Mang thai 3 tháng đầu bị ngã – Dấu hiệu nhận biết khi tình trạng nguy hiểm

Cập nhật 24/06/2023

19.0K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu bị ngã nhẹ thì thường sẽ không gây ra những ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đối với các trường hợp ngã nghiêm trọng, mẹ bầu không thể chủ quan, cần được thăm khám kịp thời để đảm bảo an toàn cho thai nhi của mình. Hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu nguy cơ, cách xử trí và phòng tránh ngã cho các mẹ bầu 3 tháng đầu qua bài viết sau đây:

Xem thêm:

1. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngã có sao không?

Không phải bất cứ trường hợp nào khi mang thai 3 tháng đầu bị ngã cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.  Mức độ ảnh hưởng tới thai nhi phụ thuộc vào từng trường hợp ngã và biểu hiện cụ thể của mẹ bầu:

Trường hợp nhẹ:

Các trường hợp chỉ va chạm nhẹ, không gây biểu hiện bất thường được xem là an toàn với mẹ bầu. Các mẹ bầu hãy yên tâm vì thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ còn nhỏ, được bảo vệ bởi túi nước ối, lớp nhau thai dày và khung xương chậu chắc chắn của mẹ. Do đó, các va chạm ít có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. 

Các mẹ bầu bị ngã không nên quá lo lắng khi chỉ bị ngã thông thường với các biểu hiện:

  • Sau khi ngã chỉ xuất hiện đau thoáng qua, không đau dữ dội hay đau kéo dài,
  • Không gây xuất huyết, không rò rỉ nước ối hay co thắt tử cung
  • Các tác động sau khi ngã biến mất ngay sau đó. 

Trường hợp nghiêm trọng: 

Các trường hợp ngã nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của cả thai nhi và mẹ bầu. Mẹ bầu cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế nếu sau khi ngã có những biểu hiện sau:

  • Chảy máu âm đạo: Các trường hợp chảy máu âm đạo có thể xuất hiện ngay sau khi ngã hoặc vài ngày sau đó, do vậy, các mẹ bầu cần lưu ý. 
  • Đau bụng dữ dội hoặc đau bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
  • Tử cung co thắt bất thường.
  • Rò rỉ nước ối.

Lưu ý: Các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngã cần lưu ý rằng: Các biểu hiện nghiêm trọng báo hiệu thai nhi bị ảnh hưởng thường xuất hiện ngay sau khi ngã. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, âm đạo chảy máu, các cơn đau hay tình trạng nước ối rò rỉ có thể xuất hiện vài ngày sau khi ngã. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý theo dõi chặt chẽ tình trạng cơ thể sau khi ngã trong vòng vài ngày sau đó. 

Cơ thể mẹ bảo vệ an toàn cho thai nhi khỏi những cú vấp ngã thông thường

Cơ thể mẹ bảo vệ an toàn cho thai nhi khỏi những cú vấp ngã thông thường

2. Tại sao mẹ bầu 3 tháng có nguy cơ bị ngã cao hơn so với người bình thường?

Các mẹ bầu 3 tháng đầu cần hiểu rõ những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ngã ở giai đoạn đầu thai kỳ để phòng tránh và hạn chế ngã ngoài ý muốn. Các nguyên nhân này bao gồm:

  • Hormone thay đổi: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra hormone làm giãn cơ xương khớp và dây chằng với mục đích tạo thuận lợi cho sự phát triển và lớn lên của trẻ. Tuy nhiên, các khớp thư giãn quá mức cũng là nguyên nhân khiến mẹ đi lại không vững và dễ bị ngã. 
  • Tụt huyết áp: Các mẹ bầu 3 tháng đầu thường gặp tình trạng nghén ăn, khó chịu, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, dễ dẫn tới tình trạng tụt huyết áp. Huyết áp giảm đột ngột gây chóng mặt, mệt mỏi, đi đứng không vững và vấp ngã bất ngờ. 
  • Tâm lý chủ quan: Một số mẹ bầu trong 3 tháng đầu khi chưa phát hiện mình mang thai hoặc do bụng vẫn còn nhỏ, cơ thể nhẹ nhàng nên di chuyển nhanh, không chú ý cẩn thận, dẫn tới vấp ngã ngoài ý  muốn. 
Các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu thường dễ bị vấp ngã hơn bình thường

Các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu thường dễ bị vấp ngã hơn bình thường

3. Cách xử lý khi ngã

Ở những giai đoạn sau, khi bụng lớn hơn, chân phù nề, mẹ bầu vẫn có nguy cơ ngã. Nếu không may gặp phải trường hợp này, mẹ bầu có thể xử lý như sau:

  • Ngồi yên tại chỗ và kêu gọi sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, không cố gắng đứng dậy.
    Trường hợp ngã chỉ có 1 mình: Ngay sau ngã, mẹ bầu vẫn nên đợi ổn định rồi mới ngồi dậy, dùng điện thoại hoặc âm thanh báo động khi cần trợ giúp.
  • Khi nhập viện, hãy thông báo tình trạng đang mang thai để bác sĩ có quy trình khám phù hợp (đặc biệt quan trọng khi chụp X quang). 

4. Phòng tránh ngã khi mang thai

Ngã khi bầu 3 tháng đầu tuy có ít nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi nhất, nhưng, mẹ bầu vẫn cần lưu ý hạn chế ngã hay va chạm để đảm bảo an toàn cho thai nhi: 

  • Tìm kiếm điểm bám và từ từ ngồi hay nằm xuống khi có dấu hiệu choáng váng, chóng mặt.
  • Đi chậm, bước chắc chắn, không chạy và chú ý quan sát xung quanh.
  • Lựa chọn giày dép đế thấp, có ma sát tốt, hạn chế trơn trượt
  • Chọn trang phục gọn gàng, đơn giản, thoải mái, độ dài hợp lý tránh vấp, vướng víu do váy, áo dài, lòe xòe. 
  • Tránh di chuyển khi nền nhà ướt, hạn chế đi lại những nơi dễ trơn trượt như nhà tắm, đường trời mưa…
  • Nên dùng đèn ngủ có ánh sáng nhẹ, hỗ trợ mẹ bầu nhìn thấy những vật cản trong bóng tối, tránh vấp ngã.
  • Chuyển tư thế từ từ, tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột, gây chóng mặt, choáng váng. 
  • Ăn uống đầy đủ di dưỡng cho mẹ và bé, tránh trường hợp tụt huyết áp, dễ gây ngã.
Ăn uống đầy đủ giúp hạn chế tụt huyết áp, chóng mặt gây vấp ngã ở mẹ bầu

Ăn uống đầy đủ giúp hạn chế tụt huyết áp, chóng mặt gây vấp ngã ở mẹ bầu

5. Một số biến chứng có thể gặp phải khi mẹ bầu bị ngã

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngã thường không để lại biến chứng quá nguy hiểm cho con. Chỉ trong các trường hợp ngã quá nặng, nghiêm trọng, các mẹ bầu cần lưu ý những biến chứng cho thai nhi như: gãy xương, bong nhau thai, tổn thương sọ, hay ảnh hưởng đến trạng thái tâm thần…

Hiện nay, có những quan niệm sai lầm về biến chứng sau khi ngã của mẹ bầu cần được hiểu rõ như: 

    • Ngã chắc chắn ảnh hưởng đến thai nhi: Như đã nói ở trên, thai nhi, đặc biệt là thai nhi dưới 3 tháng tuổi được cơ thể mẹ bảo vệ an toàn, do đó, hầu hết các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngã thường sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi, trừ trường hợp ngã nghiêm trọng, cần bác sĩ xem xét thăm khám.
    • Ngã ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi: Các khuyết tật trong tâm lý và trí tuệ của thai nhi không bị ảnh hưởng bởi những lần ngã hay va chạm của mẹ mà thường là do  nguyên nhân di truyền. 
  • Ngã khi bầu gây khó sinh: Trừ các trường hợp quá nghiêm trọng được bác sĩ đề nghị sinh mổ, việc sinh nở của các mẹ bầu thường không bị ảnh hưởng do các cú vấp ngã thông thường. 
  • Tâm lý chủ quan: Tuy tỷ lệ các cú ngã ảnh hưởng đến thai nhi là nhỏ, các mẹ bầu vẫn nên cẩn trọng, thăm khám bác sĩ khi cần thiết và chú ý di chuyển, tránh vấp ngã ngoài ý muốn. 

Các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngã không nên quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp, thai nhi đều được an toàn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý theo dõi tình trạng cơ thể và thai nhi kể cả sau khi bị ngã vài ngày, phát hiện những bất ổn hay những dấu hiệu nghiêm trọng, kịp thời thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi của mình. 

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu về những thông tin hữu ích và cần thiết khi bị ngã trong 3 tháng đầu mang thai. Nếu mẹ bầu còn bất cứ thắc mắc nào,  vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất!

Bạn đọc lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…

    22 Th9, 2023
    977

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn nha đam được không? – Lời khuyên từ chuyên gia

    Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm…

    30 Th9, 2023
    1.4K

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Chuyên gia giải đáp

    Thắc mắc “Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?” Của rất nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai vì món ăn này dễ…

    27 Th9, 2023
    3.7K

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

    Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…

    25 Th9, 2023
    5.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám