Ăn xong đau dạ dày – 9 cách làm giảm đau dạ dày nhanh

Cập nhật 24/06/2023

12.0K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Ăn xong đau dạ dày là nỗi khổ của nhiều người vì không thể nhịn đói, nhưng ăn vào thì bị đau bụng. Để giúp bệnh nhân dạ dày không bị rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cùng giải thích cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Cách chọn thức ăn để tránh ăn xong bị đau dạ dày

Người đau dạ dày cần chú ý tới việc chọn thực phẩm nên ăn và nên tránh để bảo vệ dạ dày dễ bị tổn thương của mình, cách chế biến như thế nào để tránh ảnh hưởng xấu đến dạ dày, khiến các cơn đau tái phát thường xuyên. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm người đau dạ dày nên ăn và nên tránh ăn.

Các thực phẩm người đau dạ dày nên ăn

Các loại thực phẩm dưới đây giúp hạn chế tình trạng ăn xong đau dạ dày ở người bệnh:

Bánh mì

Bánh mì thường mềm, khô, thành phần chính là tinh bột dễ tiêu hóa. Nhờ vậy, bánh mì có thể thấm bớt lượng acid dịch vị dư thừa, tránh tình trạng acid tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc. Do đó giúp người bệnh tránh tình trạng các vết viêm, loét trầm trọng hơn và hạn chế việc ăn xong đau dạ dày.

Người bệnh nên sử dụng bánh mì trong ngày để tránh ôi thiu, dẫn tới ngộ độc thực phẩm

Người bệnh nên sử dụng bánh mì trong ngày để tránh ôi thiu, dẫn tới ngộ độc thực phẩm

Một số lưu ý cho người bệnh khi ăn bánh mì:

  • Nên dùng các loại bánh mì ruột đặc, mềm: Giúp giảm áp lực lên dạ dày, thấm hút tốt acid dịch vị dư thừa và bổ sung lượng lớn protein, khoáng chất.
  • Tránh bánh mì nhiều bơ, đường: Bơ, đường là thực phẩm khó tiêu hóa, khiến dạ dày phải hoạt động lâu và tăng tiết acid dịch vị. Vì vậy có thể gây chướng bụng, đau dạ dày,…
  • Sử dụng bánh mì trong ngày: Bánh mì dễ bị ôi thiu trong môi trường nhiệt độ thường sau khoảng 30 giờ. Do đó, người đau dạ dày cần sử dụng bánh mì trong ngày để tránh ngộ độc thực phẩm, dẫn đến đau bụng, buồn nôn,…

>>> Xem thêm chi tiết: Đau dạ dày ăn bánh mì có tốt không?

Hạt ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu

Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu thường bao gồm 3 lớp:

  • Lớp cám: Đây là lớp vỏ bên ngoài, chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và các chất chống oxy hóa như axit phytic, lignans, axit ferulic,…
  • Lớp nội nhũ: Lớp giữa của hạt, chủ yếu được tạo thành từ tinh bột dễ tiêu hóa.
  • Lớp mầm: Đây là lớp trong cùng, chủ yếu chứa vitamin, khoáng chất, protein thực vật,…

Nhờ vào các dưỡng chất kể trên, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu đem đến tác động tốt cho người đau dạ dày, tiêu biểu như:

  • Chất xơ: Chất xơ làm mềm phân, do đó giảm nguy cơ tiêu hóa trì trệ do táo bón. Bên cạnh đó, chất xơ còn tạo thành một lớp nhầy bao quanh niêm mạc, giúp niêm mạc tránh tiếp xúc với acid dịch vị gây đau dạ dày.
  • Vitamin nhóm B: Các vitamin này tham gia hoạt động chuyển hóa thức ăn, giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Đặc biệt, ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp vitamin B1, B2 và B9 lớn, tăng chuyển hóa và tái tạo tế bào, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Các chất chống oxy hóa: Các chất như axit phytic, Lignans, axit ferulic,… có tác dụng chống oxy hóa, hạn chế sản sinh gốc tự do. Nhờ đó giúp tránh viêm, sưng niêm mạc dạ dày và phục hồi các vết viêm, loét cũ.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt và đậu người đau dạ dày nên dùng là yến mạch, hạt ý dĩ, gạo lứt nguyên cám, đậu nành, hạt vừng đen,…

Các chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên chất và các loại đậu giúp người bệnh điều trị, phục hồi các vết viêm, sưng dạ dày

Các chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên chất và các loại đậu giúp người bệnh điều trị, phục hồi các vết viêm, sưng dạ dày

Cải xanh

Cải xanh là thực phẩm tốt cho người đau dạ dày do chứa các dưỡng chất như:

  • Chất xơ: Cải xanh có lượng chất xơ dồi dào hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Hợp chất isothiocyanate sulforaphane (SPN): Hợp chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp gây đau dạ dày. Đồng có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, xung huyết dạ dày,…
  • Các dưỡng chất thiết yếu: Cải xanh chứa vitamin A, B, C, axit nicotic, albumin,… cung cấp năng lượng cho hệ miễn dịch và giúp cơ thể chuyển hóa tốt hơn. Nhờ đó tránh tác động xấu từ các loại vi khuẩn, ô nhiễm, các gốc tự do, hạn chế đau và viêm loét dạ dày.

Để tránh tình trạng ăn xong đau dạ dày, Người bệnh chỉ nên ăn cải xanh sau khi được nấu chín. Bởi vì cải xanh sống khó tiêu hóa, có thể chứa sán, vi khuẩn,… dẫn tới ngộ độc thực phẩm, gây chướng bụng, nôn ói, đau dạ dày,…

Cải xanh chứa nhiều chất xơ, hợp chất isothiocyanate sulforaphane và các vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp giảm đau dạ dày

Cải xanh chứa nhiều chất xơ, hợp chất isothiocyanate sulforaphane và các vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp giảm đau dạ dày

Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Chất béo hỗ trợ các hoạt động của hệ miễn dịch, tham gia quá trình chuyển hóa và hấp thụ các vitamin A, D, E, K,… Nhờ vậy cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ chuyển hóa các dưỡng chất cần thiết để phục hồi các vết thương trên thành dạ dày, tránh ăn xong đau dạ dày.

Chất béo chủ yếu gồm 2 loại sau:

  • Chất béo không bão hòa: Thường tồn tại dưới dạng lỏng, chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật như quả bơ, các loại hạt, đậu,… Đây là dạng chất béo lành mạnh có khả năng giảm cholesterol xấu, thúc đẩy các hoạt động chống viêm, sưng, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Chất béo bão hòa: Các loại chất béo này được xem là chất béo xấu, thường tìm thấy trong mỡ động vật, bơ, sữa, các loại bánh ngọt, đồ ăn nhanh,… Người đau dạ dày nên tránh dạng chất béo này, vì chúng khó tiêu hóa, khiến dạ dày tăng tiết acid dịch vị. Do đó có thể gây đau dạ dày, chướng bụng, chán ăn,…
Bánh ngọt là món ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa không tốt cho người đau dạ dày

Bánh ngọt là món ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa không tốt cho người đau dạ dày

>>> Xem thêm: [Giải đáp] Đau dạ dày có nên ăn bánh ngọt?

Thực phẩm chứa Protein lành mạnh

  • Protein thường tồn tại trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành,… Sau khi vào cơ thể, protein sẽ được cắt ra thành các acid amin, acid amin cấu tạo nên tất cả các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể. Do đó, protein là nguồn năng lượng cơ bản cho cơ thể, tăng khả năng phục hồi các vết loét trên dạ dày.
  • Tuy nhiên, protein cũng là một một chất dinh dưỡng khó tiêu hóa. Vì vậy người bệnh cần sử dụng một lượng vừa đủ, khoảng 60-100g/ngày để tránh dạ dày hoạt động quá mức gây đau, đầy bụng, chán ăn.
Protein giúp người bệnh cung cấp năng lượng, tăng khả năng hồi phục các vết loét trên dạ dày

Protein giúp người bệnh cung cấp năng lượng, tăng khả năng hồi phục các vết loét trên dạ dày

Táo

  • Táo là loại trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, vitamin nhóm B, folat,… Đặc biệt vỏ táo có chứa pectin, có khả năng hòa tan, giãn nở khi gặp nước, nhờ đó giảm áp lực cho dạ dày và giúp làm mềm phân, tránh táo bón.
  • Bên cạnh đó, người đau dạ dày có thể sử dụng sinh tố táo hoặc mứt táo để vừa có thể tránh các cơn đau, vừa đa dạng khẩu vị tránh chán ăn.
Táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt vỏ chứa nhiều pectin làm mềm phân, tránh táo bón, giảm áp lực lên dạ dày

Táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt vỏ chứa nhiều pectin làm mềm phân, tránh táo bón, giảm áp lực lên dạ dày

Cần tây

  • Cần tây không chỉ giàu vitamin A, C, K, khoáng chất như canxi, sắt,… mà còn chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chống viêm như flavonoids, volatile, alkaloids, tannins,…
  • Nhờ đó cần tây có khả năng hạn chế các gốc tự do, chống sưng, viêm dạ dày. Đồng thời giúp đẩy nhanh hoạt động tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày, tránh trào ngược, ợ nóng, ợ chua,…
Cần tây giàu vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa. Nhờ đó giúp người bệnh chống sưng, viêm, hạn chế đau dạ dày

Cần tây giàu vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa. Nhờ đó giúp người bệnh chống sưng, viêm, hạn chế đau dạ dày

Tỏi

  • Tỏi chứa nhiều allicin, acid amin, fructan, diallyl sulfide, vitamin B1, B2, C,… Nhờ đó có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và chống lại các tác nhân xấu gây viêm, loét dạ dày.
  • Thêm nữa, chất allicin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp, tránh vi khuẩn tiếp xúc với niêm mạc gây đau dạ dày. Đồng thời allicin còn có khả năng ức chế tế bào ung thư, giảm nguy cơ bệnh đau dạ dày mạn tính chuyển sang ung thư dạ dày.
Tỏi chứa nhiều dưỡng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống sưng, viêm và có khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày

Tỏi chứa nhiều dưỡng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống sưng, viêm và có khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày

Hành tây

Các dưỡng chất tiêu biểu trong hành tây như:

  • Inulin: Đây là nguồn thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, giúp các vi khuẩn lớn lên và phân chia, thực hiện chức năng phân hủy chất thải, làm mềm phân và tăng nhu động ruột. Nhờ đó tránh các rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Sulfide: Sulfide giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, có khả năng hạn chế các gốc tự do và ức chế tế bào ung thư. Nhờ đó giúp chống viêm, sưng niêm mạc và giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Hành tây chứa nhiều inulin và sulfide giúp hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế sản sinh gốc tự do, giúp người bệnh tránh sưng, viêm dạ dày

Hành tây chứa nhiều inulin và sulfide giúp hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế sản sinh gốc tự do, giúp người bệnh tránh sưng, viêm dạ dày

Các thực phẩm người bị đau dạ dày cần tránh

Ăn xong đau dạ dày có thể là do người bệnh ăn các loại thực phẩm dễ gây tổn thương cho dạ dày của mình. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm, người đau dạ dày nên tránh ăn.

Nhóm thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày

  • Rượu, bia, cà phê, trà đặc
  • Các loại rau củ già, khó tiêu
  • Các gia vị cay nóng như tiêu, ớt,…
  • Các món chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng.
  • Thức ăn chế biến sẵn có chứa chất bảo quản
  • Các loại thức ăn như sụn, tôm cua nguyên vỏ, đầu cá,…

Những thực phẩm này có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị hoặc tiếp xúc với các vết loét trên thành niêm mạc. Do đó cọ xát hay kích thích đến các vết viêm, sưng, gây đau dạ dày.

Rượu, bia kích thích tăng tiết acid dịch vị, làm tổn thương niêm mạc dạ dày người bệnh

Rượu, bia kích thích tăng tiết acid dịch vị, làm tổn thương niêm mạc dạ dày người bệnh

Các thực phẩm gây tăng acid dạ dày

  • Trái cây chua (cam, chanh, sấu,…)
  • Thực phẩm chua (giấm, cơm rượu,…)
  • Các loại rau củ muối chua

Các thực phẩm này chứa lượng lớn acid, lượng acid này gây tác động xấu đến lớp niêm mạc. Do đó có thể xuất hiện các vết viêm, loét mới, khiến tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn.

Nhóm thực phẩm sinh hơi, chướng bụng gồm

  • Các rau quả khó tiêu như giá đỗ, dưa cà, hành, hẹ,…
  • Thực phẩm ăn liền như mì tôm, snack,…
  • Nước ngọt có ga, nước trái cây có ga,…

Các thực phẩm trên gây chướng bụng, đầy hơi, có thể thúc đẩy tăng tiết acid dạ dày. Từ đó gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua, ợ hơi,…

Cách chế biến món ăn hạn chế đau dạ dày

Chế biến thành món ăn mềm, lỏng

  • Người bị đau dạ dày nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Nhờ đó tránh tăng tiết acid dịch vị và gây áp lực mạnh lên dạ dày, gây đau và ảnh hưởng đến các vết loét.
  • Các dạng thức ăn được khuyến khích cho người bệnh đau dạ dày là canh, cháo, súp, hầm nhừ,…Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế ăn quá nhiều trong một lần ăn, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, chướng bụng, đau dạ dày.

Nên thái nhỏ, nấu chín kỹ

  • Việc thái nhỏ, nấu chín kỹ giúp thực phẩm dễ tiêu hóa hơn. Khi vào khoang miệng, enzyme amilaza sẽ được trộn đều vào các phần thức ăn nhỏ, nhờ đó phân giải được phần lớn tinh bột. Điều này sẽ giúp giảm áp lực tiêu hóa tại dạ dày.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Mục đích để tránh dạ dày rỗng, khi đó không có lớp nhầy từ tinh bột hoặc chất xơ ngăn cản, acid dịch vị dễ dàng tiếp xúc với lớp niêm mạc. Từ đó có thể dẫn đến đau, loét dạ dày.

Ăn các món luộc, ninh, hấp

Để tránh tình trạng ăn xong đau dạ dày, Người bị đau dạ dày nên ăn các món ăn chế biến theo kiểu luộc, ninh, hấp để hạn chế nạp vào cơ thể nhiều loại gia vị cay nóng, chất béo,… Thêm nữa, thực phẩm luộc, ninh, hấp mềm, dễ tiêu hóa, nhờ đó giảm được áp lực lên dạ dày, giảm tiết acid dịch vị.

Các món luộc ít chứa dầu mỡ, tiêu, ớt,... nhờ đó hạn chế gây kích thích dạ dày

Các món luộc ít chứa dầu mỡ, tiêu, ớt,… nhờ đó hạn chế gây kích thích dạ dày

Tránh ăn đồ tái, sống

Người bị đau dạ dày không nên ăn các món ăn tái, sống như sushi, sashimi, tiết canh,… Bởi vì đây là các món ăn chưa được nấu chín nên tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn, chất độc do sơ suất trong khâu chế biến. Do đó có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây buồn nôn, đau bụng,…

Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

  • Đối với thức ăn quá nóng: Có thể gây bỏng môi, lưỡi, thực quản hay dạ dày. Các vết bỏng này có thể gây lở, loét, nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn thức ăn nóng còn làm tổn thương niêm mạc lưỡi, dẫn đến chán ăn. Những hậu quả này đều gây tác động xấu đến dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.
  • Đối với thức ăn quá lạnh: Thức ăn lạnh kích thích tần suất co bóp của dạ dày, dẫn tới đau dạ dày. Ngoài ra, thức ăn nguội lạnh dễ nhiễm phải vi khuẩn trong không khí, gây tiêu chảy, khẩu vị kém,…

Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn ấm, khoảng 40-50°C để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Thức ăn quá nóng có thể gây bỏng, dẫn đến loét nếu không xử lý kịp thời, gây đau, chán ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Thức ăn quá nóng có thể gây bỏng, dẫn đến loét nếu không xử lý kịp thời, gây đau, chán ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Tóm lại, người bệnh cần chú ý kỹ càng đến các cách chọn và chế biến thực phẩm nêu trên để tránh tình trạng ăn xong đau dạ dày. Tiếp đến, nếu người bệnh bị đau dạ dày sau khi ăn xong thì nên làm gì?

2. Ăn xong đau dạ dày nên làm gì?

Trong trường hợp người bệnh bị đau dạ dày sau khi ăn, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp dưới đây để làm dịu cơn đau.

2.1 Massage bụng giúp giảm tình tràng ăn xong bị đau dạ dày

Massage bụng nhẹ nhàng sau khi ăn no giúp thư giản, tạo cảm giác nhẹ dịu. Đồng thời hỗ trợ tuần hoàn máu tại dạ dày, giúp tăng hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Người bệnh nên massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút. Chú ý không nên massage mạnh vì sẽ gây áp lực lên dạ dày, tác động đến các vết viêm, sưng và ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa.

Massage bụng giúp thư giãn, tăng tuần hoàn máu tại dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn

Massage bụng giúp thư giãn, tăng tuần hoàn máu tại dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn

2.2 Nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn sau khi ăn

Nghỉ ngơi, thư giãn sau khi ăn giúp giảm căng thẳng. Tránh ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn, gây áp lực lên dạ dày.

Người bệnh nên nghỉ ngơi ít nhất 20-30 phút sau khi ăn trước khi bắt đầu công việc hay vận động, giúp cơ thể tập trung tiêu hóa thức ăn.

2.3 Đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng sau khi ăn

Đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng hỗ trợ hoạt động của dạ dày, giúp tiêu thụ lượng calo được hấp thụ. Nhờ đó giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn, đồng thời tránh tình trạng thừa cân.

Người bệnh nên dành khoảng 20-30 phút để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng, đi bộ ngay sau khi ăn dễ khiến dạ dày bị tổn thương.

Hoạt động nhẹ nhàng sau khi ăn giúp dạ dày hoạt động tốt, tránh tích tụ nhiều calo gây thừa cân

Hoạt động nhẹ nhàng sau khi ăn giúp dạ dày hoạt động tốt, tránh tích tụ nhiều calo gây thừa cân

Trên đây là những cách giúp người đau dạ dày xoa dịu cơn đau. Nhằm phòng tránh cơn đau kéo đến bất ngờ, những điều cần tránh sẽ được đề cập ở phần tiếp theo.

2.4 Giảm tình trạng ăn xong đau dạ dày nên tránh ăn quá no

Ăn quá no sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn thông thường. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chức năng của dạ dày bị trì trệ, năng suất giảm sút và gây đau ngay sau bữa ăn.

Về lượng thức ăn thích hợp cho mỗi bữa ăn, mỗi người có sức khỏe và thể trạng khác nhau, vì vậy không tồn tại lượng thức ăn cụ thể nên dùng. Do đó người bệnh nên dừng ăn ngay khi cảm thấy no.

Người đau dạ dày tránh ăn quá no, bởi dạ dày không thể tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong một lần, gây trì trệ cho tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, ợ hơi

Người đau dạ dày tránh ăn quá no, bởi dạ dày không thể tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong một lần, gây trì trệ cho tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, ợ hơi

2.5 Không nên nằm ngủ ngay sau khi ăn

Nằm ngủ ngay sau khi ăn khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, thức ăn bị ứ đọng, gây tăng tiết acid và tăng hoạt động co bóp của dạ dày. Điều này có thể dẫn tới người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, chướng bụng, đầy hơi gây nên tình trạng ăn xong bị đau dạ dày

Vì vậy, người bệnh tốt nhất nên ngủ sau bữa ăn từ 2-3 giờ. Lúc này thức ăn đã tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột non, nhờ đó tránh tình trạng trào ngược, ợ nóng hay rối loạn giấc ngủ.

LƯU Ý: Người bệnh không nên ăn thịt đỏ trước khi đi ngủ. Bởi vì những loại thực phẩm này thường chứa tryptophan, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành serotonin và melatonin. Các chất này gây khó ngủ, có thể dẫn đến căng thẳng và tình trạng đau dạ dày.

Người đau dạ dày không nên ngủ ngay sau khi ăn vì sẽ khiến hoạt động tiêu hóa trì trệ, gây ứ đọng thức ăn, dẫn đến đau dạ dày, ợ nóng,...

Người đau dạ dày không nên ngủ ngay sau khi ăn vì sẽ khiến hoạt động tiêu hóa trì trệ, gây ứ đọng thức ăn, dẫn đến đau dạ dày, ợ nóng,…

2.6 Tránh ăn trái cây ngay sau khi ăn no

Khi ăn thêm trái cây ngay sau bữa ăn, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa lượng trái cây vừa nạp vào, khiến tiêu hóa bị trì trệ. Đặc biệt các loại trái cây như cam, quýt, bưởi,… có chứa acid, làm tăng lượng acid trong dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm loét, sưng dạ dày.

Do đó, người bệnh nên ăn trái cây vào bữa phụ, sau bữa ăn chín khoảng 1-2 giờ. Bởi vì lúc này chất xơ hoặc tinh bột hòa tan trong thức ăn đã kịp hình thành một lớp nhầy bao lấy niêm mạc. Nhờ đó tránh các tác động xấu từ acid như đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng,…

2.7 Tránh ăn xong đau dạ dày khôn nên uống nhiều nước sau khi ăn

Sau khi ăn một lượng lớn thức ăn, uống nhiều nước sẽ khiến người bệnh có cảm giác tức bụng, đầy hơi, đồng thời tạo áp lực lên thành dạ dày gây đau.

Vì vậy, người bệnh nên uống vài ngụm nhỏ khoảng 100 – 150ml sau bữa ăn ít nhất 30 phút để các tế bào hấp thụ nước tốt nhất

Người đau dạ dày nên uống nước sau khi ăn ít nhất 30 phút, chia thành các ngụm nhỏ từ 100 - 150ml

Người đau dạ dày nên uống nước sau khi ăn ít nhất 30 phút, chia thành các ngụm nhỏ từ 100 – 150ml

2.8 Tuyệt đối không tắm sau khi ăn

Người bệnh tuyệt đối không nên tắm sau khi ăn. Bởi vì sau bữa ăn, máu sẽ được lưu chuyển tập trung đến dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Do đó, tắm ngay sau bữa ăn sẽ dẫn đến các tác động xấu cho dạ dày, cụ thể như:

  • Đối với việc tắm nước nóng: Nước nóng làm nhiệt độ cơ thể tăng, mạch máy bắt đầu giãn nở, máu sẽ lưu thông về tứ chi. Do đó dẫn đến hoạt động tiêu hóa đang thực hiện tại dạ dày bị trì trệ, gây chướng bụng, khó tiêu.
  • Đối với việc tắm nước lạnh: Nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ. Vì vậy lượng máu trong cơ thể nhận được tín hiệu lưu chuyển đến các bộ phận khác như da hay mô dưới da để duy trì nhiệt độ cơ thể. Hậu quả là làm trì trệ quá trình tiêu hóa, gây đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi,…

Do đó, thời gian tắm tốt nhất là trước khi ăn, giúp tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, tạo cảm giác ngon miệng. Nếu bắt buộc phải tắm sau khi ăn, người bệnh nên đợi ít nhất từ 35 – 40 phút. Bởi vì trong khoảng thời gian đó, dạ dày tiêu hóa kịp một phần thức ăn, tránh ứ đọng quá nhiều.

Người bị đau dạ dày tốt nhất nên tắm trước khi ăn, nếu tắm sau khi ăn thì nên đợi ít nhất 35 - 40 phút

Người bị đau dạ dày tốt nhất nên tắm trước khi ăn, nếu tắm sau khi ăn thì nên đợi ít nhất 35 – 40 phút

2.9 Tránh hút nước lá sau khi ăn

Thuốc lá chứa nhiều chất độc, chất kích thích, vì vậy sử dụng thuốc lá sau khi ăn gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Bởi khi đó, dạ dày và ruột cần hoạt động mạnh để tiêu hóa thức ăn, khói thuốc sẽ ảnh hưởng đến chức năng dạ dày và lớp niêm mạc. Do đó dễ dẫn đến tình trạng ăn xong đau dạ dày, có khả năng gây viêm loét.

Người đau dạ dày không nên hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến chức năng và niêm mạc dạ dày, gây đau, viêm loét dạ dày

Người đau dạ dày không nên hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến chức năng và niêm mạc dạ dày, gây đau, viêm loét dạ dày

Ăn xong đau dạ dày là do người bệnh ăn các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày, cách ăn và chế độ sinh hoạt sai cách. Hy vọng bài viết đã giúp người bệnh nhận ra các vấn đề mình đang gặp phải từ đó có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, giảm tình trạng đau dạ dày sau khi ăn xong. Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    1.1K
    Nóng rát dạ dày: 5 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Nóng rát dạ dày là một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Căn bệnh này khiến nhiều người mất ăn mất ngủ và…

    13 Th9, 2024
    86

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 8 nhóm người cần kiêng

    Đu đủ được biết đến là một loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Vậy người bị đau…

    16 Th9, 2024
    12

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn nhãn được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bạn yêu thích nhãn nhưng đang gặp vấn đề với đau dạ dày? Liệu người bị đau dạ dày ăn nhãn được không? Ăn nhiều…

    16 Th9, 2024
    16

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám