Bệnh gout ăn cá được không, nên ăn loại cá nào?

Cập nhật 12/05/2023

19.3K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Cá là nguồn bổ sung đạm dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên với những người bị Gout, bổ sung nhiều đạm lại là con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh tình của họ. Chính vì thế, có nhiều ý kiến cho rằng người bị Gout không nên ăn quá nhiều cá để tránh bệnh trở nặng hơn. Vậy rốt cục mắc Gout ăn cá có được không?

Bệnh gout ăn cá được không?

Người bị Gout nên hạn chế ăn nhiều purin để tránh khiến bệnh tiến triển nặng hơn

Người bị Gout nên hạn chế ăn nhiều purin để tránh khiến bệnh tiến triển nặng hơn

Cá là loại thực phẩm bổ sung nhiều đạm, acid amin, là nguồn chất béo rất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể:

  • Trong cá có chứa nhiều chất béo không bão hòa, giúp đẩy lùi lượng cholesterol và các chất béo xấu trong cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ.
  • Thành phần DHA trong cá giúp tăng cường phát triển trí não, hệ thần kinh.
  • Bổ sung canxi cho xương chắc khỏe, hỗ trợ sự phát triển của hệ thống cơ bắp.

Tuy nhiên trong cá lại chứa nhiều purin – nguyên liệu tham gia tổng hợp acid uric. Nếu ăn nhiều cá sẽ khiến cơ thể dư thừa acid uric. Các acid uric dư thừa tích tụ lâu dần sẽ chuyển hóa thành các muối urat lắng đọng tại các khớp gây ra Bệnh Gout.

Người bệnh Gout hoàn toàn có thể ăn cá nhưng chỉ nên ăn những loại cá có chứa hàm lượng purin thấp, không vượt quá 150mg/100g thì sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

>>>Xem thêm bài viết khác:

Các loại cá người bệnh Gout nên ăn, không nên ăn

Các loại cá người bệnh Gout nên ăn

Các loại cá nước ngọt là thực phẩm chứa ít purin mà người bệnh Gout nên ăn

Các loại cá nước ngọt là thực phẩm chứa ít purin mà người bệnh Gout nên ăn

Các loại cá chứa hàm lượng purin thấp mà người mắc bệnh Gout có thể tham khảo bao gồm:

Cá lóc đồng

Cá lóc đồng là thực phẩm chứa nhiều protein, axit amin, lipid, sống ở vùng nước ngọt. Đây không chỉ là món ăn dân dã của người dân Việt mà còn thường được sử dụng như một bài thuốc dân gian giúp làm lành vết thương. Trong cá lóc chủ yếu chứa các loại axit béo không bão hòa nên rất tốt với những người bị Gout.

Cá chép

Cá chép là loại cá nước ngọt có lưng khuôn, miệng rộng, có 2 râu ở mép, vảy to. Cá chép là nguồn thực phẩm cung cấp đạm và các loại vitamin, khoáng chất như: Vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, canxi, sắt,… Cá chép chứa nhiều dưỡng chất, giúp trí não thông minh nên hay được dùng để chế biến thành các món ăn bồi bổ cho mẹ bầu và trẻ nhỏ. Lượng purin trong 100g cá chép khoảng 103mg, nên nếu người Gout ăn với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe mà không lo bệnh trở nặng hơn.

Cá diêu hồng

Cá diêu hồng có chứa nhiều omega-3, sắt, selen, vitamin A, kali nhưng lại rất ít lượng đạm. Selen trong cá diêu hồng giúp kích thích hoạt động của tuyến giáp, kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, là chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng rất tốt cho cơ thể. Chính vì thế, nếu người bị Gout muốn bổ sung đạm an toàn thì nên ăn cá diêu hồng.

Cá diêu hồng có chứa nhiều omega-3, sắt, selen người bị gout có thể ăn

Cá diêu hồng có chứa nhiều omega-3, sắt, selen người bị gout có thể ăn

Cá rô đồng

Cá rô đồng là cá nước ngọt, thịt chắc, vị thơm ngon, kích thước nhỏ, vây cứng. Đây là loại cá được tìm thấy rất nhiều ở các các ao, hồ, đầm ruộng ở Việt Nam. Cá rô đồng dễ chế biến, hợp khẩu vị người Việt lại chứa rất ít purin nên là nguồn bổ sung đạm vô cùng an toàn cho những người bị Gout.

Cá trắm

Ca trắm là loại cá nước ngọt trông gần giống cá quả nhưng kích thước to hơn, đầu hẹp, thân dài, vảy to, đặc biệt là phần miệng không có râu. Cá trắm chứa nhiều protid, lipid cùng các loại vitamin, khoáng chất như: Vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, phốt pho cần cho sự phát triển của hệ thống xương, răng, hệ tiêu hóa, miễn dịch.

Giống như những loài cá nước ngọt khác, cá trắm chứa rất ít purin lại dễ chế biến nên là lựa chọn không thể bỏ qua với những bệnh nhân bị Gout.

Các loại cá người bệnh gout nên hạn chế

Hải sản và những loại cá giàu purin mà người mắc Gout nên hạn chế ăn hàng ngày

Hải sản và những loại cá giàu purin mà người mắc Gout nên hạn chế ăn hàng ngày

Dưới đây là một số loại cá có hàm lượng purin lớn hơn 150mg/100g mà người bệnh cần hạn chế ăn, bao gồm:

Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, omega-3, khoáng chất tốt cho đường tiêu hóa, hệ thống xương, cho da dẻ căng mịn. Tuy nhiên trong cá hồi lại chứa lượng purin lớn, khoảng 170 mg/100g, trong khi người bị Gout chỉ có thể bổ sung tối đa 150mg purin/ngày. Do đó, cá hồi là loại thực phẩm cần loại ra khỏi danh sách thực đơn cho người bị Gout.

Cá thu

Lượng purin trong cá thu khi chưa chế biến lên đến 165,3mg/100g, chưa kể qua quá trình dùng nhiệt chế biến lại làm cho hàm lượng purin tăng lên. Dù là loại cá dễ ăn, thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng để đảm bảo bệnh không tiến triển nặng thì người bị Gout cũng không nên ăn cá thu.

Lượng purin trong cá thu khá cao, người bị gout nên hạn chế ăn

Lượng purin trong cá thu khá cao, người bị gout nên hạn chế ăn

Cá tuyết

Cá tuyết được xếp vào danh sách top các loại cá ngon nhất thế giới do có vị ngọt, thơm, thịt chắc, ít tanh. Cá tuyết có chứa hàm lượng canxi, vitamin D, vitamin A cao hơn nhiều so với các loại cá khác nên là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên cá tuyết lại không phải là lựa chọn phù hợp cho những người bị Gout do chứa lượng đạm lớn, ăn vào dễ gây sưng đau các khớp.

Cá cơm

Cá cơm là một trong số những loại cá chứa hàm lượng purin vô cùng lớn, lên đến 410mg/100g. Chính vì thế,  người mắc bệnh gout cần hạn chế bổ sung cá cơm vào bữa ăn hàng ngày để kiểm soát lượng purin hấp thụ vào cơ thể.

Cá mòi

Cá mòi là một loại cá nước ngọt, chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú gồm: Protein, omega-3, canxi, selen, vitamin B12, vitamin D,… nên được cho là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên, trong cá mòi lại chứa đến 210mg purin/100g cá, gấp đôi so với lượng purin người mắc Gout có thể bổ sung hàng ngày.

Hải sản

Sò điệp, ốc,… là những loại hải sản chứa lượng đạm, purin rất cao, ăn nhiều có thể khiến cho bệnh Gout nặng thêm. Do đó, nếu người bị Gout muốn ăn hải sản, chỉ nên ăn lượng nhỏ, tần suất ít để tránh bị thừa đạm, làm đau nhức các khớp.

Gợi ý một số món từ cá cho người bị Gout

Một số món ăn chế biến từ cá tốt cho người bị gout người bệnh có thể tham khảo:

Cá rô kho nghệ

Cá rô kho nghệ là món ăn đậm vị, phù hợp với mọi mâm cơm gia đình Việt. Cách chế biến cá rô kho nghệ tiến hành như sau:

Nguyên liệu

  • 1 con cá rô.
  • 2 củ nghệ tươi.

Cách nấu

Cá mổ bụng, bỏ ruột, bỏ vảy, rửa sạch, cắt khúc; nghệ rửa sạch, thái lát.

Ướp cá rô với nghệ, gia vị trong vòng 15-30 phút.

Đun nóng chảo, đun già dầu, bỏ hành tím băm nhỏ vào chảo, phi thơm. Sau đó cho cá vào chiên cho 2 mặt săn lại.

Đổ nước nóng vào chảo, cho thêm nghệ, đun nhỏ lửa đến khi gia vị thấm đều, vừa ăn.

Tắt bếp, cho thêm hành lá lên trên và cho ra đĩa, bạn có thể ăn kèm với cơm.

Cá chép hấp

Nguyên liệu

  • 1 con cá chép.
  • 1 củ gừng tươi.
  • 2-3 nhánh sả.
  • Rau thơm, lá lốt, mùi tàu.

Cách nấu

Cá mổ bỏ ruột, bỏ vảy, rửa sạch với muối, giấm cho bớt tanh; gừng, rau đem rửa sạch, thái nhỏ.

Ướp cá với các loại gia vị, rau thơm, gừng sả, cho mùi tàu, lá lốt vào bụng cá, để cá thấm gia vị trong 15 phút.

Bỏ cá vào nồi hấp khoảng 15 phút là chín.

Canh cá rô đồng rau cải

Canh cá rô đồng thanh mát người bị gout có thể ăn

Canh cá rô đồng thanh mát người bị gout có thể ăn

Rau cải là loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, đạm, protein cần thiết cho cơ thể. Cá nấu với rau cải có vị ngọt, thanh mát, dễ ăn. Cách nấu canh cá rô đồng với rau cải tiến hành như sau:

Nguyên liệu

  • 2 lạng cá rô đồng.
  • 1 bó rau cải.
  • 1 củ gừng tươi.

Cách nấu

Cá rửa sạch, bỏ vảy, rửa với muối học giấm để khử mùi tanh; rau rửa sạch, thái nhỏ; gừng thái lát.

Bắc nồi nước đun sôi, thả cá vào luộc.

Khi cá chín thì vớt ra, bỏ xương, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Bỏ cá và rau cải vào nồi nước cá, nấu đến khi rau chín.

Cá rô om lá lốt

Món cá rô om lá lốt dành riêng cho bệnh nhân gout chế biến như sau:

Nguyên liệu

  • 1 lạng cá rô.
  • 1 nắm lá lốt.
  • 1 lạng củ cải.
  • 1 củ nghệ tươi.

Cách chế biến

Mang tất cả nguyên liệu đi rửa sạch, sơ chế như sau: Cá rửa với muối để khử mùi tanh, nghệ thái lát, lá lốt và củ cải thái nhỏ.

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn, đun sôi, vặn nhỏ lửa, nấu đến khi tất cả nguyên liệu nhừ là có thể tắt bếp.

Lưu ý cho người bị gout khi ăn cá

Người bệnh Gout khi ăn cá cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên ăn cá được chế biến dưới dạng luộc, hấp hoặc nướng, không nên ăn cá rán, chiên xào nhiều dầu.
  • Không ăn cá đông lạnh, cá đóng hộp, gỏi cá.
  • Không ăn quá 2 bữa cá mỗi tuần.
  • Không hút thuốc, sử dụng rượu bia và các chất kích thích có hại cho cơ thể.
  • Bổ sung thêm rau xanh, trái cây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để kích thích tiêu hóa, tăng thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Uống đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Những bữa ăn cá thì không nên ăn thêm các món ăn nhiều đạm khác để tránh gây thừa đạm, khiến bệnh Gout tiến triển nặng hơn.
  • Dầu cá là sản phẩm không chứa purin nên người mắc bệnh Gout có thể thoải mái sử dụng mà không lo khiến bệnh nặng hơn.

Sau khi đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bệnh Gout ăn được cá không chắc hẳn người bệnh đã cảm thấy tự tin hơn khi lựa chọn loại cá phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng gout, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Bị quai bị có vô sinh không? Cách phòng ngừa quai bị

    Bệnh quai bị tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng…

    31 Th3, 2023
    554

    Tham vấn y khoa: BSCKI Mai Văn Lực

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Huyệt Phong Long có tác dụng gì? Vị trí và cách bấm huyệt

    Huyệt Phong Long có vai trò rất quan trọng trong hệ thống huyệt đạo. Bấm huyệt này có tác dụng hóa đàm định suyễn, điều…

    06 Th9, 2023
    2.5K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật

    Sơ cứu gãy xương là một kỹ thuật vô cùng cần thiệt trong cuộc sống. Gãy xương xảy ra khi xương phải chịu một lực…

    07 Th11, 2023
    557

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Bầu ăn cà chua được không? Tìm hiểu lợi ích và rủi ro

    Bầu ăn cà chua được không? Tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây của MEDIPLUS để có kiến thức dinh dưỡng…

    27 Th9, 2023
    568

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám