Ăn cay đau dạ dày – Top 14 cách khắc phục nhanh

Cập nhật 18/08/2023

22.9K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đồ ăn cay là đồ ăn ưa thích của nhiều người vì chúng làm tăng gia vị cho món ăn. Tuy nhiên ăn cay đau dạ dày là nỗi lo không của riêng ai. Vì sao ăn cay gây đau dạ dày và có cách nào để khắc phục không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDIPLUS nhé.

1. Tại sao ăn cay đau dạ dày?

Các loại gia vị cay phổ biến như tiêu, ớt, tỏi thường được sử dụng để thêm vào các món ăn để tăng mùi vị, màu sắc cho món ăn thậm chí một số gia vị như tỏi, ót… góp phần mang đến nhiều lợi ích. Vậy tại sao sau khi ăn cay lại gây nên tình trạng đau dạ dày. Cụ thể:

Giảm vị giác

Nếu ăn quá nhiều, Hợp chất Capsaicin có trong ớt làm niêm mạc miệng, lưỡi bị phù nề, sưng. Nếu thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng làm cho capsaicin với các thụ cảm ở lưỡi khiến vị giám bị suy giảm

Gây đau bụng

Ăn cay đau dạ dày là do trong ớt có chứa lượng capsaicin – một hợp chất hóa học tạo cho ớt có vị cay. Mỗi loại ớt có lượng capsaicin khác nhau, lượng capsaicin có trong ớt càng lớn thì độ cay của thực phẩm càng cao. Khi capsaicin đến dạ dày, dạ dày sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra chất nhầy để bảo vệ khỏi bị kích thích.

Người bị đau dạ dày ăn cay gây đau bụng, ợ hơi

Người bị đau dạ dày ăn cay gây đau bụng, ợ hơi

Tuy nhiên nếu bạn ăn thường xuyên hoặc quá nhiều thực phẩm cay hiệu quả của chất nhầy sẽ bị giảm. Và cơ chế ngăn chặn sự kích thích của thành dạ dày không còn hiệu quả nữa. Kết quả là bạn sẽ thấy tình trạng đau bụng hay ợ chua

Gây khó tiêu

Ăn cay đau dạ dày do các thành phần capsaicin, piperine có trong ớt, hạt tiêu khi ăn có thể gây kích ứng lên niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày gây ra cảm giác đau, khó chịu đi kèm với các triệu chứng nóng rát, đầy hơi, khó tiêu.

Gây tổn thương dạ dày

Các thành phần piperine  có trong hạt tiêu, Capsaicin có trong ớt làm cho niêm mạc dạ dày, thực quản bị sưng tây tạo ra cảm giác cay kích thích, làm tăng vị giác từ đó tạo sự thèm ăn.

Nếu ăn thường xuyên hoặc quá nhiều thì niêm mạc dạ dày bị kích thích mạnh từ đó quá trình sản xuất axit và dịch vị tiêu hóa tăng khiến các vết loét dạ dày và gây nên tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn

>>> XEM THÊM:

2. 14 cách giảm đau dạ dày khi ăn cay

2.1. Ăn chậm hơn để giảm đau dạ dày

Sau khi ăn đồ cay cộng với ăn quá nhanh, không nhai kỹ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ mà trực tiếp chuyển đến dạ dày ở dạng thô gây hại cho niêm mạc dạ dày, dạ dày cần làm việc nhiều hơn. Vì thế hãy ăn chậm, nhai kỹ để giảm thiểu khi ăn cay đau dạ dày.

Ăn chậm nhai kỹ tốt cho tất cả mọi người không chỉ với người bị đau dạ dày

Ăn chậm nhai kỹ tốt cho tất cả mọi người không chỉ với người bị đau dạ dày

2.2. Ăn sữa chua làm giảm cảm giác bỏng rát dạ dày sau ăn cay

Đa số đồ ăn cay có tính nóng và càng làm tăng nặng tình trạng đau dạ dày. Khi này bạn cần thực phẩm có tính mát, lành tính để làm giảm kích ứng cho dạ dày sau khi ăn cay. Sữa chua chính là sự lựa chọn tuyệt vời.

Trong sữa chua có chứa lợi khuẩn probiotic tốt cho dạ dày và đường ruột. Sữa chua giúp giảm cảm giác bỏng rát dạ dày sau khi ăn cay. Người đau dạ dày nên chọn sữa chua nguyên chất, không đường và ăn 1 hộp sau mỗi lần ăn cay để giảm khó chịu cho dạ dày.

Sữa chua giúp giảm cảm giác bỏng rát dạ dày sau khi ăn cay

Sữa chua giúp giảm cảm giác bỏng rát dạ dày sau khi ăn cay

2.3. Ăn cay đau dạ dày uống ngay nước rau củ

Cảm giác khó chịu ở vùng dạ dày là tình trạng không thể tránh khỏi sau khi ăn cay. Sau khi ăn cay, bạn nên uống 1 ly 200ml nước ép rau củ tươi để giảm tình trạng khó chịu cho dạ dày.

Bởi vì, các loại nước rau củ tươi như rau mùi tây, tía tô, nha đam, cà rốt, táo, chuối, dưa hấu,… có tính mát, chứa nhiều vitamin, kiểm soát tốt axit dạ dày, giảm tình trạng bỏng rát, khó chịu trong dạ dày sau khi ăn cay một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nhiều loại nước rau củ có khả năng giảm cơn đau dạ dày

Nhiều loại nước rau củ có khả năng giảm cơn đau dạ dày

2.4. Uống sữa

Theo các chuyên gia, sau khi ăn cay bị đau dạ dày, thay vì uống nước lọc thì bạn nên uống sữa tươi.

Niêm mạc miệng và dạ dày thường bị bỏng rát sau khi ăn đồ cay nóng. Uống sữa tươi là cách hiệu quả nhất giúp làm giảm cơn đau dạ dày và giảm cảm giác bốc cháy ở niêm mạc miệng.

Bạn nên uống 200ml sữa tươi sau khi ăn cay và chọn sữa nguyên chất không đường hoặc ít đường.

Sữa tươi giúp giảm đau dạ dày và cảm giác bốc cháy ở niêm mạc miệng sau khi ăn cay

Sữa tươi giúp giảm đau dạ dày và cảm giác bốc cháy ở niêm mạc miệng sau khi ăn cay

2.5. Uống mật ong giúp giảm đau dạ dày

Vị ngọt trong mật ong có khả năng thẩm thấu nhanh, trung hòa dịch vị dạ dày, làm giảm nồng độ cay và giúp chức năng tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do đó uống mật ong sau khi ăn cay giúp giảm đau khi ăn cay đau dạ dày đồng thời giảm nóng rát ở vùng thượng vị hiệu quả.

Bạn có thể dùng 2 – 3 thìa cafe mật ong pha với nước ấm và uống trực tiếp hoặc pha trà hoa cúc mật ong như sau:

Nguyên liệu:

  • 10g hoa cúc khô
  • 2-3 thìa cafe mật ong nguyên chất
  • 500ml nước lọc

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hoa cúc, vớt ra để ráo
  • Cho hoa cúc, 500ml nước vào ấm, đun sôi khoảng 5 phút.
  • Lọc phần nước, trộn mật ong, khuấy đều và thưởng thức.

2.6. Tinh bột nghệ

Curcumin trong nghệ giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm tiết axit dịch vụ, trung hòa môi trường axit trong dạ dày, từ đó giảm kích thích niêm mạc dạ dày sau khi ăn cay.

Tinh bột nghệ nguyên chất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, không gây nóng trong.

Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Pha 2 thìa cafe tinh bột nghệ với 250ml nước ấm
  • Khuấy đều và uống sau ăn 15 phút.

2.7. Ăn cay uống trà thảo mộc giảm cảm giác cay, nóng dạ dày

Một số loại trà thảo mộc như trà bạc hà, trà cam thảo, trà hoa cúc,…được chứng minh là có lợi cho dạ dày, giảm cảm giác cay, nóng rát ở khoang miệng và dạ dày sau khi ăn cay.

Bạn nên uống 1 cốc trà thảo mộc nhỏ khoảng 200ml sau mỗi lần ăn cay. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm trà bạc hà:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá bạc hà khô
  • 3 nhánh lá bạc hà tươi

Cách thực hiện:

  • Cho lá bạc hà khô và lá bạc hà tươi vào ấm trà
  • Đổ 200ml nước nóng khoảng 90 độ, ủ trong 5 – 10 phút.
  • Thêm chanh hoặc mật ong để tăng hương vị.
1 cốc trà thảo mộc sau khi ăn cay giúp giảm nóng rát ở dạ dày

1 cốc trà thảo mộc sau khi ăn cay giúp giảm nóng rát ở dạ dày

2.8. Ăn cay đau dạ dày uống trà gừng giảm cơn đau

Trà gừng được coi là một loại trà thảo mộc. Tuy gừng là thực phẩm cay nhưng khi được chế biến thành trà gừng thì lại rất tốt cho dạ dày. Gừng chứa Phenol – hoạt chất giúp giảm các cơn đau đại tràng, dạ dày khó tiêu, buồn nôn.

Sau khi ăn cay đau dạ dày, bạn nên uống 1 cốc trà gừng mật ong để giảm đau và nóng rát hiệu quả. Công thức trà gừng mật ong:

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi
  • 200ml nước lọc
  • 2 thìa cafe mật ong

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng gừng
  • Đun sôi 200ml nước, cho 5 lát gừng rồi đun sôi nhỏ lửa 7-10 phút.
  • Rót nước ra cốc, thêm mật ong, khuấy đều, để nguội và thưởng thức
Uống một cốc trà gừng để giảm đau

Uống một cốc trà gừng để giảm đau

2.9. Trà hoa cúc làm dịu niêm mạc dạ dày

Trà hoa cúc là một trong những loại trà thảo mộc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới bởi chúng có thể chống viêm, chống co thắt dạ dày, làm dịu niêm mạc miệng và dạ dày sau khi ăn cay.

Trà hoa cúc cũng giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích, đầy bụng và khó tiêu. Sau khi ăn cay bạn nên dùng 1 ly trà hoa cúc nhỏ khoảng 200b-b300ml là tốt nhất.

Nguyên liệu:

  • 10g hoa cúc khô
  • 10ml mật ong nguyên chất
  • 200ml nước sạch

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 200ml nước rồi đổ vào cốc
  • Cho hoa cúc vào cốc nước sôi, đậy nắp
  • Sau 2 phút cho thêm mật ong, khuấy đều, đậy nắp 5 phút, để nguội và thưởng thức.
Trà hoa cúc chống viêm, chống co thắt dạ dày, làm dịu niêm mạc miệng và dạ dày

Trà hoa cúc chống viêm, chống co thắt dạ dày, làm dịu niêm mạc miệng và dạ dày

2.10. Ăn Chuối

Chuối có khả năng trung hòa acid trong dịch vị dạ dày, giảm nhiễm trùng, sưng tấy niêm mạc dạ dày sau khi ăn cay. Với những người ăn cay đau dạ dày thì chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối. Bạn có thể ăn trực tiếp nhưng cũng có thể ăn chuối với thực phẩm khác như ngũ cốc, sữa chua,…

2.11. Ăn Táo giúp giảm khó chịu ở dạ dày

Táo rất giàu pectin – hoạt chất thúc đẩy hoạt động của đường ruột và dạ dày, giúp tiêu hóa và bài tiết thuận lợi hơn. Để giảm thiểu cảm giác nóng rát, khó chịu trong dạ dày khi ăn cay, bạn có thể ăn 1 quả táo, uống 1 cốc nước ép táo hoặc trộn táo với ngũ cốc và sữa chua.

bạn có thể ăn 1 quả táo, uống 1 cốc nước ép táo hoặc trộn táo với ngũ cốc và sữa chua.

Bạn có thể ăn 1 quả táo, uống 1 cốc nước ép táo hoặc trộn táo với ngũ cốc và sữa chua.

2.12. Ăn Bơ giảm nóng rát dạ dày khi ăn cay

Khi dạ dày bị bỏng rát, khó chịu sau khi ăn cay bạn có thể ăn trực tiếp ½ quả bơ hoặc sinh tố bơ giúp làm giảm nóng rát trong dạ dày. Cách làm sinh tố bơ đơn giản nhất:

Nguyên liệu:

  • 1 quả bơ chín
  • 100ml sữa tươi
  • 20ml sữa đặc
  • Đá viên

Cách thực hiện:

  • Cắt đôi quả bơ, bỏ hạt, nạo phần thịt bơ cho vào máy xay
  • Cho sữa tươi, sữa đặc, đá viên vào máy xay xay nhuyễn
  • Cho sinh tố bơ ra ly và thưởng thức.
Ăn trực tiếp bơ hoặc sinh tố bơ giúp giảm đau dạ dày sau khi ăn cay hiệu quả

Ăn trực tiếp bơ hoặc sinh tố bơ giúp giảm đau dạ dày sau khi ăn cay hiệu quả

2.13. Ăn Dưa chuột giúp xoa dịu dạ dày

Nếu sau khi ăn cay bạn thấy đau dạ dày, cảm thấy bỏng rát, thì bạn có thể ăn 1 quả dưa chuột vì dưa chuột có tính mát, giải nhiệt, xoa dịu dạ dày. Dưa chuột cũng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giải độc, tiêu viêm, giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu.

2.14. Ăn Bánh mì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh mì khô, thấm hút nước, do đó khi đưa vào dạ dày sẽ giúp thấm hút dịch vị dạ dày dư thừa, trung hòa dịch vị trong dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày bởi sự ăn mòn của các hoạt chất trong ớt, hạt tiêu.

Tuy nhiên, sau khi ăn cay đau dạ dày bạn nên ăn bánh mì đen hoặc bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám thay vì bánh mì trắng và chỉ nên dùng phần ruột mềm cho dễ tiêu hóa, ăn 2-3 lát là tốt nhất.

Ăn Bánh mì

Ăn Bánh mì

3. Người bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Ngoài các thực phẩm cay, nóng để tránh việc ăn cay đau dạ dày. Những người bị đau dạ dày nên tránh những loại thực phẩm sau. Cụ thể

  • Đồ chiên xào, dầu mỡ: Việc ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào sẽ khiến việc tiêu hóa ở dạ dày bị chậm hơn từ đó gây các hiện tượng như khó tiêu, dầy bụng
  • Bia rượu: Trong rượu bia có chứa lượng còn lớn gây phá hủy niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, cồn có trong bia rượu làm tăng độ axit trong dạ dày làm ức chế khả năng bảo vệ niêm mạc của màng nhầy dạ dày
  • Các loại trái cây chua có tính axit như bưởi, xoài chua, quất, cam. Các loại hoa quả này khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng như ợ chua, đau rát vùng thượng vị, ợ hơi
  • Tránh các loại thực phẩm khó tiêu: như trái cây xanh, cứng, các loại thịt nhiều gân để đỡ gia tăng áp lực cho dạ dày. Bởi để tiêu hóa lượng thực ăn này dạ dày phải mất một khoảng thời gian co bóp trong khi lượng axit vẫn tiếp tục tiết ra trong thời gian dạ dày trống dẫn đến tình trạng đau dạ dày

Như vậy, bài viết trên đã giải thích lý do vì sao ăn cay đau dạ dày và cách khắc phục giúp các bạn hạn chế tối đa tình trạng đau dạ dày của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về chứng đau dạ dày, hãy liên hệ tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

 *Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Ưu đãi 25% nội soi tiêu hóa cùng Tiến sĩ Bác sĩ Bạch Mai

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Thuốc thụt hậu môn là gì? Lưu ý sử dụng để tránh tác dụng phụ

    Thuốc thụt hậu môn là giải pháp tuyệt vời cho những người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Tuy nhiên, không ít người…

    16 Th8, 2023
    813

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    473

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

    15 Th12, 2023
    226

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhiều lần thì có thể cơ thể bạn đang báo hiệu mắc các bệnh lý liên…

    01 Th8, 2023
    827

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám