng trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu dùng thuốc kích thích trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất có thể khiến trẻ bị dị tật trên khuôn mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương, tăng nguy cơ bệnh tim và hội chứng FASDs.
  • Ăn thực phẩm sống: Thức ăn chưa chín có khả năng khiến mẹ bầu nhiễm bệnh listeriosis và bệnh toxoplasmosis. Từ đó dẫn đến hiện tượng dọa sảy thai, sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Tắm nước quá nóng: Theo Hiệp hội mang thai tại Mỹ, nước quá nóng hoặc nhiệt độ cao khi xông hơi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ví dụ như làm giảm trí não và thị lực ở trẻ.

Ngoài những điều trên, việc kiêng kỵ trong thời gian dưỡng thai 3 tháng đầu theo dân gian vẫn được rất nhiều mẹ bầu truyền tai nhau thực hiện, chẳng hạn như:

  • Kiêng bước chân qua dây hoặc võng: Theo quan niệm xưa, mẹ bầu bước chân qua dây sẽ khiến thai nhi bị nhau quấn cổ nhiều vòng, gây ngạt thở hay khó sinh. Tuy nhiên, việc thai bị quấn cổ là do sự chuyển động của thai cũng như chiều dài của dây rốn chứ không phải do mẹ bước qua võng. Nhưng điều kiêng kỵ này sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị vấp ngã, gây nguy hiểm khi đi lại.
  • Không ăn ốc: Ông bà xưa cho rằng, mẹ bầu ăn ốc sẽ khiến trẻ sau sinh bị nhỏ dãi. Tuy quan niệm này không chính xác nhưng hành động kiêng ăn ốc vẫn được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện. Vì ốc có khả năng cao chứa giun, sán, vi khuẩn gây sảy thai nên mẹ bầu cần lưu ý.
  • Mẹ bầu không nên đi dự đám cưới: Vì theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai đi tiệc cưới sẽ khiến em bé mất duyên, khó lấy vợ gả chồng. Dù quan niệm này không còn phổ biến, nhưng mẹ bầu vẫn cần phải lưu ý khi đến những nơi đông người.

3. Dấu hiệu mẹ dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách giúp thai nhi phát triển tốt

Ốm nghén ở giai đoạn 3 tháng đầu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt

Ốm nghén ở giai đoạn 3 tháng đầu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm nhạy cảm do cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi để thích nghi với việc mang thai. Vậy làm sao để biết mẹ đang dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách thai nhi có đang khỏe mạnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt trong giai đoạn 3 tháng đầu:

  • Mẹ bầu xuất hiện tình trạng ốm nghén: Dù khiến bà bầu buồn nôn, mệt mỏi, nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất khỏe mạnh. Theo một số nghiên cứu, mẹ bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ sảy thai, sinh non càng thấp.
  • Huyết áp và lượng đường trong máu ổn định: Huyết áp cao làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, thai chết lưu,… Ngược lại, nếu huyết áp quá thấp sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt, dễ té ngã. Bên cạnh đó, sự lên xuống thất thường của đường huyết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, nếu huyết áp và lượng đường trong máu mẹ bầu ổn định thì đây chính là tín hiệu tốt cho thai kỳ
  • Chứng khó tiêu, ợ nóng: Cơ thể sản sinh nhiều hormone góp phần làm mềm và giãn cơ ở hệ tiêu hóa. Vì vậy, axit dạ dày bị trào ngược gây khó tiêu, ợ nóng. Tuy nhiên, điều này cho thấy các hormone của mẹ bầu vẫn hoạt động bình thường, thai nhi vẫn phát triển tốt.
  • Cân nặng tăng đều: Điều này chứng tỏ thai nhi hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ tốt và đang phát triển đều đặn theo mức khuyến cáo. Trung bình mẹ bầu sẽ tăng từ 10 – 12kg trong suốt thai kỳ và tăng 0.5kg mỗi tuần trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất
  • Kết luận ổn định của bác sĩ: Trong suốt thời gian mang thai, mẹ cần tuân thủ lịch thăm khám định kỳ đều đặn, thực hiện siêu âm và xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ đầy đủ. Nếu các chỉ số ở mức bình thường, chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Dưỡng thai 3 tháng đầu không chỉ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng mà còn phải giữ tâm lý mẹ bầu thoải mái, chế độ sinh hoạt khoa học,… Mẹ bầu cần tuân thủ những điều trên để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả hai mẹ con.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu thuận lợi sinh con bình an. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc cần bác sĩ để tư vấn cách dưỡng thai 3 tháng đầu đúng chuẩn vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết

    Bầu ăn đậu bắp được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng…

    11 Th9, 2023
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn lê được không? Lưu ý ăn lê đúng cách cho mẹ bầu

    3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển cho não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy…

    12 Th8, 2023
    4.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…

    22 Th9, 2023
    547

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai môn được không? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

    Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…

    25 Th9, 2023
    918

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám