Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?

Cập nhật 23/09/2024

56.4K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mẹ lo lắng vì 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nhưng không thấy có bụng hoặc thấy bụng to hơn hẳn so với người khác. Do đó để biết mang thai 3 tháng đầu bụng có to không, kích thước bụng mang thai 3 tháng đầu và các giai đoạn sau của thai kỳ như thế nào, mẹ tham khảo chia sẻ của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sau đây.

Xem thêm:

1. Hình ảnh bụng bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Dưới đây là hình ảnh bụng bầu theo các giai đoạn khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu tham khảo:

Tìm hiểu ngay mang thai 3 tháng đầu bụng có to không

Tìm hiểu ngay mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?

Bụng bầu khi mẹ mang thai tháng 2 chỉ hơi lộ, vẫn chưa rõ ràng

Bụng bầu khi mẹ mang thai tháng 2 chỉ hơi lộ, vẫn chưa rõ ràng

Mang thai 3 tháng đầu bụng mẹ bắt đầu to lên và dễ nhận biết hơn

Mang thai 3 tháng đầu bụng mẹ bắt đầu to lên và dễ nhận biết hơn

2. Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?

Để biết mang thai 3 tháng đầu bụng có to không chúng ta cùng tìm hiểu sự thay đổi kích thước bụng của mẹ bầu theo từng giai đoạn.

Tháng đầu tiên

Lúc này trong bụng mẹ bầu mới chỉ có phôi thai đang bắt đầu hình thành và phát triển. Bởi vậy, kích thước bụng chưa có thay đổi rõ ràng. Thay vào đó, mẹ bầu sẽ cảm nhận những thay đổi như: ốm nghén, đau lưng, mệt mỏi,…

Những dấu hiệu cho thấy mẹ đã mang thai tháng đầu tiên: tắc kinh, cảm giác buồn nôn, ngực căng cứng, dễ bị stress, thay đổi khẩu vị, nhiệt độ cơ thể tăng cao…

Tháng thứ 2

Khi thai nhi đã phát triển đến tháng thứ 2 và đã hiện rõ đầu, mình, tay và chân, lúc này bé đã nặng khoảng 4g và có kích thước từ 2 – 3 cm. Bởi vậy, bụng mẹ bầu đã bắt đầu nhú lên và cứng hơn.

Do sự thay đổi của hormone trong cơ thể, biểu hiện của các mẹ cũng trở nên rõ ràng hơn: đầu vú nhạy cảm và nứt, ợ nóng và nôn nghiêm trọng hơn, bụng dưới căng cứng, đau thắt mỏi lưng, tiểu nhiều, nhịp tim nhanh, cảm giác đói liên tục,…

Tháng thứ 3

Lúc này thai nhi đã lớn khoảng 5,4 cm và nặng 14 gam, đồng thời khuôn mặt, tay chân và các bộ phận trên cơ thể bé bắt đầu định hình rõ vì thế kích thước bụng mẹ bầu cũng lớn hơn.

Lúc này, không chỉ cơ thể mà cả tâm trạng của mẹ bầu cũng có nhiều biến đổi: cảm xúc thất thường, nhạy cảm với xung quanh,…

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu 3 tháng đầu

Bụng bầu 3 tháng đầu to hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động

Bụng bầu 3 tháng đầu to hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động

Nhiều phụ nữ lo lắng khi thấy 3 tháng đầu của thai kỳ bụng mình vẫn y nguyên, hoặc bụng to bất thường so với những chị em mang bầu khác. Tuy nhiên mang thai 3 tháng đầu bụng có to không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Vóc dáng: Nếu mẹ có vóc dáng cao ráo, thon gọn thì có thể sẽ chưa thấy bụng. Với những mẹ bầu người đầy đặn và lớp mỡ dưới bụng dày thì dễ dàng nhận thấy hơn.
  • Số lần mang thai: Với những mẹ mới mang thai lần đầu, da và cơ bụng chưa quen với việc bị kéo dãn nên chưa bị lộ nhiều. Trong thời gian này, bụng mẹ bầu vẫn còn khá săn chắc và thon gọn.
  • Do di truyền: Mẹ bầu càng cao thì thai nhi càng có nhiều không gian để phát triển. Lúc này, bé sẽ có xu hướng nằm dọc theo chiều dài của bụng chứ không nằm ngang và nhô ra khiến bụng mẹ trở nên to hơn. Điều này ngược lại với những mẹ có chiều cao khiêm tốn.
  • Lượng nước ối: Thể tích nước ối bên trong cơ thể mẹ có sự khác nhau và liên tục thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai. Điều này cũng là yếu tố quyết định đến kích thước bụng của mẹ bầu to hay nhỏ.

4. Kích thước bụng bầu qua từng tháng thai kỳ

Ngoài thắc mắc mang thai 3 tháng đầu bụng có to không thì những tam cá nguyệt tiếp theo kích thước bụng bầu sẽ có sự thay đổi như thế nào cũng là vấn đề các mẹ thường quan tâm đến. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Giai đoạn 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu bụng bầu chưa to rõ rệt

Mang thai 3 tháng đầu bụng bầu chưa to rõ rệt

  • Tháng 1: Chưa thấy dấu hiệu mang bầu, phôi thai mới bắt đầu hình thành. Thai nhi có kích thước khoảng 0,6cm nên bụng mẹ bầu chỉ như bụng của người bình thường.
  • Tháng 2: Thai nhi có kích thước khoảng 2,54cm nên bụng mẹ bầu chỉ hơi nhô nhẹ và bắt đầu gặp triệu chứng ốm nghén.
  • Tháng 3: Thai nhi có kích thước khoảng 10cm, do đó bụng nhô rõ hơn nhưng không đáng kể so với tháng 2. Tuy nhiên những dấu hiệu thay đổi ở cơ thể rõ ràng hơn: phát nhiệt, mệt, tiểu nhiều, ngực đau và to lên.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

  • Tháng 4: Bụng mẹ bầu không có thay đổi nhiều so với tháng thứ 3, cơ thể và tâm lý ổn định hơn: kích thước bầu vú tăng, đầu vú sẫm màu, tiểu tiền liên tục, âm đạo tiết dịch nhiều. Thai nhi có kích thước khoảng 15 đến 24cm.
  • Tháng 5: Bụng bầu bắt đầu lộ rõ ra ngoài, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý giúp trọng lượng mẹ và bé tăng lên trông thấy. Mẹ bầu sẽ cảm thấy vướng bụng và khó chịu khi tiêu hóa vì tử cung phát triển hơn. Thai nhi có kích thước khoảng 25,4cm.
  • Tháng 6: Bụng mẹ bầu ngày càng tăng do cân nặng và chiều dài của thai nhi tiếp tục tăng. Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và bị đau thắt lưng trong giai đoạn này. Thai nhi có kích thước khoảng 30cm.

Giai đoạn cuối thai kỳ

  • Tháng 7: Thai nhi có kích thước khoảng 35,5cm. Lúc này bụng bầu đã lộ rõ hoàn toàn ra ngoài và thân hình mẹ có sự thay đổi nhiều hơn. Việc đi lại và sinh hoạt của mẹ có nhiều khó khăn vì hay bị chuột rút, đau buốt vùng bụng và vùng lưng.
  • Tháng 8: Thai nhi có kích thước khoảng 45,7cm. Bụng mẹ bầu đã to “vượt mặt”, đi kèm theo đó là cơ thể tăng cân nhanh chóng. Trong giai đoạn này, tử cung của mẹ bầu lớn hơn, cùng với sự thay đổi hormone trong thai kỳ nên gây ra hiện tượng phù nề ở chân khi mang thai.
  • Tháng 9: Thai nhi có kích thước khoảng 45 đến 73cm. Bé đã cơ bản hoàn thiện tất cả các cơ quan và bộ phận trên cơ thể nên bụng mẹ bầu bị căng cứng. Thai nhi phát triển chèn lên khoang chậu bàng quang và liên tục chuyển động trong bụng nên mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và da bụng bị kéo dãn.

5. Các lưu ý khi bụng mẹ bầu to lên

Những tháng cuối của thai kỳ kích thước bụng bầu lớn mẹ có thể bị rạn da ở bụng

Những tháng cuối của thai kỳ kích thước bụng bầu lớn mẹ có thể bị rạn da ở bụng

Khi bụng to lên cơ thể mẹ bầu bắt đầu có sự thay đổi. Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, đừng hoang mang mà hãy chuẩn bị những kiến thức thật tốt để đối phó với chúng nhé!

  • Xuất hiện các vết rạn màu tím hoặc đỏ ở các khu vực như: bụng, hông, đùi, ngực, cánh tay,… Nguyên nhân là do cơ thể của mẹ bầu tăng quá nhanh so với khả năng co giãn ở da. Để hạn chế tình trạng này mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ vitamin E, vitamin A, omega-3, omega-6,… thông qua chế độ ăn uống, bổ sung nhiều nước và dùng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
  • Xuất hiện đường kẻ sọc màu nâu thẫm trên bụng kéo dài từ xương mu tới xương ức. Nguyên nhân xuất hiện là do tăng sinh estrogen và sắc tố melanin tạo nên những vùng da sậm màu hơn ở một số chỗ. Đường Linea Nigra xuất hiện tự nhiên, không gây hại cho bé và sẽ tự biến mất khi mẹ bầu sinh xong.
  • Tốc độ tăng chu vi vùng bụng quá nhanh và vượt mức mẹ cần lưu ý và nên đi thăm khám sớm bởi đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Kiểm soát cân nặng: Mẹ bầu có thể biết được mình có vượt mức cân nặng tiêu chuẩn hay không dựa trên các chỉ số BMI của cơ thể. Để kiểm soát được cân nặng khi mang thai, mẹ bầu cần: xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ, bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày,…
  • Thu nạp những thực phẩm lành mạnh và lắng nghe cơ thể: Mẹ bầu nên tránh đồ ăn cay nóng, thức uống có cồn và hạn chế hút thuốc, ngủ muộn, uống cafe liên tục,… Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên học cách lắng nghe cơ thể của chính mình.

Hy vọng với những thông tin và lời khuyên chúng tôi cung cấp đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc mang thai 3 tháng đầu bụng có to không. Nếu có bất cứ khó khăn nào, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất hoặc đến “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội để được tư vấn đến từ các bác sĩ chuyên gia.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: 5 cách chữa

    Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu,…

    21 Th10, 2024
    227

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    314

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    16 Th9, 2024
    942

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    79

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám