Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? [Hỏi – Đáp]

Cập nhật 24/06/2023

2.7K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Hỏi đáp bác sỹ, Sản khoa

Chuẩn bị những kiến thức trước khi mang thai bằng cách lên kế hoạch bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và thay đổi lối sống khoa học là điều cần thiết. Không những tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ dị tật hay các sảy thai, sinh non ở mẹ… Biết được điều này, Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã mời bác sĩ đến để tư vấn và giải đáp câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất “Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì“. Cùng theo dõi những tư vấn của bác sĩ dưới đây!

Xem thêm:

Câu hỏi số 1: Thưa bác sĩ, trong 3 tháng đầu, cơ thể người mẹ có sự thay đổi nào đáng lưu ý? Nguyên nhân là gì?

Bác sĩ MEDIPLUS trả lời

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi sau này. Người mẹ mang thai 3 tháng đầu nên biết về những thay đổi đáng lưu ý của cơ thể sau đây:

Ốm nghén: 85% các bà mẹ trong khi mang thai 3 tháng đầu đều phải trải qua tình trạng nghén. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do sự tăng nhanh chóng của hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG) và estrogen. Lúc này mẹ thường có các biểu hiện như:

  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu do tác dụng làm giãn cơ trơn ở hệ tiêu hóa do sự tăng nhanh chóng hormon.
  • Ngoài ra giai đoạn này mẹ bầu nhạy cảm hơn về mùi và vị nên thường xuyên có các triệu chứng nôn và buồn nôn.
Ốm nghén gây buồn nôn, khó chịu cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Ốm nghén gây buồn nôn, khó chịu cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Nổi mụn: Các mẹ bầu có thể bị nổi mụn do các nội tiết tố hoạt động quá mức, khiến cho da sản sinh nhiều chất dầu hơn.

Tăng kích thước bầu ngực và ngực trở nên nhạy cảm hơn: Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết và tăng trưởng các tuyến vú để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa (thường diễn ra vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ).

Một số thay đổi khác: Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, luôn cảm thấy đói, tâm trạng thất thường…

Những thay đổi này là hoàn toàn bình thường và phổ biến với bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, các bà bầu cũng như người thân cần nắm vững để hiểu rõ cũng như cần biết phải làm gì là tốt nhất.

Các mẹ bầu có thể khắc phục các triệu chứng trên bằng cách tham khảo các cách sau:

Giảm thiểu ốm nghén
  • Ăn thành 4-6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính giúp làm dịu bao tử và giữ bụng luôn đầy (bụng rỗng khiến mẹ dễ buồn nôn hơn).
  • Bổ sung các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, nước trà gừng có thể làm dịu sự khó chịu ở bao tử.
  • Bổ sung vitamin B6 với liều lượng phù hợp sẽ giúp bụng mau đói hơn.
  • Hạn chế những thực phẩm gây buồn nôn như đồ cay nóng, dầu mỡ, chọn ăn thực phẩm có protein cao (trứng, sữa…)
Kiểm soát mụn nhọt
  • Không sờ hay nặn mụn làm mụn lan rộng.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh  dưỡng ẩm tránh khô da quá mức, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Không sử dụng các sản phẩm chứa thành phần benzoyl peroxide, axit salicylic, retinols, hoặc steroid có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Làm dịu cảm giác căng tức bầu ngực
  • Mua áo ngực rộng với nhiều móc cài đằng sau để điều chỉnh kích cỡ.
  • Chọn những chiếc áo từ chất vải thô mềm cũng giúp mẹ giảm cơn đau ngực.

Câu hỏi số 2: Nghén là một trong những nỗi sợ hãi khi mang thai ở 3 tháng đầu. Bác sĩ có thể tư vấn thêm cách giảm nghén cũng như bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé ở giai đoạn đầu tiên?

Bác sĩ MEDIPLUS trả lời

Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi cần một nguồn dinh dưỡng đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn để hình thành cơ thể và não bộ. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên) với khoảng 2300-2400 kcal/ngày. Ngoài ra:

  • Mẹ bầu chú ý bổ sung các vi chất, đặc biệt là acid folic giúp thai nhi phát triển toàn diện, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh trong bào thai. Một số thực phẩm giàu acid folic kể đến như: Các loại rau xanh, bông cải xanh, rau muống, khoai tây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Nếu mẹ chưa biết ăn gì thì cần bổ sung thêm protein khoảng 10-18 g/ngày (tương đương 50-100gr thịt, cá hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
  • Bổ sung thêm sắt, canxi từ các loại rau màu xanh thẫm để giảm nguy cơ dị tật ở trẻ, phát triển xương, giúp quá trình tạo máu. Bổ sung vitamin B12, C giúp nhau bền chắc, xương chắc khỏe, tạo cơ và máu cho thai nhi.
  • Mẹ nên tránh các loại thực phẩm cay, nóng, chất kích thích, đồ gây dị ứng. Đồng thời thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn cá, thịt tái sống,…
  • Chú ý kiêng khem cẩn thận các loại thực phẩm như: dứa, cua, đu đủ xanh, rau ngót, gan động vật,… vì gây co thắt tử cung, có thể gây sảy thai và ảnh hưởng tới thai nhi.

Lưu ý: Trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi lúc này còn quá nhỏ, do ảnh hưởng của ốm nghén và các yếu tố khác nên thông thường mẹ bầu sẽ không tăng cân hoặc tăng rất ít (khoảng 1- 2 kg). Vì vậy, nếu mẹ bầu thấy cân nặng không tăng trong giai đoạn này thì đừng quá lo lắng.

Mẹ bầu chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong bữa ăn hằng ngày

Mẹ bầu chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong bữa ăn hằng ngày

Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén nặng và dẫn tới sút cân, mẹ cần thăm khám sớm để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời. Để giảm tình trạng khó chịu do ốm nghén gây ra, ngoài những biện pháp ở trên mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Mẹo giảm nghén:

  • Nhổ nước bọt với súc miệng thường xuyên có thể giảm ốm nghén khi mang thai vì khi mẹ nuốt quá nhiều nước bọt sẽ làm tăng các triệu chứng ốm nghén. Mẹ có thể pha nước với 1 thìa cà phê soda sẽ bảo vệ răng không bị acid dạ dày bào mòn.
  • Ngửi gừng hoặc chanh, mẹ có thể sử dụng rượu gừng, kẹo gừng, trà gừng hay nước chanh có thể giúp mẹ giảm nhanh triệu chứng buồn nôn do ốm nghén.
  • Nói chuyện và chia sẻ với ai đó lắng nghe những gì đã trải qua sẽ thực sự hữu ích.

Chế độ ăn uống phù hợp:

  • Mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trải đều trong ngày thay vì 3 bữa chính. Tránh để dạ dày trống làm hạ đường huyết quá mức. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chất đạm, béo, xơ, vitamin,…
  • Ốm nghén đặc biệt nếu mẹ nôn ói nhiều sẽ dẫn tới mất nhiều nước, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Vì vậy, bổ sung nhiều nước hằng ngày với từng ngụm nhỏ giúp ngừa nôn mà vẫn tốt cho cơ thể. Mẹ cũng có thể uống nước giữa các bữa ăn để cải thiện tình trạng này nếu nôn nghén làm mẹ khó ăn uống.
  • Ăn các loại thực phẩm khô dễ ăn như bánh mì, bánh quy thay vì các loại bánh ngọt, đồ cay béo. Đừng bỏ qua các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, chế phẩm từ sữa, các loại hạt mẹ nhé.

Lối sinh hoạt khoa học:

  • Căng thẳng, thiếu ngủ, mệt mỏi, stress có thể là những yếu tố khiến triệu chứng ốm nghén trầm trọng hơn. Để giảm triệu chứng này, mẹ bày cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn tinh thần, ngủ đủ giấc, cố gắng gác lại công việc.
  • Mẹ hãy giữ phòng luôn thông thoáng và có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Hãy dành thêm thời gian ra ngoài để hít thở không khí trong lành để cải thiện triệu chứng này.

Mẹ bầu có thể sử dụng trà gừng, kẹo gừng,… để giảm triệu chứng buồn nôn do ốm nghén

Câu hỏi số 3: Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn nhạy cảm, rất dễ sảy thai. Vậy đâu là những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu mẹ cần đặc biệt lưu ý và nên đi khám bác sĩ ngay?

Bác sĩ MEDIPLUS trả lời

Bất cứ biểu hiện bất thường nào cũng cần thăm khám bác sĩ, tuy nhiên dưới đây là biểu hiện nghiêm trọng mẹ cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Mẹ cần đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu sảy thai dưới đây:

Ra máu bất thường

Ra máu âm đạo lượng ít có thể là hiện tượng bình thường ở giai đoạn 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu âm đạo chảy máu bất thường có màu đỏ tươi hoặc màu nâu mận chín lặp đi lặp lại thì đó là triệu chứng báo hiệu lượng hormone sụt giảm và sảy thai có thể xảy ra. Một số trường hợp chảy máu nặng có thể vón cục và tự mất đi sau vài ngày.

Nếu bị chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi bị chấn thương ảnh hưởng đến vùng bụng hoặc thai phụ có tiền sử sảy thai thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau bụng dữ dội

Cơn đau tương tự như khi hành kinh nhưng có thể là dấu hiệu dọa sảy hay mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, nếu mẹ bầu xuất hiện cơn đau âm ỉ hay kéo dài vùng bụng dưới kèm theo chảy máu âm đạo hay khó thở thì mẹ cần nhanh chóng vào viện để kịp thời xử lý.

Xuất hiện cơn co thắt nghiêm trọng

Các cơn co thắt tử cung chỉ được xem là bình thường nếu xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các cơn co vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu trước 20 tuần thì đây lại là dấu hiệu của sảy thai. Các cơn co thắt thường kéo dài 5- 20 phút một lần kèm chảy máu hoặc thở khó khăn thì mẹ cần đi khám càng sớm càng tốt.

Nhức đầu, choáng ngất, chóng mặt

Nhức đầu, choáng ngất, chóng mặt là hiện tượng sinh lý bình thường do sự thay đổi của cơ thể trong 3 tháng đầu mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý khác như sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức thận trọng.

Nếu mẹ gặp một trong những biểu hiện trên thì cần được thăm khám ngay.

Mẹ cần hết sức thận trọng nếu chảy máu âm đạo bất thường trong 3 tháng đầu.

Mẹ cần hết sức thận trọng nếu chảy máu âm đạo bất thường trong 3 tháng đầu.

Câu hỏi số 4: Bác sĩ có lời khuyên nào với mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên?

Bác sĩ MEDIPLUS trả lời

Lưu ý chung:

3 tháng đầu là giai đoạn tương đối khó khăn, mẹ bầu phải đối diện với việc ốm nghén và đây cũng là giai đoạn dễ sảy nhất. Đây cũng là giai đoạn cả mẹ bầu và người thân thường xuyên tiếp xúc với lời khuyên truyền miệng, bài thuốc dân gian, kiêng khem từ người xưa.

Thêm vào đó, mẹ bầu thường lên mạng tìm kiếm thông tin rất dễ dẫn đến: hoang mang, không biết phải làm sao. Để tránh tình trạng này, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tìm chọn nguồn thông tin uy tín: bác sĩ chuyên khoa, bệnh viện để có được thông tin chính xác, khoa học.

Định hướng cách xử lý

  • Không nên kiêng khem thiếu khoa học: Không nên kiêng khem thiếu khoa học vì có thể ảnh hưởng tới chính sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới sảy thai. Mẹ cần chú ý chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học.
  • Nên tin tưởng vào lời khuyên của bác sĩ, tránh tin kiêng kị dân gian: Đừng quá tin tưởng vào các quan niệm truyền tai chưa được chứng minh khoa học. Ví dụ quan niệm mẹ bầu 3 tháng cần ăn cho 2 người là quan niệm sai lầm mà nhiều người hiểu nhầm. Tin tưởng và lời khuyên của bác sĩ để thai kỳ được khỏe mạnh, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần tới khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan: Giai đoạn 3 tháng đầu, lượng hormone có nhiều thay đổi khiến mẹ thường dễ xúc động, mệt mỏi, tâm lý bất an hay căng thẳng. Vì vậy, mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái nhất , tránh bị stress, căng thẳng ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ hãy dành thời gian để nghỉ ngơi hay tham gia các môn thể dục nhẹ nhàng, đọc các sách thai giáo để trang bị thêm các kiến thức chăm và nuôi dạy con.
  • Khám thai định kỳ: Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu cần tuyệt đối tuân thủ các mốc khám thai định kỳ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm mà bác sĩ đã chỉ định. Việc tuân thủ sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện sớm các dị tật bất thường.

Tổ hợp y tế MEDIPLUS xin cám ơn bác sĩ đã tham gia tư vấn thông tin “Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì”. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có những kiến thức hữu ích nhất để chuẩn bị tốt nhất trong giai đoạn này. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu cần tư vấn hoặc còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp và hỗ trợ thăm khám, hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn kem được không? Mẹ bầu thích ăn kem cần biết 

    Đang bầu ăn kem được không là câu hỏi rất nhiều thai phụ tìm kiếm câu trả lời, đặc biệt là khi thời tiết nắng…

    05 Th9, 2023
    986

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bắp cải được không? Liệu có sảy thai như lời đồn?

    Bầu ăn bắp cải được không? Hay việc ăn bắp cải khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, là tác nhân gây sảy…

    14 Th9, 2023
    2.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau lang được không? Mẹ bầu nhất định phải biết

    Bầu ăn rau lang được không là một trong vô vàn các câu hỏi mà bất kỳ ai mang thai đều muốn biết. Hãy cùng…

    28 Th8, 2023
    3.1K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Tiêm uốn ván cho bà bầu vào thời điểm nào và cần lưu ý gì?

    Tiêm uốn ván cho bà bầu là mũi tiêm quan trọng để phòng ngừa bệnh tật, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai…

    16 Th8, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám