2.6K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Dưới đây là 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thiếu cơ sở khoa học nhưng vẫn được nhiều người truyền miệng và thực hiện theo. Ở bài viết này, các chuyên gia dinh dưỡng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp những “bí kíp” và cập nhật giúp bạn những cách khoa học hơn nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Xem thêm:
Nhiều người khi chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thường nghe theo rất nhiều lời truyền miệng và yêu cầu bà bầu phải áp dụng theo. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không phải lời truyền miệng nào cũng đúng khoa học và được chứng minh cụ thể.
Dưới đây là 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu TƯỞNG ĐÚNG NHƯNG LẠI SAI, hãy cùng tham khảo và rút kinh nghiệm ngay!
Nhiều người tin rằng, khi mang thai mẹ bầu cần ăn gấp đôi để đảm bảo dinh dưỡng cho hai người. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai và không có cơ sở khoa học.
Theo các nhà dinh dưỡng học của Viện Y học Mỹ, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu có cân nặng hợp lý và cơ thể khỏe mạnh thì không cần bổ sung thêm nhiều calo trong khẩu phần ăn.
5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu sai lầm cần lưu ý
Và việc bổ sung quá nhiều thực phẩm có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, gây tiểu đường và bị tiền sản giật.
Nếu mẹ bầu khỏe mạnh và có cân nặng hợp lý thì không cần bổ sung thêm quá nhiều calo trong khẩu phần ăn
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nên:
Nhiều người cho rằng khi mang thai ốm nghén càng nặng thì thai nhi khi sinh ra sẽ có chỉ số IQ, điểm số ngôn ngữ càng cao. Tuy nhiên chỉ số IQ của thai nhi phụ thuộc nhiều vào quá trình nuôi dưỡng, cho nên mẹ đừng quá tin tưởng vào quan điểm này.
Nguyên nhân gây ốm nghén là do sự thay đổi các loại hormone trong cơ thể như Gonadotropin và Estrogen. Ngoài ra, tình trạng lo lắng, căng thẳng và sự nhạy cảm ở dạ dày cũng là một trong những lý do khiến mẹ chán ăn, ốm nghén.
Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng mẹ bầu bị ốm nghén sẽ có nguy cơ sẩy thai thấp gấp 3 lần so với nhóm còn lại.
Sử dụng các thực phẩm giảm ốm nghén là một trong 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
Vì thế nếu mẹ bầu xuất hiện tình trạng ốm nghén, hãy chú ý chăm sóc bản thân và có thể áp dụng 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu sau:
Chưa có bằng chứng nào cho thấy siêu âm có hại hay gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi
Nhiều người thường lầm tưởng siêu âm giống như hình ảnh khi chụp X quang, có bức xạ ion hóa gây hại cho thai nhi. Thực tế, siêu âm sử dụng sóng âm thanh nên hoàn toàn không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Theo Hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ (ACOG – American College of Obstetricians and Gynecologists) và cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – U.S. Food and Drug Administration) thì: “Cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy siêu âm có hại cho thai nhi, không có mối liên hệ nào giữa siêu âm và dị tật bẩm sinh, ung thư hay các vấn đề phát triển khác sau này ở thai nhi.”
Đặc biệt, theo các chuyên gia thì có 3 mốc quan trọng khuyến cáo mẹ bầu nên siêu âm đó là 12 – 22 – 32 tuần để: xác định được thai đã vào tử cung chưa, có tim thai hay không, thai nhi có bất thường gì về hình thái không…
Tóm lại, thực hiện siêu âm hoàn toàn không gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và bé, vì thế mẹ bầu không nên kiêng siêu âm mà nên thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ.
Tập thế dục nhẹ nhàng khi mang thai 3 tháng đầu rất tốt cho mẹ bầu
Kiêng tập thể dục là một trong 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu sai lầm nhiều người mắc phải bởi nghĩ rằng, tập thể dục sẽ gây động thai, dọa sảy thai hoặc sảy thai. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi mẹ bầu tập luyện với cường độ cao liên tục trong thời gian dài.
Ngược lại, theo nhiều chuyên gia, vận động nhẹ nhàng trong quá trình mang thai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé.
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu không nên vận động mạnh. Thay vào đó, phụ nữ mang thai có thể đi bộ để cải thiện tim mạch, bơi lội để tăng cường sức khỏe hoặc tham gia các lớp yoga bầu để tăng sự dẻo dai.
Phần lớn phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm với vấn đề quan hệ tình dục. Vì mẹ bầu cho rằng hành động này sẽ làm tác động đến thai nhi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ, nếu mẹ và thai nhi không có vấn đề về sức khỏe, mẹ bầu hoàn toàn có thể quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu mang thai.
3 tháng đầu mang thai mẹ hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng nhẹ nhàng
Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành, nên mẹ bầu vẫn cần lưu ý một số vấn đề khi quan hệ. Bạn nên chọn những tư thế không tác động nhiều lên vùng bụng, hãy “yêu” nhẹ nhàng và không nên quan hệ quá lâu.
Nhưng vẫn có một số trường hợp mẹ bầu không nên quan hệ, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất:
Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn nhạy cảm, nhất là đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Để đảm bảo an toàn mẹ không nên nghe theo 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu trên mà hãy tham khảo các lời khuyên từ các chuyên gia.
Mẹ cần ngủ đủ giấc khi bầu 3 tháng đầu
Trong giai đoạn này, cơ thể thay đổi hormone làm mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, lo lắng gây mất ngủ. Về lâu dài sẽ khiến thai phụ mất sức, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu. Do đó, phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý đến chế độ nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ.
Mẹ bầu nên đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối và chợp mắt ngắn vào buổi trưa. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng gây trằn trọc, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tư thế tốt nhất cho thai nhi là năng nghiêng sang trái. Bởi tư thế này giúp tăng lưu lượng máu cho thai nhi.
Bí kíp chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu là tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc
Ngoài 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần tránh trên thì giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu cần lưu ý đến một số điều kiêng kỵ sau
Theo ông bà ta ngày xưa, ăn trứng ngỗng giúp thai nhi thông minh và lanh lợi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp nhưng lượng lipid lại cao hơn so với trứng gà. Do đó, mẹ bầu nên ăn trứng gà thay vì sử dụng trứng ngỗng.
Ngoài ra, kinh nghiệm từ dân gian cũng cho rằng nếu phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn lựu thì thai nhi sẽ có lúm đồng tiền. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh điều này là đúng. Và chất dinh dưỡng có trong quả lựu mang đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng thử và nếu may mắn bé yêu khi sinh ra sẽ có má lúm đồng tiền như ý.
Ăn lựu trong thai kỳ để em bé có lúm đồng tiền là phương pháp dân gian vô hại, dù chưa được khoa học chứng minh nhưng mẹ hoàn toàn có thể thử nhé
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
Điều quan trọng nhất trong bí quyết chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung:
Cũng đừng quên thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai nên tập luyện các bài tập thể dục đơn giản để xoa dịu hệ thần kinh, tăng cường lượng oxy cho cơ thể.
Cuối cùng, các thành viên trong gia đình hãy dành thêm thời gian để trò chuyện, chia sẻ cùng mẹ bầu nhé. Điều này sẽ giúp tinh thần bà bầu thoải mái, giảm căng thẳng và các áp lực tâm lý hơn nhiều đấy!
Mẹ bầu cần được chăm sóc cẩn thận trong giai đoạn 3 tháng đầu vì lúc này thai nhi chỉ vừa hình thành và đang phát triển. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần cẩn thận trước những lời truyền miệng không đủ dẫn chứng khoa học, điển hình như 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu ở trên. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất. Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
Với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có 20 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung…
Bài viết liên quan
Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…
Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi
Chuyên mục: Sản khoa
Bầu ăn sứa được không? Là thắc mắc của nhiều người, mặc dù đây là món ăn ngon, mát, dễ ăn. Hãy dành 1 phút…
Thắc mắc “Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?” Của rất nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai vì món ăn này dễ…
Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải
Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.