2.9K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: TS. BS Phạm Bình Nguyên
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Đau dạ dày nên ăn gì kiêng ăn gì để nhanh khỏi, tránh những cơn đau tái phát dai dẳng? Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Bởi vì, thực phẩm có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dạ dày. Thực phẩm tốt sẽ giúp dạ dày khỏe mạnh, ngược lại, thực phẩm không tốt sẽ gây hại cho dạ dày. Vì vậy, MEDIPLUS sẽ chia sẻ những lưu ý quan trọng về ăn uống cho người bệnh cùng tham khảo để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe.
Người bệnh đau dạ dày nên ăn những loại thực phẩm có chứa thành phần dinh dưỡng, hoạt chất có tác dụng trị viêm, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho dạ dày,… Dưới đây là 22 loại và nhóm thực phẩm mà người bệnh đau dạ dày nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày:
Gừng là một loại thảo dược được các bác sĩ khuyên người bệnh đau dạ dày nên sử dụng. Bởi vì, trong gừng có các thành phần như eucalyptol, a-camphen, b-phelandren, linalol,… có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy các tổn thương nhanh lành lại, diệt vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về dạ dày,…
Người đau dạ dày nên uống trà gừng đúng cách để nhận được những lợi ích tốt như giảm viêm, kích thích tiêu hóa tốt hơn
Người đau dạ dày có thể sử dụng gừng với nhiều cách như: trà gừng, nước ép táo cà rốt và gừng, gia vị trong các món ăn,… Trong đó, trà gừng là một cách đơn giản mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện nhanh chóng khi bị đau. Cách làm trà gừng mật ong như sau:
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
*Lưu ý: Người bệnh đau dạ dày không nên sử dụng gừng vào buổi tối, do vậy, không nên sử dụng các thức uống như trà gừng vào thời điểm này.
Khi sử dụng táo, người bệnh nên nhai kỹ vì phần vỏ khá cứng nên sẽ làm dạ dày phải tăng cường co bóp để tiêu hóa, sẽ làm cơn đau tăng lên. Cách sử dụng táo tốt nhất với người đau dạ dày là uống nước ép táo, hoặc táo kết hợp với các loại củ khác như cà rốt, cần tây, nho,… Hướng dẫn cách làm nước ép táo cà rốt và gừng đơn giản:
Cách làm:
Nước ép táo, cà rốt, gừng vừa tốt cho dạ dày vừa bổ sung vitamin cho cơ thể khỏe mạnh hơn
Bánh mì nướng là một trong những thực phẩm thường được bác sĩ khuyên sử dụng khi người bệnh thắc mắc đau dạ dày nên ăn gì. Bởi vì, bánh mì có đặc tính khô, thấm nước nên có khả năng thấm hút dịch vị, trung hòa acid – nguyên nhân chính gây nên những cơn đau.
Bánh mì yến mạch rất tốt cho người bệnh đau dạ dày
Bên cạnh đó, bánh mì có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, chất xơ,… có tác dụng cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Các vi khuẩn acid lactic có tác dụng giảm độ pH – giảm hàm lượng acid, để bảo vệ dạ dày đang hoặc dễ bị tổn thương của người bệnh.
Bánh mì có nhiều công dụng tốt cho người đau dạ dày, tuy nhiên người bệnh nên ăn đúng cách để bánh mì có phát huy được công dụng của nó. Người đau dạ dày nên chú ý những điều sau khi ăn bánh mì:
>>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn bánh mì có tốt không?
Người đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được chuối vì chuối chứa nhiều thành phần tốt cho dạ dày. Cụ thể là:
Người đau dạ dày nên ăn chuối cau đã chín hoàn toàn, không nên khi còn xanh
Lưu ý khi ăn chuối cho người đau dạ dày:
>>> Xem thêm bài viết:
Thành phần chính của cơm trắng là tinh bột có tác dụng tốt trong việc thấm hút acid và trung hòa dịch vụ, làm giảm lượng acid tác động lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời, trong cơm có nhiều protein, chất xơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Người đau dạ dày có thể ăn cơm trắng để giảm cơn đau khi đói bụng
Người đau dạ dày nên ăn cơm trắng dạng mềm, không nên ăn cơm khô. Khi ăn, người bệnh nên nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày khi phải co bóp nhiều để nghiền nát cơm.
Người đau dạ dày nên ăn đu đủ vì trong loại quả này có chứa enzyme chymopapain và papain có tác dụng hỗ trợ dạ dày tiêu hóa các loại protein khó tiêu hóa. Trong đu đủ có hàm lượng vitamin A, C, E, K cao có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy hình thành tế bào mới cho niêm mạc dạ dày giúp các tổn thương mau lành,… Đồng thời, các vitamin này còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, giảm viêm, bảo vệ dạ dày.
Sinh tố đu đủ tốt cho người đau dạ dày
Người đau dạ dày nên chú ý những điều sau khi ăn đu đủ:
Bên cạnh ăn trực tiếp đu đủ chín, người bệnh đau dạ dày có thể làm sinh tố đu đủ, hoặc kết với các thực phẩm khác như mật ong, hồng xiêm, chuối,… Cách thực hiện sinh tố đu đủ với mật ong đơn giản như sau:
Nghệ là một dược liệu dễ tìm thấy và rất tốt cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý sử dụng nghệ vàng và không nên sử dụng nghệ đen. Bởi vì, nghệ đen có tác dụng thông kinh, phá huyết nên không tốt cho dạ dày đang bị tổn thương. Ngược lại, nghệ vàng lại chứa nhiều thành phần tốt cho dạ dày.
Tinh bột nghệ vàng là dược phẩm được khuyên dùng cho người đau dạ dày
Điển hình như là cucumin là chất chống oxy hóa hiệu quả, có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy phục hồi tổn thương để giảm sự phát triển của các vết loét. Nhờ đó, lớp niêm mạc được bảo vệ và giảm các cơn đau do acid trong dịch vị tác động lên.
Cách sử dụng nghệ vàng phổ biến với người đau dạ dày là tinh bột nghệ kết hợp với mật ong. Trong mật ong có nhiều chất chống oxy hóa nên khi kết hợp với nghệ sẽ tạo ra một loại kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, làm lành vết thương, diệt vi khuẩn gây bệnh dạ dày,…
Cách sử dụng đơn giản như sau:
Hạt lanh là một gợi ý hữu ích cho người bệnh đang quan tâm vấn đề “đau dạ dày nên ăn gì?” Bởi vì trong hạt lanh có hàm lượng cao chất xơ hòa tan và không hòa tan, nhờ đó mang lại tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh hoạt động của nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón và giúp hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng cho người đau dạ dày.
Hạt lanh là một gợi ý tốt cho người bệnh đang đang bị đau dạ dày
Người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng hạt lanh ở nhiều dạng như: ăn trực tiếp, rang chín và trộn cùng vừng, cho hạt lanh vào các món như sinh tố/súp/canh/bánh mì,…
*Lưu ý: Khi ăn hạt lanh, người bệnh đau dạ dày phải uống nhiều nước trong ngày. Hàm lượng phù hợp với người lớn là 1-2 muỗng/ngày, ¼ muỗng/ngày với trẻ em.
Trong các thực phẩm giàu probiotic chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, đường ruột. Người đau dạ dày nên thường xuyên ăn nhóm thực phẩm này để giúp cân bằng cho đường ruột – giảm các vi khuẩn có hại như Hp và tăng các lợi khuẩn. Nhờ đó, các cơn đau sẽ giảm đi, đường ruột hoạt động tốt hơn, thức ăn được tiêu hóa mà không bị ứ đọng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Ngoài sữa chua, người bệnh đau dạ dày có thể bổ sung loại thực phẩm giàu probiotic khác như nấm sữa
Những loại thực phẩm giàu probiotic tốt cho người bệnh đau dạ dày đó là: sữa chua, sữa chua uống, nấm sữa (kefir), sữa lên men (buttermilk),… Người bệnh nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này sau bữa ăn tối thiểu 30 phút.
Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, carbohydrate, vitamin và chất khoáng nên có tác dụng tốt cho người bệnh đau dạ dày. Chất xơ hòa tan giúp cho kích thích nhu động ruột làm việc hiệu quả, giúp tiêu hóa tốt.
Đồng thời chất xơ sẽ làm giảm tình trạng bị táo bón, ứ đọng thức ăn ở trong dạ dày lâu ngày có thể sinh ra các vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Hàm lượng carbohydrate cao có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo cảm giác no lâu.
Yến mạch chứa nhiều chắt xơ kích thích nhu động ruột
Người đau dạ dày khi ăn yến mạch cần chú ý những lưu ý sau để có thể nhận được những tác dụng tốt mà loại thực phẩm này mang lại cho cơ thể.
Dưới đây là hướng dẫn cách làm cháo yến mạch với sữa tươi đơn giản cho người bệnh đau dạ dày:
Cháo yến mạch sữa tươi với nguyên liệu dễ tìm và cách thực hiện đơn giản
Khoai tây có nhiều công dụng tốt cho người bệnh đau dạ dày nhưng ít người biết đến. Trong khoai tây có chứa các hợp chất lysine, tryptophan, cellulose (chất xơ). Đây là các chất chống oxy hóa nên có khả năng giảm tiết acid, làm chậm quá trình oxy hóa gây hại cho niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ các vết thương tổn không bị lan rộng thêm.
Khoai tây là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt trong phục hồi các thương tổn ở dạ dày
Bên cạnh đó, trong khoai tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin nhóm B, canxi, photpho, magie, protein,… Nhờ đó, góp phần tăng cường sức đề kháng cho người bệnh đau dạ dày, hỗ trợ phục hồi các tổn thương và cơn đau cho người bệnh.
Khoai tây là thực phẩm có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như súp, canh, khoai tây nghiền,… Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn khoai tây chiên vì đây là món ăn nhanh không tốt cho dạ dày.
Uống nước bột khoai tây trong 1 tháng người bệnh đau dạ dày sẽ thấy kết quả cải thiện rõ rệt
Bên cạnh sử dụng khoai tây cho các món ăn, người bệnh đau dạ dày còn có thể sử dụng bột khoai tây những khi bị đau dạ dày. Cách sử dụng đơn giản như sau:
Cá hồi chính là lời giải đáp cho thắc mắc người đau dạ dày nên ăn gì vì trong loại thực phẩm này có hàm lượng cao omega3 (2640mg/100g) và protein (20g/100g). Hai thành phần này có tác dụng tốt trong việc hình thành tế bào mới, giảm tình trạng viêm loét dạ dày.
Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm được những cơn đau mỗi lần acid tiếp xúc với các vết thương tổn trên niêm mạc. Đặc biệt protein của cá hồi không gây ra nhiều áp lực khi tiêu hóa cho dạ dày giống như protein trong các loại thịt đỏ.
Hàm lượng omega 3 cao trong cá hồi rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Ngoài ra, trong cá hồi (100g) chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch như: canxi (13mg), sắt (1,1mg), magie (31mg), photpho (230mg), vitamin B1 (0,22mg), folate (9μg),… Dưới đây là một công thức thực hiện món cháo cá hồi tốt cho sức khỏe của người bệnh dạ dày.
Cháo cá hồi rau củ thơm ngon tốt cho người bệnh đau dạ dày
*Lưu ý: Mặc dù cá hồi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày, tuy nhiên người bệnh không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn từ 2-3 bữa trong tuần. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn các loại cá hồi sống như sushi, sashimi vì có nguy cơ nhiễm vi khuẩn nếu không được vệ sinh cẩn thận.
Đậu bắp thường được biết đến với vai trò là thực phẩm trong các món ăn, mà ít người biết rằng, đậu bắp có nhiều công dụng tốt cho dạ dày. Bởi vì, trong đậu bắp có các hợp chất tốt cho dạ dày như chất xơ, polysaccharides, pectin, carotene, các loại vitamin (vitamin B, C, K) và khoáng chất (sắt, mangan, canxi,…)
Những thành phần này giúp tiêu hóa tốt, làm sạch dạ dày, giảm tình trạng ứ đọng thức ăn khiến nhiều vi khuẩn sản sinh gây ra các bệnh lý như viêm loét, trào ngược,…
Đậu bắp sự lựa chọn tốt bổ sung trong bữa ăn người bị đau dạ dày
Người bệnh có thể sử dụng đậu bắp ở nhiều dạng như món luộc, nấu canh chua, đậu bắp xào, hay đơn giản là nấu nước đậu bắp uống mỗi ngày. Chuyên gia tổ hợp Y tế sẽ hướng dẫn cho người bệnh cách nấu nước đậu bắp như sau:
Cũng giống như các loại thảo dược khác, người bệnh nên kiên trì uống nước đậu bắp trong 1 tháng
Nước dừa rất tốt cho người đau dạ dày bởi vì thành phần chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kích thích enzyme, nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa. Tiêu biểu như sau:
Dừa không chỉ đơn thuần là một thức uống giải khát mà còn có tác dụng tốt cho dạ dày
Mật ong được coi là một loại kháng sinh tự nhiên tốt cho nhiều bệnh, trong đó có các bệnh liên quan tới dạ dày. Trong mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ các tế bào, giảm mức độ nặng cho các tế bào đang bị tổn thương. Hoạt chất hydrogen peroxide trong mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ vi khuẩn gây bệnh về dạ dày,…
Trong mật ong có nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên tốt cho người bệnh đau dạ dày
Bên cạnh đó, mật ong có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, nhóm vitamin B, vitamin E có tác dụng kích thích hình thành các tế bào mới, giảm tình trạng viêm loét gây ra các cơn đau cho người bệnh.
Mật ong được sử dụng theo nhiều cách, trong đó cách phổ biến nhất là uống trực tiếp, kết hợp với tinh bột nghệ, mật ong ngâm tỏi. Cách thực hiện tỏi ngâm mật ong như sau:
Mật ong ngâm tỏi là một bài thuốc dân gian có khả năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày nếu người bệnh kiên trì sử dụng
Trên đây là những loại thực phẩm vừa tốt cho người đau dạ dày vừa dễ tìm. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng một số loại thực phẩm như rau thì là, rau bạc hà, trà thảo dược (như trà hoa cúc, trà cam thảo, trà sen, trà húng quế,…)
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm kể trên thì người bệnh cũng nên tránh những loại thực phẩm không tốt cho dạ dày. Phần tiếp theo sẽ chỉ ra những nhóm thực phẩm mà người bệnh đau dạ dày nên kiêng tối đa có thể.
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn, đồ uống nên tất cả mọi loại thực phẩm đưa vào cơ thể đều có ảnh hưởng tới người bệnh. Do đó, bên cạnh chú ý tới việc đau dạ dày nên ăn gì, thì người bệnh đau dạ dày cũng nên biết bản thân cần tránh những nhóm đồ ăn nào. Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà người đau dạ dày nên kiêng để bảo vệ sức khỏe của mình.
Các món ăn chiên xào thường sử dụng nhiều dầu mỡ và gia vị, do vậy sẽ khiến cho dạ dày gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như đầy hơi, táo bón, ăn không tiêu, hoặc có thể là tiêu chảy nếu dạ dày không thể co bóp tiêu hóa thức ăn. Thêm nữa, các loại gia vị thường có vị cay nóng sẽ khiến cho các vết loét bị lan rộng thêm.
Các món chiên xào cần sử dụng nhiều dầu mỡ và gia vị khiến dạ dày làm việc vất vả hơn trong co bóp để tiêu hóa
Người bệnh đau dạ dày nên tránh các món ăn chứa nhiều gia vị cay như ớt, tiêu,… Bởi vì trong các loại gia vị này có các chất như capsaicin (trong ớt), piperine (trong tiêu) có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày làm các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, các thành phần trong gia vị cay có thể kích ứng lên lớp niêm mạc, tạo ra các vết loét gây đau cho người bệnh.
Người bệnh đau dạ dày nên tránh các món ăn sử dụng nhiều gia vị cay như ớt, tiêu,…
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dạ dày là do virus, vi khuẩn như khuẩn Hp,… Người bệnh đau dạ dày không nên ăn các loại đồ ăn sống như sashimi, sushi, đồ tái, rau sống,… để giảm nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra các bệnh liên quan tới dạ dày như viêm dạ dày ruột, viêm hang vị, đau bụng, tiêu chảy.
Người bệnh nên tránh các món thịt/cá sống như sushi, sashimi, đồ tái,… để bảo vệ sức khỏe dạ dày
Những thực phẩm như bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt có gas,… sử dụng hàm lượng lớn đường tinh luyện thường không được khuyến nghị sử dụng nhiều cho người bệnh đau dạ dày.
Người bệnh nên hạn chế nạp nhiều đường tinh luyện vào cơ thể khi đang bị đau dạ dày
Trong thực tế, đường tinh luyện không gây ảnh hưởng trực tiếp lên dạ dày. Tuy nhiên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện sẽ khiến cho nồng độ insulin trong máu tăng lên, khiến cơ thể mệt mỏi, tay chân run rẩy,… Điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sức đề kháng của bệnh nhân đau dạ dày, làm quá trình hồi phục bị chậm lại, các đơn đau kéo dài hơn.
Bia và rượu là 2 cái tên quen thuộc trong danh sách những loại thực phẩm người đau dạ dày cần kiêng. Bởi vì, trong 2 loại thức uống này có chứa cồn có khả năng tác động mạnh lên niêm mạc dạ dày. Người uống bia rượu thường xuyên sẽ khiến cho quá trình phá hủy niêm mạc dạ dày nhanh hơn và mạnh hơn.
Bia, rượu là nhóm đồ uống mà người đau dạ dày cần phải kiêng
Bên cạnh đó, cồn còn có khả năng làm tăng làm tăng lượng acid trong dạ dày, khiến cho các vết loét bị rộng ra hoặc sâu hơn. Người bệnh đau dạ dày sẽ phải chịu đựng các cơn đau nhiều hơn khi uống nhiều bia rượu.
Các loại rau, củ muối chua như cà muối, dưa cải muối, kim chi,… là nhóm thực phẩm giàu probiotic. Tuy nhiên, người đau dạ dày không nên ăn những thực phẩm lên men này vì có nồng độ acid cao. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới các vết loét, viêm của người bệnh.
Người đau dạ dày nên tránh ăn các loại thực phẩm lên men như đồ muối chua
Hy vọng với những gợi ý của chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS, người bệnh sẽ không còn đau đầu khi nghĩ về vấn đề đau dạ dày nên ăn gì kiêng ăn gì? Quan tâm và sử dụng đúng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày, tránh những thực phẩm không nên ăn, sẽ giúp người bệnh hạn chế gặp những cơn đau do tình trạng này gây ra.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác ngoài vấn đề đau dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì hoặc cần thêm thông tin tình trạng về bệnh lý, hãy liên hệ tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Riêng tư: TS. BS Phạm Bình Nguyên
Là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, TS.BS Phạm Bình Nguyên đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh trong suốt 15…
Bài viết liên quan
Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…
Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn
Chuyên mục: Tiêu hóa
Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…
Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.