Huyệt Phong Long có tác dụng gì? Vị trí và cách bấm huyệt

Cập nhật 06/09/2023

2.9K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Huyệt Phong Long có vai trò rất quan trọng trong hệ thống huyệt đạo. Bấm huyệt này có tác dụng hóa đàm định suyễn, điều trị các triệu chứng ho, khó thở giúp lưu thông khí huyết. hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu huyệt long phong và cách bấm huyệt hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Huyệt Phong Long

Huyệt Phong Long là một thuật ngữ trong y học cổ truyền của Trung Quốc. Theo sách Trung Y Cương Mục, đây là huyệt đạo thứ 40 trên cơ thể con người. Huyệt nằm ở vị trí chứa nhiều kinh khí và huyết mạch nên được gọi là phong long. Phong chỉ sự cao lớn, dư dả, sung túc còn long mang ý nghĩa của sự đầy đặn. 

Huyệt phong long có vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt đạo

Huyệt phong long có vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt đạo

1.1 Huyệt Phong Long ở đâu ?

Huyệt Phong Long có vị trí nằm ngoài mắt cá chân và cách mắt cá chân khoảng 8 tấc, ở phía trong chân dưới đầu gối cách xương chày khoảng 4 tấc. Ngoài ra cũng có thể xác định huyệt bằng cách lấy vị trí lồi ra cao nhất của mắt cá chân. Xác định đúng vị trí của huyệt Phong Long sẽ giúp việc xoa bóp bấm huyệt trở nên chính xác, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh. 

Huyệt Phong Long ở đâu ?

Huyệt Phong Long ở đâu ?

 1.2 Tác dụng của huyệt Phong Long

Huyệt Phong Long thường được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền đặc biệt trong châm cứu. Huyệt phong long có tác dụng rất tốt trong việc điều hoà vị khí, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, hen suyễn, ho có đờm, thở không ra hơi, liệt chi dưới. 

Huyệt Phong Long nếu biết cách xoa bóp, tác động đúng còn có tác dụng rất tốt trong việc giải phóng khí đàm trên cơ thể : 

  • Khi bị đàm nhiều ở đầu sẽ gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi , quay cuồng
  • Khi bị đàm nhiều ở cổ làm khí huyết khó lưu thông gây viêm họng, khàn giọng, ho có đờm..
  • Khi bị đờm nhiều trong cơ thể làm ngực bị chèn ép, gây khó thở, hen suyễn
  • Khi bị đàm nhiều ở 2 chi dưới sẽ gây ra các tình trạng đau, sưng tấy, yếu và liệt 2 chân.

Ngoài các tác dụng trên, huyệt Phong Long còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe tổng quát, kích thích hệ thống tuần hoàn, thúc đẩy lưu thông khí huyết và giảm căng thẳng.

Bấm huyệt phong long được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền

Bấm huyệt phong long được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền

2. Cách bấm huyệt Phong Long và các phương pháp điều trị khác

Huyệt Phong Long nằm tại vị trí chân và cách xác định cũng rất dễ dàng và dễ tác động. Chính vì vậy bạn có thể day bấm, xoa bóp thường xuyên hằng ngày, hoặc có thể dùng ngải cứu nóng hơ lên huyệt để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị. 

Cách bấm huyệt Phong Long: Việc xoa bóp này sẽ giúp điều trị bệnh, lưu thông khí huyết, giảm đau nhanh chóng, giúp tinh thần thoải mái. Các bước bấm huyệt phong long : 

  • Bước 1 : Xác định đúng vị trí của huyệt trên bắp chân
  • Bước 2 : Trước tiên, dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt đạo và day theo chiều kim đồng hồ với lực đủ mạnh tới khi cảm thấy căng tức thì dừng lại

Thời gian day bấm huyệt nên thực hiện trong khoảng từ 1-3 phút, nên day ấn mạnh sẽ có hiệu quả tốt và nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày. 

Xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng cải thiện sức khỏe

Xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng cải thiện sức khỏe

Châm cứu: Là một trong những phương pháp giúp cải thiện sức khỏe. Liệu pháp này đòi hỏi độ chính xác cao, nên cần được thực hiện bởi những cơ sở y học cố truyền, phòng khám uy tín để đảm bảo sự an toàn cho sức khoẻ và đạt hiệu quả tốt trong việc điều trị

Sử dụng ghế massage trị liệu để xoa bóp huyệt Phong Long: Các loại ghế massage hiện nay đều được trang bị hệ thống con lăn và túi khí giúp mô phỏng các động tác bấm huyệt, xoa bóp. 

2.1 Cách ứng dụng huyệt Phong Long trong điều trị bệnh

Để có thể ứng dụng huyệt Phong Long hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo một số hướng dẫn điều trị bệnh lý cụ thể sau đây:

  • Viêm họng: Quan niệm Đông y cho rằng chứng viên họng liên quan tới các bộ phận bên trong cơ thể. Huyệt đạo được coi là cửa ngõ, là vị trí dễ bị tà khí xâm nhập và gây nên bệnh. Đặc biệt huyệt còn có mối liên hệ chặt chẽ với các nội tạng bên trong. Do đó, với chứng ho, các thầy thuốc Đông y thường ứng dụng bấm huyệt Phong Long để cải thiện triệu chứng ho nhiều ở người bệnh
  • Hen phế quản: Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu là do rối loạn hoạt động hoặc suy yếu các tạng phế, tỳ, thận khiến người bệnh có cơn khó thở, ho, tức ngực kéo dài. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể tiến hành thao tác bấm huyệt Phong Long nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giúp không khí trong phổi lưu thông tốt hơn, giảm khó thở, tiêu đờm.
  • Thuỷ châm trị đau đầu: Đây là phương pháp tiêm thuốc vào vị trí huyệt mà bác sĩ tây y chỉ định tiêm bắp để chữa bệnh. Vận dụng kỹ thuật châm cứu để đưa thuốc vào huyệt đạo nhằm tăng diện tích, cường độ kích thích huyệt trong thời gian chữa bệnh.

Xem thêm

Cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim, chữa bệnh tim mạch

Huyệt vân môn: Vị trí và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Huyệt Phế Du là gì? Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

2.2 Cách phối huyệt Phong Long trị bệnh

Hệ thống huyệt đạo trên cơ thể được kết nối với nhau. Do đó việc kết hợp các huyệt đạo với nhau sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số cách kết hợp huyệt Phong Long với các huyệt vị khác:

  • Phối với huyệt Phục Lưu trị tay chân phù.
  • Phối với huyệt Dương Giao, huyệt Thừa Tương trị mặt sưng phù.
  • Phối với huyệt Đại Đô và huyệt Phục Lưu trị tay chân phù, phong nghịch.
  • Phối với huyệt Tỳ Du trị tay chân không co duỗi được.
  • Phối với huyệt Phế Du trị ho đờm.
  • Phối với huyệt Dũng Tuyền, huyệt Hợp Cốc và huyệt Thiên Đột trị đau họng.
  • Phối với huyệt Công Tôn, huyệt Đản Trung và huyệt Trung Khôi trị nôn ra nước dãi, chóng mặt.
  • Phối với huyệt Giải Khê trị đau đầu phong, chóng mặt.
  • Phối với huyệt Dũng Tuyền, huyệt Quan Nguyên trị ho lao.
  • Phối với huyệt Trung Quản trị đờm ẩm.
  • Phối với huyệt An Miên, huyệt Thần Môn trị mất ngủ.

2.3 Lưu ý khi bấm huyệt Phong Long

Việc xác định vị trí huyệt Phong Long trên cơ thể không quá khó, nhưng bạn cũng nên lưu tâm những  vấn đề sau để không ảnh hưởng tới sức khoẻ : 

  • Người trên 45 tuổi nên có sự thăm khám về các khớp xương khớp khi thực hiện trị liệu xoa bóp, bấm huyệt.
  • Người mắc đái tháo đường, không chịu được cảm giác đau cũng không nên thực hiện phương pháp trị liệu này tại nhà.
  • Nếu không có sự hiểu biết về huyệt đạo trên cơ thể, tuyệt đối không thực hiện xoa bóp, day ấn.
  • Không xoa bóp, day ấn, châm cứu lên những vùng da bị tổn thương, viêm nhiễm, nứt nẻ.
  • Nếu đang điều trị các bệnh lý cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thực hiện phương pháp bấm huyệt.
  • Liệu pháp châm cứu, bấm huyệt không phù hợp với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai vì có thể gây hại sức khoẻ.
  • Nên hạn chế các chất kích thích, rượu bia sau khi bấm huyệt, châm cứu.
  • Lựa chọn cơ sở, phòng khám châm cứu, bấm huyệt uy tín để đảm bảo sức khoẻ và đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị. 

Tóm lại, bấm huyệt Phong Long là một phương pháp hiệu quả dành cho những ai đang điều trị các chứng về ho khan, ho có đờm, hen suyễn, mất ngủ. Hy vọng bài viết trên của MEDIPLUS sẽ phần nào  giúp ích cho bạn hiểu hơn về huyệt Phong Long và cách bấm huyệt. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Huyệt Phế Du là gì? Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

    Huyệt Phế Du là thuật ngữ trong y học có vai trò lớn trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp…

    06 Th9, 2023
    2.5K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Sốt nóng lạnh cảnh báo bệnh gì, cần lưu ý như thế nào?

    Sốt nóng lạnh là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thất thường. Sốt nóng…

    15 Th5, 2023
    3.9K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Thai trứng bán phần là gì? Có nguy hiểm hay không?

    Thai trứng bán phần hay bệnh lý thai trứng nói chung là một bệnh lý rất hay gặp ở các mẹ bầu trong quá trình…

    16 Th8, 2023
    1.6K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sức khỏe, Sản khoa

    Bầu ăn cà chua được không? Tìm hiểu lợi ích và rủi ro

    Bầu ăn cà chua được không? Tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây của MEDIPLUS để có kiến thức dinh dưỡng…

    27 Th9, 2023
    636

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám