Huyệt vân môn: Vị trí và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Cập nhật 05/09/2023

3.6K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Huyệt Vân Môn là huyệt đạo nằm trong hệ thống 108 huyệt quan trọng của con người, có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến phổi và khớp vai. Bên cạnh đó massage huyệt Vân Môn còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Vậy khi bấm huyệt Vân Môn cần lưu ý những gì? Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé! 

1. Tìm hiểu về huyệt Vân Môn

Huyệt Vân Môn là huyệt đạo thứ 2 thuộc Kinh Phế, hay còn gọi là Môn Hải. Theo sách  Trung Y Cương Mục, Vân chỉ hơi nước, còn Môn là nơi ra vào. Vân Môn là nơi Phế khí giống như hơi nước ra vào qua cửa. 

Tên gọi này được xuất phát từ sự so sánh giữa khí và huyết của cơ thể con người. Khí và huyết của những kinh này trước tiên nổi từ Vân Môn và thông chảy tới Kỳ môn là huyệt cuối cùng của Can Kinh. Người ta cho khí xuất trên mây, vì thế gọi là Cửa mây. 

1.1 Huyệt Vân Môn nằm ở đâu?

Huyệt Vân Môn nằm ở vùng vai và ngực của cơ thể, nơi chỗ hõm ngang cơ ngực to, phía dưới bờ xương đòn gánh. Huyệt nằm giữa cơ Delta chứa gian sườn 1, phía trên huyệt Trung Phủ 1,6 tấc và cách đường rãnh ngực 0,6 tấc. 

Huyệt Vân Môn nằm ở vùng vai và ngực cơ thể, phía dưới xương đòn gánh

Huyệt Vân Môn nằm ở vùng vai và ngực cơ thể, phía dưới xương đòn gánh

1.2 Bấm huyệt Vân Môn có tác dụng gì

Khi bấm huyệt Vân Môn sẽ có tác dụng kích thích hoạt động của các dây thần kinh bên trong, khai 

thông. Thông qua đó giúp điều trị các bệnh liên quan đến vai và phổi như hen suyễn, ho, đau nhức mỏi lưng, tức ngực. Ngoài ra, khi huyệt Vân Môn phối cùng các huyệt đạo khác sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, cụ thể như sau:

  • Theo “Thiên Kim Phương”: Huyệt Vân Môn khi phối với Hồn Môn, Kỳ Môn, Ẩn Bạch, Phế Du, Trung Phủ sẽ hỗ trợ trị vai đau.
  • Theo “Giáp Ất Kinh”: Huyệt Vân Môn khi phối với Khuyết Bồn sẽ giúp trị trị tình trạng vai gáy đau không đưa lên cao được.
  • Theo “Châm cứu học thủ sách”: Huyệt Vân Môn khi phối với Cực Tuyền, Chi Câu, Trung Phủ, Thiên Trí sẽ giúp điều trị cơ nhục bị phong thấp.
  • Theo “Tư Sư Kinh”: Huyệt Vân Môn khi phối với Bình Phong sẽ trị bệnh đau vai hiệu quả.
  • Theo “Phối huyệt kinh lạc giảng nghĩa”: Huyệt Vân Môn phối với Nhũ Căn, Du Thủ sẽ có công dụng trị suyễn.
Massage huyệt Vân Môn giúp trị liệu các bệnh lý liên quan đến vai và phổi

Massage huyệt Vân Môn giúp trị liệu các bệnh lý liên quan đến vai và phổi

2. Hướng dẫn cách bấm huyệt Vân Môn

Nắm rõ được cánh bấm huyệt Vân Môn sẽ giúp chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Sau đây Tokuyo sẽ hướng dẫn bạn cách bấm huyệt trị liệu huyệt Vân Môn hiệu quả nhất. 

2.1 Những cách tác động vào huyệt Vân Môn

Tương tự như nhiều huyệt đạo khác của cơ thể, thông thường có hai cách để tác động vào huyệt Vân Môn là day, bấm huyệt và châm cứu.

Day, bấm huyệt

Bạn có thể tự thực hiện biện pháp này tại nhà vì cách tác động khác đơn giản, bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định chính xác vị trí huyệt Vân Môn, tiến hành đặt 3 ngón tay lên, ngón tay cái và ngón tay út thì đặt cố định ở xung quanh. 
  • Bước 2: Day ấn huyệt đạo theo hình tròn với một lực vừa đủ. Nên thực hiện từ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 2 – 3 phút và khoảng cách giữa các lần khoảng 30 giây.
  • Bước 3: Thực hiện thường xuyên trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện phương pháp day bấm huyệt thường xuyên trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất

Thực hiện phương pháp day bấm huyệt thường xuyên trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất

 Châm cứu

Cũng giống như cách day, bấm huyệt, trước tiên bạn cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo Vân Môn. Tiếp theo dùng kim châm đâm thẳng hoặc xiên vào huyệt đạo với độ sâu khoảng 0,5 – 1 thốn, cứ 3 – 5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn có thể thực hiện châm cứu cách ngày hoặc hàng ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Phương pháp châm cứu huyệt Vân Môn giúp điều trị bệnh hiệu quả

Phương pháp châm cứu huyệt Vân Môn giúp điều trị bệnh hiệu quả

2.2 Ứng dụng huyệt Vân Môn vào trị liệu bệnh lý

Huyệt Vân Môn được ứng dụng khá phổ biến vào điều trị bệnh hen suyễn và bệnh viêm khớp quanh vai. Dưới đây là chi tiết cách thực hiện đối với từng loại bệnh cụ thể.

Bệnh hen suyễn

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn, nhưng chủ yếu là do sự suy giảm chức năng của tạng phế và thận. Người bị bệnh hen suyễn thường có những triệu chứng như đột ngột lên cơn khó thở, ho khạc có đờm, cơ thể phát ra tiếng cò cử do sự co thắt của phế quản. Khi bị bệnh hen suyễn, cơ thể người lộ vẻ mệt mỏi, mặt trắng bệch do bị thiếu oxy.

Trong trường hợp này, huyệt Vân Môn sẽ được phối với huyệt Du Phủ, Nhũ Căn và hiệu năng thanh Phế giáng nghịch, định suyễn, ngưng ho để điều trị bệnh:

  • Phép gia giảm: Với những trường hợp bệnh hen suyễn có triệu chứng ho nặng, tiến hành châm thêm huyệt Nhũ Căn, mũi kim khi châm hơi lệch lên trên với độ sâu khoảng 3 – 5 phân.
  • Phép châm và cứu: Châm vào huyệt đạo Du phủ, mũi kim hướng xuống phía dưới với độ sâu 3 phân, bổ. Châm vào huyệt Vân Môn thẳng xuống với độ sâu 3 phân, không vượt quá 5 phân, tiên tả hậu bổ. Nếu nhiệt thì không cứu, nếu hàn thì cứu 3 tráng và lưu kim trong 10 phút.
Châm cứu huyệt Vân Môn giúp điều trị bệnh hen suyễn

Châm cứu huyệt Vân Môn giúp điều trị bệnh hen suyễn

Bệnh viêm khớp quanh vai

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm khớp quanh vai là các yếu tố phong, hàn, thấp kết hợp xâm nhập, từ đó làm bế tắc tại kinh lạc. Điều này sẽ gây nên triệu chứng đau tại phần khớp vai. Bệnh được chia thành 3 thể bao gồm kiên thống, kiên ngưng và hậu kiên phong. Do đó khi châm cứu ở các thể cũng không giống nhau. 

    • Kiên thống: Châm tả vào các huyệt Thiên Tông, Trung Phủ, Cự Cốt, Vân Môn, Kiên Trinh, Kiên Tỉnh và Kiên Ngung. Đồng thời kết hợp cùng cứu ngải, xoa bóp bấm huyệt, chiếu đèn.
  • Kiên ngưng: Châm cứu vào các huyệt Kiên Trinh, Kiên Tỉnh, Trung Phủ, Thiên Tông, Vân Môn, Kiên Ngung, Cự Cốt. Bên cạnh đó hãy kết hợp với xoa bóp và tập vận động mở dần các khớp ở vai với các động tác nhẹ nhàng.
  • Hậu kiên phong: Châm bổ vào Khúc Trì, Dương Trì, Ngoại Quan, Thủ Tam Lý, Hợp Cốc ở bên bị đau. Hoặc châm tả vào Kiên Trinh, Kiên Tỉnh, Kiên Ngung, Trung Phủ, Vân Môn, Thiên Tông, Cự Cốt. Đồng thời kết cùng xoa bóp bấm huyệt, thủy châm.

Xem thêm

Huyệt Phong Phủ: Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

Huyệt phong long có tác dụng gì? Vị trí và cách bấm huyệt

2.3 Những lưu ý khi bấm huyệt Vân Môn

Khi thực hiện thao tác bấm huyệt Vân Môn cần lưu ý thao tác cũng như cách thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời hạn chế những rủi ro về sức khỏe.

  • Khi thực hiện cần bấm chính xác vào vị trí huyệt Vân Môn. Khi ấn cần sử dụng một lực vừa đủ, không thực hiện quá mạnh khiến gây ra các vết bầm tím, tích tụ máu.
  • Không thực hiện thao tác bấm huyệt đạo Vân Môn cho phụ nữ có thai, những người đang điều trị bệnh bằng máy móc và trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Khi vị trí huyệt đạo bị thương, chảy máu, có vết bầm thì không nên thực hiện bấm huyệt.
  • Kiêng sử dụng rượu bia, chất kích thích trong khoảng 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện châm cứu.
  • Nếu không có đủ chuyên môn và kỹ năng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ bấm huyệt.
Một số lưu ý khi bấm huyệt Vân Môn giúp đạt hiệu quả cao nhất

Một số lưu ý khi bấm huyệt Vân Môn giúp đạt hiệu quả cao nhất

Bài viết trên đây MEDIPLUS đã cùng các bạn tìm hiểu về vị trí huyệt Vân Môn cũng như những công dụng tuyệt vời khi massage huyệt này. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về huyệt đạo Vân Môn, đồng thời ứng dụng trong việc điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    [Giải đáp] Quan hệ khi đến tháng thì có thai không?

    Quan hệ tình dục gần đến kỳ kinh nguyệt có sao không? Quan hệ xong đến tháng thì có thai không? Quan hệ khi đến…

    28 Th10, 2024
    650

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ ở tuổi 13 có sao không? Có phạm tội không?

    Quan hệ tình dục ở tuổi 13 có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi này, cơ thể và…

    16 Th9, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ ngày cuối kinh nguyệt có thai không? 5 Lưu ý

    Bạn đang thắc mắc liệu quan hệ ngày cuối kinh nguyệt có thể dẫn đến việc mang thai không? Mặc dù những ngày cuối kỳ…

    28 Th10, 2024
    900

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ lần đầu có thai được không? Tránh thai thế nào?

    Quan hệ lần đầu có thai được không? Quan hệ 1 lần có thai được không là thắc mắc của rất nhiều người thời gian…

    28 Th10, 2024
    533

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám