Tiêm kích trứng loại thuốc nào, hướng dẫn thực hiện tại nhà

Cập nhật 15/05/2023

2.3K

ThS.BS Trương Quang Hải

Tham vấn y khoa:ThS.BS Trương Quang Hải

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Tiêm kích trứng là một bước cần thiết khi tiến hành kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Quá trình này giúp thu được số lượng và chất lượng trứng tốt hơn. Từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ thành công của kỹ thuật IUI hay IVF. Vậy tiêm kích trứng được tiến hành như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây!

Tiêm kích trứng là gì?

Tiêm kích trứng là một bước quan trọng trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Đây thực chất là quá trình đưa trực tiếp thuốc nội tiết vào cơ thể bằng đường tiêm, nhằm mục đích đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai giai đoạn trưởng thành và rụng đi. Từ đó giúp thu được số lượng trứng nhiều hơn, chất lượng trứng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo của quá trình thụ thai.

>>> Xem thêm: Sau chuyển phôi nên ăn gì kiêng ăn gì?

Tiêm kích trứng là bước quan trọng trong kỹ thuật IUI và IVF

Tiêm kích trứng là bước quan trọng trong kỹ thuật IUI và IVF

Khi nào cần tiêm kích trứng

Thường được chỉ định cho các cặp đôi đã kết hôn 1-2 năm chưa có con nhưng muốn thụ thai tự nhiên, các trường hợp vô sinh do đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn hay các trường hợp đang tiến hành thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF):

  • Thụ tinh nhân tạo IUI: Tiêm kích trứng trong phương pháp IUI nhằm tạo ra 1 đến 3 nang trứng trưởng thành, đẩy nhanh quá trình phóng noãn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai. Các trường hợp nên được tiêm kích trứng khi làm IUI như tinh trùng yếu, rối loạn phóng noãn, vô sinh không rõ nguyên nhân, lạc nội tử cung, tử cung có vấn đề,..
  • Thụ tinh trong ống nghiệm IVF: Tiến hành tiêm kích trứng ở kỹ thuật IVF để kích thích buồng trứng, giúp thu được nhiều trứng hơn, nâng cao chất lượng trứng (thường là 8-10 trứng đạt chất lượng). IVF thường được chỉ định trong các trường hợp như: chồng có tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng, bất sản ống dẫn tinh, phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, người đã lớn tuổi,  buồng trứng giảm dự trữ,…

Thời điểm vàng để tiêm kích trứng nên lưu ý để có kết quả tốt nhất

Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, hệ nang noãn của chị em phụ nữ sẽ phát triển nhiều nhưng chỉ có một nang noãn duy nhất có chất lượng tốt được phóng ra và số còn lại sẽ bị thoái triển.

Bình thường, khi trứng rụng nếu gặp tinh trùng tốt sẽ xảy ra quá trình thụ tinh, phát triển thành phôi thai. Trong trường hợp rối loạn phát triển nang trứng và rụng trứng, việc tiêm kích trứng sẽ làm tăng khả năng phát triển và thúc đẩy rụng trứng giúp thụ thai cao.

ThS BS Trương Quang Hải cho biết: thời điểm “vàng” để tiêm kích trứng là bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh đến ngày thứ 11. Người bệnh cần được thăm khám và theo dõi vào ngày thứ 6, 8, 10 sau khi tiêm. Cho đến ngày 13, người bệnh sẽ được hẹn đến chọc trứng.

Các loại thuốc tiêm kích trứng được sử dụng hiện nay

Hiện nay trên thị thường có rất nhiều loại thuốc tiêm kích trứng, tùy vào tình trạng, sức khỏe của người thực hiện mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, cụ thể với các dạng thuốc dưới đây:

Các dạng thuốc tiêm kích trứng sử dụng hiện nay.

Các dạng thuốc tiêm kích trứng sử dụng hiện nay.

Human menopausal gonadotropin (hMG)

  • Có thành phần chứa Luteinizing Hormone (LH) và Follicle Stimulating Hormone (FSH) được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ mãn kinh. Thuốc tiêm kích trứng hMG có 2 loại, một loại chứa 75UI FSH và 75UI LH , còn một loại chứa 150UI FSH và 150UI LH.
  • Dạng bào chế: Bột pha
  • Đường tiêm: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
  • Cơ chế tác dụng: Thuốc giúp bổ sung FSH ngoại sinh – hormone này tác động trực tiếp lên buồng trứng, kích thích quá trình phát triển nang trứng. Hormone LH kích thích tế bào vỏ tiết ra Androgen, là tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp Estrogen.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây hội chứng quá kích buồng trứng, bệnh nhân có thể sốt, nổi mề đay, mẫn cảm. Tại chỗ tiêm có thể xảy ra một số triệu chứng như đỏ, sưng đau, ngứa.
  • Chống chỉ định: cho phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ bị u tử cung, buồng trứng hoặc vú chưa rõ bản chất, ra máu từ tử cung bất thường.

Recombinant FSH (FSH tái tổ hợp)

  • Được sản xuất từ những năm 1990, có chứa Follicle Stimulating Hormone (FSH) theo công nghệ DNA tái tổ hợp, có chứa follitropin dạng alpha hoặc beta. Đây là một dạng hormone FSH có độ tinh khiết cao, an toàn và có hiệu quả tốt hơn chế phẩm từ nước tiểu.
  • Dạng bào chế: bút tiêm, bơm tiêm đã được pha sẵn.
  • Đường tiêm: tiêm dưới da
  • Cơ chế tác dụng: FSH tái tổ hợp giúp cung cấp hormone FSH ngoại sinh cho cơ thể, từ đó tác động trực tiếp lên buồng trứng để kích thích sự phát triển của các nang trứng.
  • Tác dụng phụ: Thuốc gây quá kích buồng trứng, phản ứng tại chỗ tiêm như đau, đỏ, sưng, ngứa, một vài bệnh nhân có triệu chứng quá mẫn.
  • Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ bị u tử cung, buồng trứng hoặc vú chưa rõ bản chất, chảy máu từ tử cung bất thường, hay bị u vùng dưới đồi và tuyến yên.

Human chorionic gonadotropin (hCG)

  • Với thành phần có hoạt chất human chorionic gonadotropin (hCG) thu được do quá trình chiết xuất nước tiểu của phụ nữ có thai
  • Bào chế dưới dạng: Bột đông khô
  • Đường tiêm: tiêm bắp
  • Cơ chế tác dụng: HCG có tác dụng tạo đỉnh LH ngoại sinh nhờ các tiểu đơn vị alpha của hCG có cấu trúc tương đồng với hormone LH. Nhờ đó thuốc có tác dụng kích thích rụng trứng ở các nang trứng đã trưởng thành và đạt tiêu chuẩn.
  • Tác dụng phụ: Thuốc gây tình trạng quá kích buồng trứng, phản ứng tại chỗ tiêm như đau, đỏ, sưng, ngứa, hiếm khi bệnh nhân có triệu chứng quá mẫn.
  • Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú, người bị u buồng trứng, tử cung hoặc vú chưa rõ nguyên nhân, xuất huyết tử cung chưa rõ nguyên nhân, người có khối u vùng dưới đồi và tuyến yên, thuyên tắc huyết khối đang hoạt động.

Gonadotropin releasing hormone agonist – GnRH đồng vận

  • Có thành phần là Triptorelin hoặc Buserelin
  • Dạng bào chế: Bột đông khô hoặc dung dịch pha sẵn
  • Đường tiêm: tiêm dưới da
  • Cơ chế tác động: Trong giai đoạn đầu cho GnRH đồng vận, thuốc sẽ được gắn lên các thụ thể của GnRH ở tuyến yên, từ đó kích thích tuyến yên tăng tiết 2 hormon FSH và  LH. Dùng GnRH đồng vận trong thời gian khoảng 10 – 14 ngày, các thụ thể GnRH ở tuyến yên sẽ trơ hóa, mất khả năng đáp ứng với các GnRH đồng vận khiến cho nồng độ của 2 hormone này bị cạn kiệt. Lúc này nồng độ hormone Estrogen tăng lên vào giữa chu kỳ kinh nguyệt không thể tác động được lên tuyến yên nữa. Nhờ vậy, đỉnh LH bị ức chế và ngăn ngừa các nang noãn chưa đủ trưởng thành rụng sớm.
  • Tác dụng phụ: có thể gặp phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mề đay, ngứa, đau đầu hay buồn nôn, nôn, phản ứng tại chỗ tiêm như sưng đỏ đau vùng viêm, cơn bốc hỏa.

Gonadotropin releasing hormone antagonist – GnRH đối vận

  • Thường có chứa một trong 2 thành phần là Ganirelix và Cetrorelix acetate
  • Dạng bào chế: ống tiêm pha sẵn
  • Đường tiêm: Tiêm dưới da
  • Cơ chế tác động: GnRH đối vận gắn kết cạnh tranh với các thụ thể của GnRH của tuyến yên, do đó GnRH được tiết ra từ vùng dưới đồi không thể tác dụng lên tuyến yên để tiết ra hormone FSH và LH. Vì vậy, nồng độ estrogen gia tăng trong máu không thể gây đỉnh LH. So với GnRH đồng vận, ưu điểm của GnRH đối vận là đem lại tác động tức thì, khoảng 4-6 giờ sau tiêm, và phục hồi nhanh sau ngưng thuốc.
  • Tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, nôn hoặc các phản ứng tại chỗ tiêm.
  • Chống chỉ định: với người quá mẫn với các thành phần của thuốc, có thai và cho con bú, hoặc bệnh nhân suy gan thận

Hướng dẫn tiêm kích trứng tại nhà và những lưu ý

Quy trình tiêm kích trứng bệnh nhân hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà hoặc nhờ người thân hỗ trợ. Các bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Người tiêm sát khuẩn tay trước khi tiêm
  • Bước 2: Lau sạch vùng chuẩn bị tiêm bằng bông tẩm cồn. Chuẩn bị ống tiêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bước 3: Các chế phẩm thuốc kích trứng dạng tiêm hiện nay thường được dùng theo đường tiêm dưới da hoặc tiếp bắp. Khi thực hiện tại nhà bệnh nhân thường tiêm dưới da. Vị trí tiêm thường là quanh rốn, cách rốn tầm 3 đến 5cm. Dùng một tay để giữ vùng cần tiêm, tay còn lại nhẹ nhàng đưa kim đi vào mô, ngón tay cái đẩy núm pít-tông để tiêm thuốc vào, giữ 10 giây sau đó rút kim khỏi da.
Hướng dẫn tiêm kích trứng thực hiện tại nhà an toàn hiệu quả.

Hướng dẫn tiêm kích trứng thực hiện tại nhà an toàn hiệu quả.

Thời gian tiêm lý tưởng và vào đúng sáng hoặc chiều. Thời gian và liều lượng tiêm tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý khi tiêm kích trứng cần lưu ý dưới đây

Chế độ sinh hoạt, ăn uống và tinh thần cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiêm kích trứng. Sau khi tiêm kích trứng, để đạt hiệu quả như mong muốn chị em nên lưu ý một số vấn đề sau.

  • Sinh hoạt, nghỉ ngơi: Sau khi tiến hành tiêm kích trứng, chị em vẫn có thể đi làm và sinh hoạt bình thường nhưng phải đi lại nhẹ nhàng, cẩn trọng, không làm việc quá mức. Trong sinh hoạt vợ chồng, cần tránh quan hệ tình dục mạnh, hay tần suất quan hệ quá nhiều để giảm thiểu rủi ro đến buồng trứng như vỡ nang buồng trứng, xoắn buồng trứng,..
  • Chế độ ăn uống: Chị em lưu ý nên uống đủ nước mỗi ngày, xây dựng thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, trái cây, lựa chọn nguồn đạm từ cá, dầu thực vật và, các loại hạt. Lưu ý người bệnh cần hạn chế sử dụng chất béo có nguồn gốc từ động vật, đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ,..Đặc biệt, thuốc lá, rượu, bia, trà, cà phê.. đều có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêm kích trứng.

Tiêm kích trứng là một bước quan trọng, góp phần quyết định thành công của kỹ thuật thụ thai nhân tạo IVF và IUI, tăng cơ hội làm mẹ cho các chị em. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nữ giới nên tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn rau lang được không? Mẹ bầu nhất định phải biết

    Bầu ăn rau lang được không là một trong vô vàn các câu hỏi mà bất kỳ ai mang thai đều muốn biết. Hãy cùng…

    28 Th8, 2023
    3.0K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bao lâu thì có tim thai? Cần làm gì để con khỏe mạnh

    Bao lâu thì có tim thai là câu hỏi tất cả chị em đều muốn biết khi phát hiện bản thân mang thai. Tim thai…

    16 Th8, 2023
    1.9K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Là câu hỏi của các tín đồ ăn vặt khi bước vào giai đoạn mang thai. Tuy đây…

    22 Th9, 2023
    3.8K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai môn được không? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

    Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…

    25 Th9, 2023
    1.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám