Bữa sáng cho người đau dạ dày khỏe mạnh cả ngày

Cập nhật 24/06/2023

9.0K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Bữa sáng cho người đau dạ dày cần ưu tiên dùng những món ăn phù hợp và nên tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát. Những thông tin này sẽ được MEDIPLUS chia sẻ qua bài viết sau đây.

1. Tại sao bữa sáng rất quan trọng với người bị đau dạ dày?

Đối với người đau dạ dày và tất cả mọi người, bữa ăn sáng rất quan trọng, vừa giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa giúp điều hòa lượng acid dịch vị. Bởi vì sau một đêm dài, thức ăn đã được tiêu hóa hết, dạ dày tương đối trống và acid dịch vị được tiết ra không thể tham gia vào quá trình tiêu hóa nên dẫn đến dư thừa.

Nếu không bổ sung thức ăn, lượng acid dịch vị dư thừa sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng, khiến vết loét trở nên sâu hơn, dễ gây ra những cơn đau dạ dày cấp.

Bữa ăn sáng có vai trò quan trọng, giúp bổ sung năng lượng và điều hòa acid dịch vị dạ dày

Bữa ăn sáng cho người đau dạ dày có vai trò quan trọng, giúp bổ sung năng lượng và điều hòa acid dịch vị dạ dày

Vậy nên, bữa sáng thực sự có vai trò quan trọng đến sức khỏe và tình trạng đau dạ dày. Đó là lý do người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc cho bữa sáng như thông tin ở phần tiếp theo.

2. Nguyên tắc bữa sáng dành cho người bị đau dạ dày

Để nắm rõ đau dạ dày sáng nên ăn gì trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu 7 nguyên tắc bữa sáng người bị đau dạ dày nên tuân thủ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu qua phần dưới đây.

Ưu tiên các loại thức ăn dễ tiêu hóa cho bữa sáng

Người bệnh đau dạ dày nên ưu tiên dùng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… cho buổi sáng. Những món ăn này giúp hệ tiêu hóa hấp thu nhanh, giảm áp lực tiêu hóa, hạn chế gây tổn thương cho vết viêm loét.

Đau dạ dày sáng nên ăn gì? - Nên sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,...

Đau dạ dày sáng nên ăn gì? – Nên sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…

Lưu ý: Người bệnh đau dạ dày không nên ăn phở thường xuyên, chỉ ăn 1 – 2 lần/tuần. Bởi vì sợi phở được làm từ tinh bột lên men có vị chua sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa khiến người bệnh đau dạ dày dễ bị đầy bụng, khó tiêu,…

>> Xem thêm:

Bị đau dạ dày sáng nên ăn chín, uống sôi

Bệnh nhân bị đau dạ dày có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa rất cao do các vết viêm loét và sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, bữa sáng cho người đau dạ dày hay bất kỳ bữa ăn nào người bệnh cũng nên ăn chín, uống sôi để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, vi nấm và các ký sinh trùng có trong thức ăn để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa.

Ăn chậm và nhai kỹ

Người bệnh đau dạ dày nên lưu ý ăn chậm, nhai kỹ khi thưởng thức bữa sáng. Điều này giúp thức ăn được nghiền nhuyễn và hòa với nhiều enzyme có trong nước bọt để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.

Người đau dạ dày nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhuyễn và tiêu hóa tốt hơn

Người đau dạ dày nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhuyễn và tiêu hóa tốt hơn

Hạn chế vận động, thực hiện các hoạt động mạnh ngay sau khi ăn

Sau khi ăn xong, cơ thể sẽ tập trung bơm máu đến hệ tiêu hóa nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Việc vận động sau khi ăn sẽ khiến lượng máu phân tán đến hệ cơ làm chậm lại quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Do đó, ngoài việc xem xét đau dạ dày sáng nên ăn gì người bệnh cần nên hạn chế vận động và không tham gia vào các hoạt động mạnh ngay sau khi ăn để dạ dày có thời gian tiêu hóa tốt nhất và không bị sốc hông, đau bụng.

Không ăn thực phẩm quá lạnh cho bữa sáng

Bữa sáng cho người đau dạ dày không nên ăn các thực phẩm quá lạnh. Các thức ăn quá lạnh sẽ gây kích thích đường tiêu hóa khiến dạ dày tăng co bóp làm tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Vì vậy người bệnh tránh ăn các loại thực phẩm quá lạnh trong bữa sáng.

Sử dụng thức ăn quá lạnh có thể khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn

Sử dụng thức ăn quá lạnh có thể khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn

Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng

Bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. Vì lượng acid dịch vị dư thừa được tiết ra khi dạ dày rỗng sẽ khiến vết viêm loét trở nên sâu hơn, gây cồn cào khó chịu. Điều này còn có thể khiến người bệnh gặp những cơn đau dạ dày cấp hoặc thậm chí có nguy cơ thủng dạ dày.

Không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn chế biến sẵn

Bữa sáng cho người đau dạ dày nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chất béo, nhiều muối. Vì những thực phẩm này gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến dạ dày tăng cường co bóp làm người bệnh có cảm giác đau bụng, nặng bụng, ợ nóng, ợ chua,…

Bữa sáng cho người đau dạ dày không nên sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, nhiều muối

Bữa sáng cho người đau dạ dày không nên sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, nhiều muối

Không nên ăn hành, hẹ, giá đỗ, dưa muối và các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày

Bữa sáng cho người đau dạ dày cũng không nên ăn các loại thực phẩm như hành, hẹ, giá đỗ, dưa muối,… có đặc tính tạo hơi trong dạ dày và chứa những chất xơ không hòa tan, khó tiêu hóa. Do đó, người bệnh đau dạ dày cần tránh ăn những thực phẩm này để không bị nặng bụng, ợ hơi, trào ngược thực quản.

Người bị đau dạ dày không nên ăn thực phẩm quá nóng

Thực phẩm quá nóng khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và phải co bóp mạnh hơn, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm loét dạ dày. Do đó, người bị đau dạ dày không nên ăn sáng với những thực phẩm quá nóng.

Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc vừa được đề cập, người bệnh đau dạ dày nên chú ý lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng, phù hợp cho bữa sáng như thông tin ở phần tiếp theo.

3. Bữa sáng cho người đau dạ dày gồm những gì?

Đau dạ dày ăn gì vào buổi sáng để vừa ngon miệng, vừa bổ sung dinh dưỡng và giúp cải thiện các dấu hiệu đau dạ dày? Dưới đây là những món ăn phù hợp mà người bệnh có thể tham khảo cho bữa sáng cho người đau dạ dày của mình.

3.1 Bữa sáng với Cháo

Cháo là món ăn đã được nấu nhuyễn nên dễ tiêu hóa, không tạo gánh nặng lên dạ dày. Nhờ đó, dạ dày không phải co bóp liên tục làm ảnh hưởng đến vết viêm loét, giúp giảm các cơn đau âm ỉ, chướng bụng, khó tiêu.

Đau dạ dày ăn gì buổi sáng? - Cháo là món ăn dễ tiêu hóa, rất tốt người đau dạ dày nên sử dụng

Đau dạ dày ăn gì buổi sáng? – Cháo là món ăn dễ tiêu hóa, rất tốt người đau dạ dày nên sử dụng

Thành phần của cháo là cơm, gạo chứa nhiều tinh bột, ít chất xơ có đặc tính bao phủ lớp lót bên trong dạ dày giúp hấp thụ bớt lượng acid dịch vị dư thừa, làm dịu kích ứng. Nhờ đó giúp cải thiện cơn đau dạ dày và góp phần làm lành nhanh các tổn thương, vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

Do đó, người bệnh đau dạ dày cũng nên ăn cơm gạo trắng để nhận được những lợi ích như trên. Người bệnh cần thêm một ít nước khi nấu để cơm được mềm, dễ tiêu hóa và không nên ăn cơm cháy hay cơm quá khô, cứng.

3.2 Bữa sáng với Bánh mì và trứng cho người đau dạ dày

Bữa sáng cho người đau dạ dày với bánh mì và trứng là món ăn mà người bệnh đau dạ dày có thể dùng cho bữa sáng. Bánh mì có đặc tính khô, khả năng hút dịch tốt giúp giảm lượng acid dịch vị có trong dạ dày.

Trứng có thành phần dinh dưỡng cao, giàu protein, canxi, không chất béo và có khả năng tạo lớp lót trong dạ dày. Nhờ đó giúp giảm sự tiếp xúc của acid dịch vị đối với các vết viêm loét giúp giảm cảm giác đau.

3.3 Bữa sáng với thực phẩm giàu tinh bột

Người bệnh đau dạ dày có thể dùng bữa sáng với các thực phẩm giàu tinh bột như: khoai lang, cơm, bánh quy,… Thành phần tinh bột có trong những thực phẩm này giúp tạo lớp nhầy bảo vệ thành niêm mạc dạ dày để làm dịu vết viêm loét và ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị.

Thức ăn giàu tinh bột còn giúp dễ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ năng lượng là một lựa chọn hoàn hảo giúp bạn không còn phải lo lắng, suy nghĩ đau dạ dày sáng nên ăn gì.

Khoai lang là một thực phẩm giàu tinh bột, dễ tiêu hóa mà người đau dạ dày có thể lựa chọn cho bữa sáng

Khoai lang là một thực phẩm giàu tinh bột, dễ tiêu hóa mà người đau dạ dày có thể lựa chọn cho bữa sáng

3.5 Đau dạ dày sáng nên ăn sữa chua

Thành phần acid lactic có trong sữa chua có tác dụng kìm hãm tác hại viêm loét dạ dày, tá tràng của vi khuẩn H.Pylori. Sữa chua còn tăng cường bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ hơi khó chịu của bệnh đau dạ dày. Do đó, người bệnh nên ăn sữa chua trong bữa sáng như một món tráng miệng, sau khi dùng các món ăn khác.

3.6 Bột yến mạch

Bột yến mạch cũng là thực phẩm tốt với bữa sáng cho người đau dạ dày. Thành phần bột yến mạch có chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng lại lượng acid dịch vị dư thừa.

Bột yến mạch giàu chất xơ hòa tan, dễ tiêu hóa tốt cho người đau dạ dày

Bột yến mạch giàu chất xơ hòa tan, dễ tiêu hóa tốt cho người đau dạ dày

3.7 Rau củ, trái cây giàu vitamin, ít chất xơ

Người bệnh đau dạ dày nên chọn các loại rau củ, trái cây giàu vitamin, ít chất xơ như: đu đủ, chuối chín, khoai lang, bí đỏ, thanh long,… Thành phần vitamin tự nhiên như vitamin A, B, C, E,… có trong những thực phẩm này giúp tái cấu trúc niêm mạc dạ dày. Điều này góp phần chữa lành vết loét, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ trong các loại rau củ thấp để không gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa, giảm áp lực co bóp cho dạ dày.

Bên cạnh 7 nhóm thực phẩm tốt kể trên, người bệnh cũng nên chú ý đến những loại thực phẩm không tốt cho dạ dày bị tổn thương. Phần tiếp theo sẽ là một số gợi ý thực phẩm mà người đau dạ dày nên tránh.

4. Các thực phẩm nên tránh vào buổi sáng

Ngoài việc quan tâm đến đau dạ dày sáng nên ăn gì thì người bị đau dạ dày cần chú ý đến những thực phẩm, món ăn nên kiêng để hạn chế gây áp lực cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn. Cụ thể:

4.1 Thức ăn cay nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ

Buổi sáng, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém và chậm hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Do đó, bữa sáng cho người bệnh đau dạ dày nên tránh ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ. Vì những thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, tức bụng, mệt mỏi.

Bữa sáng cho người đau dạ dày nên tránh thức ăn cay nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ

Bữa sáng cho người đau dạ dày nên tránh thức ăn cay nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ

Các món ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu có chứa nhiều chất capsaicin, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này khiến các vết loét có thể trở nên sâu hơn làm người bệnh có cảm giác nóng rát, khó tiêu.

4.2 Các loại thực phẩm có vị chua, chứa hàm lượng acid cao

Bữa ăn sáng cho người đau dạ dày không nên chọn các loại thực phẩm có nồng độ acid cao như: chanh, khế, cam, quýt, giấm, me,… Thành phần acid có trong những thực phẩm này khiến vết loét lan rộng, gây cảm giác cồn cào, khiến người bệnh buồn nôn và làm tăng triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ chua.

4.3 Thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy hơi

Các thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy hơi trong dạ dày như: dưa muối, hành, hẹ, giá đỗ,… Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ không hòa tan, gây khó tiêu, tăng áp lực tiêu hóa khiến dạ dày dễ bị tổn thương. Chúng còn tạo hơi trong dạ dày làm tăng triệu chứng ợ hơi, khó chịu.

Người bệnh đau dạ dày nên tránh dùng các thực phẩm như giá hẹ, dưa muối trong bữa sáng

Người bệnh đau dạ dày nên tránh dùng các thực phẩm như giá hẹ, dưa muối trong bữa sáng

4.4 Thức ăn chế biến sẵn, nhiều muối như thịt xông khói, lạp xưởng,…

Các loại thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều muối như thịt xông khói, lạp xưởng rất khó tiêu, khiến dạ dày tăng cường co bóp và tác động xấu đến các vết viêm loét. Những thức ăn này còn có lượng muối cao kích thích hoạt động của vi khuẩn HP khiến tình trạng đau dạ dày càng thêm trầm trọng. Vì vậy người bệnh đau dạ dày trên tránh ăn những thực phẩm này cho bữa sáng.

4.5 Các thức ăn dai, cứng, gây cọ xát và tổn thương niêm mạc dạ dày

Người bệnh đau dạ dày nên tránh ăn các loại thức ăn dai, cứng như: thịt nhiều gân, sụn, rau củ sống,… Những thực phẩm này gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc dạ dày và khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa.

Thịt nhiều gân, sụn là các loại thức ăn dai, cứng mà người đau dạ dày cần tránh để không gây tổn hại đến dạ dày 

Thịt nhiều gân, sụn là các loại thức ăn dai, cứng mà người đau dạ dày cần tránh để không gây tổn hại đến dạ dày

Bữa sáng cho người đau dạ dày tránh sử dụng những thực phẩm không phù hợp như vừa đề cập. Phần tiếp theo là 5 thực đơn mẫu mà người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo cho bữa sáng.

5. Thực đơn mẫu buổi sáng dành cho người bị đau dạ dày

Người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo mẫu thực đơn bữa sáng giàu dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa như sau:

  • Thực đơn 1: Cháo thịt bằm nấu nhừ, sữa chua, nước ép táo.
  • Thực đơn 2: Bánh mì, trứng ăn kèm dưa leo, xà lách, 200ml sữa tươi, 1 quả chuối.
  • Thực đơn 3: Cháo cá thu, sữa chua, 1 ly sinh tố đu đủ.
  • Thực đơn 4: Bột yến mạch trộn sữa, 1 ly sữa tươi, vài trái nho đỏ.
  • Thực đơn 5: Súp bí đỏ thịt bằm, 1 miếng đu đủ chín / thanh long, 1 hũ sữa chua không đường.
Bánh mì, trứng là gợi ý dành cho bữa sáng của người đau dạ dày

Bánh mì, trứng là gợi ý dành cho bữa sáng của người đau dạ dày

Để chuẩn bị tốt một bữa sáng cho người đau dạ dày, người bệnh và người thân trong gia đình nên nắm được các nguyên tắc quan trọng và ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, bữa ăn sáng của người đau dạ dày cũng cần tránh dùng các loại thực phẩm, thức ăn không phù hợp.

Với những thông tin trên, hi vọng những thắc mắc bữa sáng cho người đau dạ dày nên ăn gì của bạn đã được giải đáp. Dựa vào đó bạn có thể chọn thực đơn bữa sáng tốt nhất, phù hợp nhất với bản thân. Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về nội soi dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đau quặn bụng từng cơn báo hiệu bệnh lý gì? Cách điều trị

    Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà hầu hết chúng ta từng trải qua. Tuy nhiên, đau bụng quặn từng cơn có thể…

    16 Th8, 2023
    3.3K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

    15 Th12, 2023
    196

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm đại tràng nên ăn gì giúp cải thiện tình trạng bệnh?

    Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa, gây nên các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi,… ảnh hưởng đến sức khỏe…

    17 Th8, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Thuốc thụt hậu môn là gì? Lưu ý sử dụng để tránh tác dụng phụ

    Thuốc thụt hậu môn là giải pháp tuyệt vời cho những người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Tuy nhiên, không ít người…

    16 Th8, 2023
    755

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám