15.9K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Đặc biệt là khi giai đoạn này mẹ bầu thường nhận được nhiều lời truyền miệng về kiêng khem khiến mẹ bầu hoang mang không biết điều nào đúng, điều nào sai. Xem ngay bài viết dưới đây để biết chi tiết.
>>> Xem thêm:
3 tháng đầu khi mang thai cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi để thích nghi với quá trình này như: chất nhầy cổ tử cung tăng, xuất hiện những biểu hiện thèm ăn, mệt mỏi, buồn nôn,… Đây là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành các cơ quan bộ phận đầu tiên trên cơ thể của bé.
Do đó, giai đoạn này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi trong các giai đoạn sau. Đây cũng chính là lý do mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý đến dinh dưỡng, sinh hoạt trong 3 tháng đầu nhạy cảm này.
Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mà mẹ bầu cần chú ý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần cung cấp đủ (không thừa cũng không thiếu) dưỡng chất, vitamin… để thai nhi phát triển tốt nhất.
Do đó một số vấn đề mẹ bầu cần tránh trong chế độ ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu tiên như:
Đu đủ xanh là loại thực phẩm tuyệt đối không được sử dụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Ngoài ra mẹ cần chú ý đến những loại thực phẩm sau bởi trong thời kỳ đầu của thai kỳ không phải loại thực phẩm nào mẹ cũng có thể sử dụng.
Hầu hết trong thành phần của các loại thuốc nhuộm tóc đều chứa các chất hóa học độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như: phenylenediamine, aminophenol,… Do đó mẹ cần hạn chế sử dụng đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Ngoài ra, giai đoạn này mẹ bầu cũng nên hạn chế sơn móng tay, móng chân. Vì theo các nhà khoa học Columbia, chất Phthalates có trong sơn móng tay có thể làm rối loạn tuyến giáp ở mẹ và ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ của trẻ nếu lạm dụng.
Mẹ bầu tuyết đối không tự ý sử dụng thuốc khi mang thai
Việc tự ý sự dụng thuốc là cực kỳ nguy hiểm với mẹ bầu bởi không phải loại thuốc nào mẹ cũng có thể sử dụng do nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho thai nhi. Ngay cả các loại thuốc thông thường hoặc các loại thuốc bổ có thành phần tự nhiên cũng chưa chắc đã an toàn cho mẹ bầu.
Do đó, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào mẹ bầu cũng không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước.
Khi mang thai, trọng lượng lẫn trọng tâm cơ thể mẹ bầu đều thay đổi. Vì thế, mang giày cao gót rất dễ gây ngã, nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng dọa sảy thai hoặc sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên mang dép thấp, thoải mái và có độ bám tốt để hạn chế rủi ro.
Dưới đây là 4 tác hại khi mẹ bầu đi giày cao gót:
Trong 3 tháng đầu thai nhi rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu mẹ bầu tắm nước quá nóng hoặc nhiệt độ cao sẽ làm mẹ bầu tăng thân nhiệt, ảnh hưởng đến thai nhi. Trong đó, não và tủy sống chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất từ hành động này. Ngoài ra, nước nóng có nguy cơ làm giảm huyết áp của thai phụ do giãn các mạch máu, có thể gây chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu,…
Hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích mẹ bầu không nên sử dụng bồn tắm quá nóng trong quá trình mang thai. Vì ngâm mình trong một thời gian dài có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi. Bên cạnh đó, tắm bồn có khả năng gây viêm nhiễm âm đạo nếu bồn không được vệ sinh cẩn thận.
Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà – Trường khoa sản N1 – Bệnh viện Từ Dũ, mèo là vật chủ duy nhất chứa ký sinh trùng Toxoplasmosis, khi nhiễm ký sinh trùng này có thể gây ra tổn thương đến các cơ quan nội tạng, não bộ và mắt của trẻ sau khi sinh ra.
Phụ nữ mang thai nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như cảm cúm, đau nhức cơ thể, sưng hạch bạch huyết,… có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Mẹ bầu hút thuốc tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu
Thông thường một điếu thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất khác nhau với các thành phần chính gồm nicotine, carbon monoxide, acetone, arsenic, methane, polonium,… Bên cạnh đó, thuốc lá điện tử hay còn gọi là Vape dù chứa ít nicotine hơn nhưng tác hại vẫn tương đương như thuốc lá truyền thống.
Hút thuốc hoặc hít khói thuốc đều gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Điều này có thể gây ra các vấn đề sau:
Đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng bệnh trĩ, táo bón, khi mẹ bầu đi vệ sinh cần phải rặn nhiều gây tăng áp lực ổ bụng, từ đó có thể dẫn đến dọa sảy thai hoặc sảy thai.
Mang vác vật nặng có thể gây tăng áp lực lên ổ bụng mẹ bầu do cần gắng sức. Việc này làm chèn ép các cơ quan nội tạng trong ổ bụng, hạn chế khả năng vận chuyển máu về tim, gây ra các búi trĩ,…
Ngoài ra, tăng áp lực ổ bụng sẽ đẩy nội tạng xuống thấp theo trọng lực, gây ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây dọa sảy hoặc sảy thai.
Cơ thể mệt mỏi, lo lắng khi mang thai, thay đổi hormone gây ảnh hưởng đến tâm trạng,… là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị căng thẳng.
Stress có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của trẻ
Stress kéo dài có thể gây nên nhiều tác hại cho mẹ bầu như thiếu oxy máu, dễ sinh non hoặc sảy thai, trẻ bị tăng động sau sinh, nguy cơ tự kỷ cao. ảnh hưởng đến trí não của thai nhi,… Do đó, mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, thư giãn trong suốt quá trình mang thai.
Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng quan hệ không là điều nhiều vợ chồng trẻ quan tâm. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm vì thai nhi chưa ổn định, quan hệ tình dục quá mạnh hoặc làm ở tư thế lạ sẽ nguy cơ dẫn đến dọa sảy thai hoặc sảy thai.
Tuy nhiên, theo BS. Bùi Thị Thu Hà thuộc chuyên khoa chăm sóc tiền sản của Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ:
“Nếu mẹ bầu không nằm trong trường hợp dễ sinh non, sảy thai hay có sự cảnh báo từ bác sĩ thì mẹ bầu vẫn có thể quan hệ nhẹ nhàng. Vì theo khoa học, thai nhi nằm trong tử cung và được bao bọc bởi nước ối, màng ối. Dương vật không thể chạm tới thai nhi và tinh dịch hay vi khuẩn rất khó xâm nhập vào tử cung nhờ nút nhầy ở cổ tử cung.”
Tập luyện với cường độ cao là áp dụng các bài tập có hoạt động mạnh liên tục trong thời gian dài. Các bài tập này thường khiến mẹ dễ ngã, mất sức, tăng nguy cơ động thai. Do đó, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đặc biệt nhạy cảm với các hoá chất và chất phóng xạ, nếu tiếp xúc trong thời gian dài, cường độ cao có thể sẽ gây dị tật ở thai nhi. Dưới đây là 5 công việc mẹ bầu nên tránh:
Theo các chuyên gia nha khoa tại bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn, phụ nữ mang thai không nên tẩy trắng răng. Vì một số hoạt chất tẩy trắng có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Phụ nữ đang mang thai không nên thực hiện tẩy trắng răng
Bên cạnh đó, trong những tháng đầu mang thai, nướu mẹ bầu rất nhạy cảm. Tẩy trắng răng sẽ khiến nướu bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, nếu vẫn cần thiết phải làm, mẹ bầu cần đến các cơ sở uy tín để được tư vấn cụ thể.
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu đi nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Những nơi tập trung đông người thường tăng nguy cơ lây nhiễm những vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, vượt thác có thể sẽ khiến mẹ xúc động mạnh, tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt,… Vì thế, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên tránh những chuyển động tròn hoặc thẳng đứng trong không trung.
Mẹ bầu chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm có chiết xuất tự nhiên
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý khi chọn mua mỹ phẩm làm đẹp, cần tránh xa các chất như: avobenzone, oxybenzone, homosalate, aluminum chloride hexahydrate,… Đây chính là những tác nhân gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến thần kinh. Mẹ bầu nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như son dưỡng, mặt nạ, xà phòng,…
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội chia sẻ, lạm dụng thuốc bổ khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, táo bón và tăng thêm gánh nặng cho gan. Chẳng hạn như theo bác sĩ Ánh, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, việc bổ sung quá nhiều canxi là không cần thiết.
Vì lúc này khung xương chưa phát triển, mới chỉ là giai đoạn phôi thai. Thời điểm này mẹ bầu cần tăng cường nạp acid folic nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở trẻ. Ở mỗi giai đoạn mẹ bầu sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau, do đó mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào.
Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Vì một số thành phần trong vac-xin có thể gây tác dụng phụ cho thai nhi như làm trẻ dễ bị dị tật, bại não, suy dinh dưỡng,… Do đó khi mang thai, mẹ bầu không nên tiêm vaccine, việc tiêm vaccine phòng bệnh nên được thực hiện trước khi có kế hoạch mang thai.
Trong thai kỳ, nếu cần thiết sử dụng vaccine mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn.
Ngoài 19 việc kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt trên thì theo quan niệm của dân gian, mẹ bầu cũng nên chú ý kiêng kỵ một số vấn đề như:
Những kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai được nêu ra trên đây đều là các thông tin truyền miệng, hầu hết đều chưa được khoa học chứng minh là đúng. Tuy nhiên những điều này không có hại vì thế mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện theo nếu muốn.
Kiêng cữ khi mang thai là một vấn đề mà bà bầu cần thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần lưu ý 3 điều sau:
Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai rất quan trọng, nên mẹ bầu cần cẩn thận, tránh những việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi phát triển, mẹ bầu nên tuân thủ theo những điều trên và lời khuyên từ bác sĩ. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.
Nếu mẹ bầu còn thắc mắc và tư vấn thêm về mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
Với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có 20 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung…
Bài viết liên quan
Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…
Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi
Chuyên mục: Sản khoa
Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…
Thắc mắc “Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?” Của rất nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai vì món ăn này dễ…
Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải
Bầu ăn cà muối được không? Liệu có bị ung thư như lời đồn? là một trong vô vàn các thắc mắc trong giai đoạn…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.