Suy buồng trứng sớm – Nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới

Cập nhật 27/06/2023

466

ThS.BS Trương Quang Hải

Tham vấn y khoa:ThS.BS Trương Quang Hải

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản phụ khoa

Suy buồng trứng là bệnh lý khá phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến buồng trứng, đe dọa sức khỏe sinh sản và “khả năng làm mẹ” của nhiều chị em, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới, và bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Chính vì vậy, phái nữ thường hoang mang, lo lắng khi mắc phải bệnh lý này. Cùng tìm hiểu chi tiết cũng như cách chăm sóc điều trị hiệu quả qua nội dung bài viết dưới đây.

Suy buồng trứng là gì?

Suy buồng trứng sớm là tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng, hoặc buồng trứng ngừng hoạt động phụ nữ ở độ tuổi trước 40. Điều này khiến buồng trứng không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới hay gặp phải.

Buồng trứng là cơ quan quan trọng đối với người phụ nữ.

Buồng trứng là cơ quan quan trọng đối với người phụ nữ.

Bên cạnh đó, các vấn đề sinh dục cũng bị ảnh hưởng do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, mất cân bằng nội tiết tố. Cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đời sống tình dục bị suy giảm và cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới.

Nguyên nhân suy buồng trứng

Có nhiều nguyên nhân gây suy buồng trứng như các yếu tố di truyền, bệnh tự miễn,… Các nguyên nhân phổ biến được các chuyên gia sản phụ khoa đưa ra:

  • Biến đổi nhiễm sắc thể (NST): Khi cơ thể có các rối loạn nhiễm sắc thể, di truyền như hội chứng Fragile, Turner thể khảm,… Nữ giới có 2 nhiễm sắc thể giới tính X, khi người bệnh mắc hội chứng Turner sẽ mất đi một hoặc cả hai NST này, còn hội chứng Fragile thì NST X sẽ mong manh, dễ đứt gãy. Vì NST bất thường làm ảnh hưởng tới buồng trứng, gây suy buồng trứng
  • Xạ trị, hóa trị: Hóa chất và các tia phóng xạ được dùng để xạ trị, hóa trị cho các bệnh nhân ung thư có thể phá hủy vật chất di truyền để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường, trong đó có cả tế bào buồng trứng,  vì vậy có nguy cơ thúc đẩy quá trình suy buồng trứng ở phụ nữ.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh Addison, các bệnh lý về tuyến giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ suy buồng trứng sớm ở phụ nữ. Vì vậy, các mô ở buồng trứng, các nang trứng có thể bị tổn thương, buồng trứng bị ảnh hưởng gây suy giảm chức năng.
  • Giảm cân quá mức: Lượng chất béo giảm nhanh chóng xuống mức quá thấp gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp estrogen trong cơ thể, thiếu hụt estrogen, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô kinh… đặc biệt làm rối loạn quá trình rụng trứng.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Trong một thời gian dài, rối loạn kinh nguyệt làm cho hàm lượng hormone estrogen thay đổi thất thường, không ổn định, hậu quả là rối loạn các chuyển hóa của cơ thể, tăng nguy cơ bị lão hóa buồng trứng.
  • Cắt bỏ một bên vòi trứng hoặc buồng trứng: Khi vòi trứng hoặc buồng trứng bị cắt bỏ một bên sẽ khiến nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm và ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng.
  • Viêm nhiễm vùng kín: Các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như: quai bị, lao,… hay nhiễm các virus như herpes simplex, chlamydia,… cũng có thể gây một số biến chứng trên buồng trứng.
  • Nạo phá thai bừa bãi: Việc nạo phá thai luôn tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chưa kể nếu không may có sai sót trong quá trình thực hiện hay chọn lựa cơ sở y tế không uy tín để thực hiện thì tỷ lệ rủi ro còn cao hơn. Nạo phá thai bằng thuốc hay bằng phẫu thuật cũng đều có khả năng bị nhiễm trùng, rối loạn chức năng buồng trứng và tăng nguy cơ dẫn đến bệnh lý.

Dấu hiệu bị suy buồng trứng biểu hiện

Suy buồng trứng là một bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của chị em. Vì vậy, chị em nên lưu ý một số dấu hiệu cũng như biểu hiện cảnh báo sớm dưới đây để thăm khám kịp thời đưa ra hướng điều trị sớm:

  • Rối loạn kinh nguyệt: kinh nguyệt không đều, thất thường trong thời gian dài, màu sắc kinh có sự thay đổi,…
  • Thường xuyên chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn, mất ngủ, dễ bị tỉnh giấc nhất là vào ban đêm.
  • Giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô khiến chị em cảm thấy đau rát khi quan hệ, thường né tránh chuyện “chăn gối”.
  • Khó mang thai
  • Có các dấu hiệu lão hóa như da dẻ nhăn nheo, thiếu đàn hồi, ngực nhão, xệ.
  • Tính tình cáu gắt, dễ tức giận, người thường cảm thấy nóng ran, bốc hỏa.

Suy buồng trứng có nguy hiểm không?

Suy buồng trứng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, thậm chí là vô sinh nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế chị em phụ nữ gặp những vấn đề suy buồng trứng vẫn có con tự nhiên được, nhưng tỷ lệ này không cao (chỉ chiếm 5 – 10%). Đa số đều cần phải thực hiện biện pháp can thiệp để mang thai.

Hiện nay vẫn chưa có cách để ngăn chặn quá trình suy buồng trứng sớm, khôi phục lại chức năng của buồng trứng. Đồng thời tuổi càng lớn, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) càng giảm, chất lượng và số lượng trứng cũng giảm, khiến cho việc mang thai càng khó khăn.

Bệnh lý này cũng gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác do suy giảm hormone estrogen như loãng xương, trầm cảm, bệnh tim, xơ vữa động mạch… Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, vì vậy nếu nghi ngờ bản thân hoặc nhận thấy các đấu hiệu bất thường, chị em nên chủ động thăm khám sớm.

Suy giảm buồng trứng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.

Suy giảm buồng trứng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.

Chẩn đoán suy buồng trứng bằng cách nào?

Để chẩn đoán chính xác bị suy buồng trứng sớm, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng cũng như xem xét các yếu tố nguy cơ, qua đó đưa ra các đánh giá cụ thể cho từng trường hợp.

– Các tiêu chí để chẩn đoán:

  • Phụ nữ dưới 40 tuổi
  • Nồng độ FSH trong máu tăng hơn 30 – 40 IU/L
  • Bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường như rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai, trầm cảm, dễ cáu gắt…
  • Nồng độ Estradiol trong huyết thanh >80 pg/L.

– Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định như:

  • Xét nghiệm đo nồng độ FSH: FSH giúp kích thích tế bào noãn phát triển, FSH cao ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hay phụ nữ ở độ tuổi trên 40. Với trường hợp dưới 40 tuổi có nồng độ FSH cao trên 30 – 40 IU/L có thể được chẩn đoán suy buồng trứng sớm.
  • Xét nghiệm Estradiol: Estradiol là một dạng của hormone estrogen, được sản xuất bởi buồng trứng, tuyến vú và tuyến thượng thận. Hormone FSH kích thích các nang noãn chưa trưởng thành phát triển để tiết ra estradiol. Bị suy giảm buồng trứng sẽ giảm hoặc không đáp ứng với kích thích của FSH. Vì vậy nang noãn không phát triển được, nên không thể tiết ra estradiol. Do đó, ở phụ nữ dưới 40 tuổi xét nghiệm thấy estradiol trong máu giảm có khả năng chị em đã bị bệnh.
  • Xét nghiệm kiểm tra NST: Một số trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm này để kiểm tra nguyên nhân gây ra là do đâu.

Điều trị suy buồng trứng có được không bằng cách nào?

Vậy bị suy buồng trứng có điều trị được không? Hiện nay vẫn chưa điều trị hoàn toàn được, không thể khôi phục lại chức năng của buồng trứng, mà chỉ có thể thể điều trị triệu chứng. Một số biện pháp để cải thiện tình trạng này thường được bác sĩ chỉ định:

  • Liệu pháp thay thế hormone: Là phương pháp điều trị phổ biến, được nhiều bác sĩ chỉ định. Liệu pháp này giúp tăng cường estrogen và các hormone sinh dục khác mà buồng trứng không thể tạo ra được do suy giảm chức năng. Nhờ đó, cải thiện vấn đề về tình dục và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim, tăng huyết áp, loãng xương…
  • Bổ sung canxi và vitamin D: Nhiều trường hợp chị em có nguy cơ bị loãng xương cao, do đó bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân bổ sung canxi và vitamin D mỗi ngày.
  • Điều trị vô sinh: Với chị em bị suy buồng trứng có khả năng vô sinh, nhưng mong muốn có con, các bác sĩ có thể chỉ định trữ trứng, thực hiện thụ tinh ống nghiệm… để hỗ trợ mang thai.
  • Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt: Nên áp dụng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nhiều canxi, hạn chế sử dụng chất kích thích. Ngoài ra chị em cũng nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Suy buồng trứng sớm là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của nữ giới. Bệnh cũng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó chị em không nên chủ quan. Khi phát hiện những bất thường của cơ thể, nữ giới nên chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Dấu hiệu u nang buồng trứng lành tính và cách chữa tại nhà

    80% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đều mắc bệnh U nang buồng trứng lành tính. Nhưng lại ít ai biết những dấu hiệu…

    17 Th7, 2023
    1.0K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản phụ khoa

    Viêm tuyến vú là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

    Viêm tuyến vú là tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ, bệnh gây ra nhiều đau đớn và khó chịu ở quanh vùng…

    19 Th7, 2023
    525

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám