Cách giữ thai trong 3 tháng đầu – 5 sai lầm nghiêm trọng cần LƯU Ý

Cập nhật 24/06/2023

10.5K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Giữ thai 3 tháng đầu là điều rất quan trọng, bởi lúc này thai nhi còn nhỏ, chưa làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ nên nguy cơ sảy thai thường cao hơn. Cẩn trọng là đúng nhưng vẫn còn mẹ bầu hay mắc phải các sai lầm nghiêm trọng! Vậy đâu mới giải pháp đúng? Hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp ngay sau đây!

>>> Xem thêm:

1. Sai lầm khi giữ thai 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu mắc phải

Chắc hẳn mẹ bầu 3 tháng đầu nào cũng luôn nhận được rất nhiều lời khuyên về phương pháp giữ thai. Trong đó có thể có một hoặc nhiều những lời khuyên sai lầm nghiêm trọng mà mẹ nên phân biệt được và tránh, cụ thể là:

1.1. Không di chuyển, hoàn toàn không vận động nằm yên 1 chỗ

Khi mới có thai, nhiều mẹ bầu gặp phải các vấn đề như đau đầu, đau lưng, táo bón,… Đặc biệt là tình trạng nghén còn khiến mẹ bầu luôn thấy mệt mỏi, suy kiệt… Vì vậy, nhiều người khuyên mẹ bầu nên nằm yên 1 chỗ, không di chuyển, không vận động thì mới là tốt cho thai nhi.

Tuy nhiên, nghỉ ngơi và thư giãn điều độ là điều mẹ bầu nên làm. Còn việc chỉ nằm yên một chỗ không di chuyển còn có thể đem lại nhiều tác hại hơn là có lợi cho mẹ bầu.

Mẹ bầu 3 tháng nên nghỉ ngơi điều độ chứ không nên hoàn toàn nằm yên 1 chỗ.

Mẹ bầu 3 tháng nên nghỉ ngơi điều độ chứ không nên hoàn toàn nằm yên 1 chỗ.

Bởi nếu không vận động, có thể sẽ khiến máu không lưu thông làm cơ thể mẹ bầu đau nhức hơn, tinh thần và tình trạng ốm nghén càng trở nên tồi tệ hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện, các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, thiền hay bơi… một cách điều độ. Những bài tập này không chỉ rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi.

Trong tất cả các trường hợp, mẹ bầu nên tránh các trò chơi cảm giác mạnh và các bộ môn thể thao vận động dùng sức nhiều như: chạy bộ, nhảy dây, leo núi… Chúng sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn và mang đến nguy cơ động thai.

Tập yoga giúp mẹ bầu cảm giác dễ chịu tinh thần và cũng khỏe mạnh hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Tập yoga giúp mẹ bầu cảm giác dễ chịu tinh thần và cũng khỏe mạnh hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Lưu ý: Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh non, đang dọa sảy hoặc có những vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, cao huyết áp, hô hấp… thì cần hỏi ý kiến bác sĩ về hình thức và thời gian tập luyện phù hợp.

Một số trường hợp dọa sảy bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ bầu cần nằm yên một chỗ, lúc này mẹ hãy thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

>>> Xem thêm: Thai hành 3 tháng đầu và những điều bạn chưa biết

1.2. Hoàn toàn không quan hệ tình dục

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dùng là quan niệm dân gian từ thời xưa, lý do là lo sợ ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Tuy nhiên dưới góc độ khoa học, với một thai kỳ bình thường thì việc quan hệ tình dục không thể chạm đến thai nhi. Cổ tử cung của mẹ có một nút nhầy ngăn không cho tinh dịch hoặc vi khuẩn vào bên trong khi quan hệ, do đó em bé vẫn an toàn.

Trái lại quan hệ đúng cách (tư thế đơn giản, nhẹ nhàng, tần suất phù hợp…) có thể mang lại sự thoải mái cho mẹ bầu.

Lý do là vì trong 3 tháng đầu, ốm nghén và một số thay đổi trong cơ thể có thể khiến mẹ mệt mỏi thường xuyên. Nhờ những hormone tiết ra sau khi quan hệ, mẹ thậm chí có thể cân bằng được những khó chịu, giảm stress và có giấc ngủ sâu hơn.

Nhiều bậc cha mẹ lo ngại quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến bé.

Nhiều bậc cha mẹ lo ngại quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến bé.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu thuộc một trong những nhóm sau, quan hệ tình dục có thể không an toàn và cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ:

  • Tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc dọa sảy thai, sinh non, xuất huyết âm đạo, hoặc chứng hở eo cổ tử cung…
  • Chứng nhau bám thấp hay nhau tiền đạo (là một tình trạng mà rau thai lan tới sát lỗ trong cổ tử cung hoặc bám lan qua lỗ trong cổ tử cung) có nguy cơ xuất huyết nếu quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai.
  • Đang sinh đôi hoặc đa thai.
  • Chảy máu hoặc chảy dịch có mùi hôi sau khi quan hệ.

Trên thực tế, nếu không thuộc nhóm đối tượng trên, không được bác sĩ yêu cầu không quan hệ tình dục, thì phụ nữ khi mang thai có thể quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ.

1.3. Bồi bổ quá nhiều chất

Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ và bé là một việc quan trọng cần thực hiện trong suốt cả thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều với quan niệm “ăn cho 2 người” thì cũng có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Cụ thể là mẹ bầu có thể sẽ bị tăng cân quá mức, từ đó làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, viêm tĩnh mạch, thậm chí là nguy cơ sảy thai hay tiền sản giật…

Bổ sung quá dư thừa dinh dưỡng có thể đem lại nhiều nguy cơ sức khỏe cho mẹ bầu và bé.

Bổ sung quá dư thừa dinh dưỡng có thể đem lại nhiều nguy cơ sức khỏe cho mẹ bầu và bé.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mức tăng cân lý tưởng trong 3 tháng đầu của mẹ bầu là 1-2kg. Mẹ bầu nên chia nhỏ thành 4-6 bữa ăn mỗi ngày và cần chú ý việc cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Nhóm chất đạm (thịt bò, cá, tôm, cua, đậu đỗ,…)
  • Nhóm chất bột (gạo, bánh mì,khoai lang, yến mạch,ngô,…)
  • Nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc,…)
  • Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ (các loại rau xanh và trái cây tươi,…)

1.4. Kiêng khám thai (hoặc là kiêng siêu âm)

Kiêng khám thai, kiêng siêu âm vì cho rằng siêu âm có các tia bức xạ làm ảnh hưởng đến thai nhi là những quan niệm sai lầm và hoàn toàn không có căn cứ khoa học.

Trên thực tế, bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao, chứ không phải sử dụng các tia bức xạ như tia X nên không ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Và đặc biệt, việc siêu âm đúng theo các mốc quan trọng được khuyến cáo (12 tuần – 22 tuần – 32 tuần) mang đến rất nhiều lợi ích, giúp thăm khám chính xác nhất tình trạng của mẹ trong thai kỳ và sự phát triển của bé trong bụng mẹ.

Chính vì thế mẹ không nên tin vào quan niệm sai lầm này mà nên thực hiện siêu âm theo chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là không được bỏ qua các mốc siêu âm quan trọng.

Siêu âm 12 tuần rất quan trọng vì sẽ đo độ mờ da gáy phát hiện sớm một số dị tật ví dụ như hội chứng down, hội chứng Edward, hội chứng Patau...

Siêu âm 12 tuần rất quan trọng vì sẽ đo độ mờ da gáy phát hiện sớm một số dị tật ví dụ như hội chứng down, hội chứng Edward, hội chứng Patau…

1.5. Mang thai lần 1 bị sảy thì lần 2 cũng bị sảy: Lo lắng, kiêng khem quá mức

Quan niệm này xuất phát từ dân gian truyền miệng và không có cơ sở khoa học nào chứng minh. Đây là một nhận định sai lầm khiến nhiều mẹ bầu bị ám ảnh và sợ hãi.

Trên thực tế mẹ hoàn toàn có thể mang thai và sinh con bình thường nếu cơ thể khỏe mạnh, không mang bệnh tật dù trước đó từng bị sảy thai.

Với đa số mẹ bầu từng sảy thai, cơ hội mang thai thành công tiếp là 80%. Nguyên nhân chính gây sảy thai là do vấn đề ở phôi thai, thai nhi hoặc phát triển từ cơ thể mẹ… Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay có rất nhiều cách để can thiệp và điều chỉnh sức khỏe của mẹ để hạn chế tình trạng sảy thai.

Hãy chia sẻ với bác sĩ của mẹ bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để có hướng chăm sóc phù hợp nhất.

Hãy chia sẻ với bác sĩ của mẹ bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để có hướng chăm sóc phù hợp nhất.

Ngoài ra có rất nhiều người cho rằng giữ thai là việc khi đã mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc giữ thai thật sự có ý nghĩa khi mẹ có sự chuẩn bị tốt trước khi mang thai (bổ sung dưỡng chất, khám sức khỏe…)

2. Ngăn ngừa sảy thai 3 tháng đầu

Nếu mẹ đã từng sảy thai lần 1, điều đó không có nghĩa là mẹ sẽ sảy thai tiếp. Và nếu mẹ mang thai lần đầu thì cũng không nên quá lo lắng.

Điều mẹ cần làm là trang bị cho chính mình một cơ thể khỏe mạnh và quan tâm đến từng thay đổi của bản thân. Để hạn chế nguy cơ sảy thai, mẹ có thể áp dụng một số lời khuyên dưới đây:

Chuẩn bị thai kỳ tốt và khỏe mạnh

Nhiều phụ nữ bị sảy thai vì lý do là không biết mình đang có thai. Do đó việc đầu tiên, mẹ cần theo dõi kỹ chính cơ thể mình để phát hiện mình có thai, việc này sẽ gia tăng tỷ lệ thai nhi được khỏe mạnh.

Nhiều mẹ bầu không biết mình có thai nên không chú ý tránh những yếu tố gây sảy thai.

Nhiều mẹ bầu không biết mình có thai nên không chú ý tránh những yếu tố gây sảy thai.

Ngoài ra, lưu ý rằng người phụ nữ khi mang thai và sinh con nên cách nhau 24 tháng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Nếu sinh con quá dày, với thời gian 2 lần sinh nở cách nhau là 6 tháng thì tỷ lệ đẻ non của thai nhi sau rất cao, tăng lên 59% so với khi cách nhau 18 tháng.

Tiêm phòng trước sinh đầy đủ

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiêm phòng cho bà bầu là bước quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Các mũi tiêm trước khi sinh bao gồm Rubella, viêm gan B, thủy đậu và cúm, cụ thể như sau:

Loại bệnh cần ngừa Thời gian tiêm chủng Nguy hiểm nếu mắc bệnh
Mũi Rubella (hoặc mũi 3in1 sởi – quai bị – Rubella) Cần tiêm trước ít nhất 3 tháng vì vaccine sởi là vaccine sống giảm độc lực Mẹ bầu nếu mắc trong 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi
Viêm gan B Hoàn thành 3 mũi tiêm trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Mẹ bầu mắc bệnh này có thể lây cho thai nhi. Bệnh này dễ chuyển thành ung thư gan
Thuỷ đậu Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thuỷ đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật: dị dạng hình thể, liệt chi
Cúm Tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng Mẹ bầu mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến con bị dị tật bẩm sinh

Mẹ cần lưu ý các mốc thời gian tiêm chủng và thực hiện đúng theo khuyến cáo để có một cơ thể khỏe mạnh sẵn sàng chào đón em bé của mình.

Bổ sung thêm axit folic, sắt…

Đây là hai chất quan trọng để mẹ không thiếu máu và bé sẽ ngăn ngừa được tình trạng dị tật ống thần kinh cho thai nhi ở 12 tuần. Ngoài việc uống thuốc bổ, mẹ có thể bổ sung sắt và axit folic từ thực phẩm và rau củ như: súp lơ xanh, thịt bò, rau chân vịt, trứng gà…

Acid folic là thành phần quan trọng giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh ở trẻ

Acid folic là thành phần quan trọng giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Lưu ý các thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn này, cần kiêng như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót,… sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến đau nhức, khó chịu, và có khả năng sảy thai.

Đồng thời mẹ không được uống rượu bia, hút thuốc lá hay đứng cạnh người hút thuốc vì chúng là những chất độc hại gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bên cạnh đó các mẹ lưu ý cần phải ăn chín uống sôi để bảo vệ cơ thể và sức khỏe của thai nhi được tốt nhất.

Hải sản như tôm, cua, mực, cá đông lạnh… có thể chứa thủy ngân nên mẹ tránh không nên ăn nhiều

Hải sản như tôm, cua, mực, cá đông lạnh… có thể chứa thủy ngân nên mẹ tránh không nên ăn nhiều

Hy vọng các thông tin trong bài viết giúp ích cho mẹ bầu giữ thai 3 tháng đầu. Trước hết là tránh được 5 quan điểm thường gặp nhưng sai lầm nghiêm trọng là: không vận động, không quan hệ, bồi bổ quá mức, kiêng khám thai và không thể có thai khi từng sảy thai. Đồng thời gợi ý mẹ một số biện pháp ngăn ngừa sảy thai vì thế nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    16 Th9, 2024
    168

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    317

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    16 Th9, 2024
    306

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    239

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám