[GIẢI ĐÁP] Đau dạ dày có nên ăn bánh ngọt không?

Cập nhật 24/06/2023

19.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Những người bị đau dạ dày thường được khuyên tránh xa các món ăn cay nóng hoặc mặn. Tuy nhiên, ít có cảnh báo về việc ăn bánh ngọt. Vậy, người đau dạ dày có nên ăn bánh ngọt không? Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Đau dạ dày có nên ăn bánh ngọt không?

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, người bị đau dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày, nên tránh ăn các loại bánh ngọt như socola, bánh rán, bánh nướng…. Bởi đa số các loại bánh ngọt được làm từ các loại đường, việc nạp các loại đường này vào cơ thể sẽ gây tổn thương ở vùng dạ dày dẫn đến cảm giác khó chịu.

Các chuyên gia khuyên rằng người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn bánh ngọt

Các chuyên gia khuyên rằng người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn bánh ngọt

Cụ thể tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn bánh ngọt sẽ được giải đáp ngay phần dưới đây:

2. Tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn bánh ngọt

Cùng tìm hiểu 3 nguyên nhân tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn bánh ngọt ngay dưới đây nhé.

2.1 Đau dạ dày ăn bánh ngọt có thể gây cảm giác khó chịu

đa số các loại bánh ngọt được làm từ các loại đường có khả năng làm tăng lượng đường huyết trong máu nhanh như saccaroza, fructoza, lactoza,… hay còn gọi là đường nhanh. Việc nạp nhiều các loại đường nhanh vào cơ thể kích thích vùng dạ dày đang bị tổn thương, gây ra cảm giác khó chịu. Vì vậy đau dạ dày có nên ăn bánh ngọt không thì câu trả lời là không nhé.

Người bị đau dạ dày không nên ăn các loại bánh ngọt làm từ các loại đường nhanh

Người bị đau dạ dày không nên ăn các loại bánh ngọt làm từ các loại đường nhanh

Đồng thời, những loại đường nhanh cũng không tốt những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì. Bên cạnh đó, hầu hết bánh ngọt chứa nhiều chất phụ gia có hại cho sức khỏe người đau dạ dày.

2.2 Người bị đau dạ dày ăn bánh ngọt có thể gây tiêu chảy, đau bụng

Bánh ngọt chủ yếu được làm từ sữa có thành phần chính là lactose. Đây là loại đường mà nhiều người không hấp thu được bởi cấu tạo cơ thể người Việt không có loại enzym giúp chuyển hóa đường này. Do đó, khi người đau dạ dày ăn nhiều bánh ngọt từ sữa sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, khiến các cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

2.3 Ăn bánh ngọt có thể gây kích thích hoạt động của vi khuẩn HP

Một số bánh ngọt hiện nay như bánh bông lan có chứa một lượng muối khá cao. Việc tiêu thụ quá nhiều muối vô tình khiến cho vi khuẩn HP hoạt động mạnh mẽ hơn. Đây chính là tác nhân gây loét dạ dày phổ biến, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm.

Bánh ngọt kích thích hoạt động của vi khuẩn HP

Muối trong bánh ngọt kích thích hoạt động của vi khuẩn HP

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc đau dạ dày có nên ăn bánh ngọt không. Để tìm hiểu kỹ hơn về các món ăn mà người đau dạ dày nên hoặc không nên ăn, chúng ta sẽ cùng phân tích ở phần tiếp theo.

Xem thêm:

3. Vậy người bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì?

Bên cạnh kiêng các loại bánh ngọt được làm từ các loại đường nhanh, thì người đau dạ dày nên chú ý trong chế độ ăn uống của mình. Trong phần này, chuyên gia của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ gợi ý những loại thực phẩm mà người đau dạ dày nên và không nên ăn.

Thực phẩm người đau dạ dày nên ăn

Người đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, sử dụng các loại đường tự nhiên – còn gọi là đường chậm từ tinh bột, trái cây, thực phẩm bổ sung lợi khuẩn. Dưới đây là một số cái tên điển hình mà người đau dạ dày nên tham khảo.

Bánh mì nướng

Người đau dạ dày nên bổ sung bánh mì nướng vào thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là loại bánh được làm từ bánh mì trắng. Bởi, theo nghiên cứu, 25 gam bánh mì trắng có chứa 0,6 gam chất xơ, 13 gam Carbs, 2 gam chất đạm,… Nhờ đó, thực phẩm này hỗ trợ nhanh chóng quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.

Người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì lúa mạch đen

Người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì lúa mạch đen

Bánh mì nướng khi được cơ thể hấp thụ xuống đến dạ dày còn có khả năng thấm hút đáng kể lượng acid thừa bên trong dịch vị. Điều này giúp giảm hiệu quả tình trạng đau do viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản.

Người đau dạ dày nên ăn bánh mì nướng đúng cách để không gây ảnh hưởng tới dạ dày như ăn chậm, nhai thật kỹ và nhuyễn, uống nước trước khi ăn bánh mì.

Cơm trắng

Người bị đau dạ dày nên ăn cơm trắng hàng ngày. Cơm trắng không những cung cấp đáng kể nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể mà còn hỗ trợ bảo vệ hiệu quả cho niêm mạc dạ dày đang tổn thương.

Khi bạn ăn cơm trắng, thức ăn này sẽ tạo thành “lớp lót” bao phủ bên trong dạ dày. Nhờ đó, cơm trắng giúp làm dịu phần niêm mạc bị kích ứng, đồng thời hấp thu lượng dư acid và một số chất độc hại chuyển hóa từ thức ăn tích tụ trong dạ dày.

Cơm trắng có nhiều tinh bột làm giảm cơn đau dạ dày

Cơm trắng có nhiều tinh bột làm giảm cơn đau dạ dày

Tuy vậy, để dễ tiêu hóa và hỗ trợ giảm gánh nặng cho dạ dày, bạn nên nấu cơm trắng với nhiều nước, tránh tình trạng cơm cháy hoặc quá khô gây khó tiêu.

Táo

Người đau dạ dày nên ăn táo vì trong 100g táo sẽ có hàm lượng tinh bột cao (13.8g/100g), đường tự nhiên (10.4g) và nhiều loại vitamin như A, B, C, E, K,… . Đặc biệt, thành phần pectin trong quả táo có khả năng tăng cường hoạt động của cơ quan dạ dày.

Ngoài ra, chất pectin còn hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động suôn sẻ và dễ dàng hơn. Táo cũng giúp cho người bệnh nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa đáng kể sự tấn công của vi khuẩn HP – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Khi ăn táo, người đau dạ dày nên nhai kỹ và chậm vì loại quả này có khá cứng có thể gây tổn thương niêm mạc tiêu hóa nếu ăn nhanh.

Vị ngọt của táo có thể được dùng thay cho bánh ngọt

Vị ngọt của táo có thể được dùng thay cho bánh ngọt

Gừng

Gừng không chỉ là gia vị mà còn là bài thuốc dân gian mà người đau dạ dày nên ăn. Theo quan niệm Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, công năng giải độc, thanh nhiệt, kháng viêm. Nhờ đó, gừng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày.

Theo một số nghiên cứu y học hiện đại, gừng có tác dụng chống viêm nhờ chứa thành phần gingerol. Đây là hoạt chất có khả năng ức chế của các yếu tố gây viêm như cytokin, chemokin,….

Người đau dạ dày có thể sử dụng gừng ở nhiều dạng như cắt lát, xay nhỏ hoặc dùng bột khô

Người đau dạ dày có thể sử dụng gừng ở nhiều dạng như cắt lát, xay nhỏ hoặc dùng bột khô

Gừng có chứa các chất oxy hóa cực mạnh là shogaolong và gingerol. Nhờ đó, khi hấp thụ gừng sẽ giúp cơ thể hạn chế đáng kể quá trình sản sinh gốc tự do có hại, đồng thời hỗ trợ làm giảm các cơn đau, khó tiêu do bệnh dạ dày.

Có nhiều cách để bổ sung gừng, chẳng hạn trà gừng, nước gừng chanh mật ong hoặc gừng ngâm giấm. Người đau dạ dày nên uống nước gừng ngày hai lần sáng, tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sữa chua

Sữa chua được xem là thực phẩm tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo các chuyên gia, sữa chua chứa lượng lớn men vi sinh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm giảm các cơn đau do trào ngược dạ dày.

Trong 100 gam sữa chua có chứa khoảng 3,5 gam protein, 4,7 gam carbohydrate và nhiều loại vitamin cần thiết khác. Đây đều là những thành phần hoạt chất tốt, giúp ích nhiều cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Sữa chua cung cấp lượng lớn men vi sinh tốt cho người bệnh dạ dày

Sữa chua cung cấp lượng lớn men vi sinh tốt cho người bệnh dạ dày

Theo công bố của Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, việc điều trị kết hợp thuốc loét dạ dày và một cốc sữa chua chứa men vi sinh sẽ làm tăng hiệu quả lên 4 lần đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.

Người đau dạ dày nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 1 đến 2 giờ. Ngoài ra chỉ nên bổ sung 3 – 4 cốc mỗi tuần để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm người đau dạ dày không nên ăn

Đau dạ dày có nên ăn bánh ngọt không? Câu trả lời là không. Để bảo vệ dạ dày, ngoài việc đau dạ dày không nên ăn bánh ngọt thì để hạn chế tình trạng đau và cảm giác khó chịu, người mắc bệnh này nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:

Thức ăn cay nóng

Thức ăn cay gây tình trạng kích ứng niêm mạc, làm co thắt cơ trơn mạnh hơn, các cơn đau nặng nề, kèm theo nóng rát, khó chịu. Bên cạnh đó, thức ăn cay còn khiến cho vết loét tại dạ dày có nguy cơ lan rộng hơn. Nguyên nhân là do những món ăn cay thường sử dụng 2 gia vị đặc trưng là ớt và tiêu.

  • Ớt: Hoạt chất Capsaicin trong ớt bổ sung vào cơ thể với lượng lớn sẽ gây sưng tấy niêm mạc dạ dày, đồng thời làm tăng quá trình sản xuất acid dịch vị, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Hạt tiêu: Thành phần Piperine có nhiều trong hạt tiêu được chứng minh là có khả năng làm cho dạ dày luôn trong tình trạng khó chịu, đồng thời khiến cho acid dịch vị tiết nhiều hơn.
Người đau dạ dày nên tránh ăn đồ cay nóng nhiều ớt hay hạt tiêu

Người đau dạ dày nên tránh ăn đồ cay nóng nhiều ớt hay hạt tiêu

Bia, rượu

Bia rượu không tốt cho người đau dạ dày. Bởi, khi uống bia rượu sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng acid dịch vị, đồng thời gây kích ứng niêm mạc do thành phần rượu bia chứa cồn và một số chất kích thích gây nghiện không tốt cho hoạt động hệ thần kinh trung ương, tiêu hóa,….

Các chuyên gia cho biết, sử dụng lượng lớn bia rượu có thể gây ra tình trạng khởi phát cơn đau dạ dày một cách dữ dội. Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp thêm một số biểu hiện như buồn nôn, đau quặn bụng, ợ hơi, ợ chua.

Kiêng rượu bia các chất kích thích

Kiêng rượu bia các chất kích thích khi gặp các vấn đề bệnh lý dạ dày

Đồ chiên xào

Người đau dạ dày nên kiêng các đồ ăn chiên xào chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như cơm chiên, lòng xào, cánh gà chiên mắm,.. Bởi vì, các món ăn này sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày gặp nhiều khó khăn hơn.

Không chỉ thế, khi ăn nhiều món chiên xào sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch, thậm chí làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn, di chuyển đến dạ dày.

Các loại trái cây chua

Nếu bạn thường xuyên bị các cơn đau dạ dày hành hạ, hãy hạn chế ăn các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, me, xoài, cóc,… Bởi vì, những loại quả trên chứa hàm lượng acid cao sẽ làm tăng nồng độ acid dịch vị bên trong dạ dày.

Ngoài ra, trái cây chua còn gây ra tình trạng co thắt dạ dày, dẫn đến các cơn đau âm ỉ, dai dẳng, thậm chí làm loét niêm mạc gây biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…

Trái cây chua chứa nhiều acid không tốt cho người bệnh đau dạ dày

Trái cây chua chứa nhiều acid không tốt cho người bệnh đau dạ dày

Như vậy, Đau dạ dày có nên ăn bánh ngọt không? Người đau dạ dày nên hạn chế ăn các loại bánh ngọt được làm từ các loại đường nhanh. Thay vào đó, họ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường tự nhiên để thấm hút dịch acid, xoa dịu cơn đau dạ dày. Nếu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

2/5 - (1 vote)

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Gợi ý 4 cách chữa hiệu quả

    Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy viêm loét dạ dày có…

    14 Th9, 2024
    237

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 12 cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

    Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Bên cạnh việc tìm kiếm sự can thiệp y…

    26 Th11, 2024
    454

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý 4 cách chữa tại nhà

    Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ…

    16 Th9, 2024
    399

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? 3 gợi ý và 4 nguyên tắc  

    Viêm dạ dày tá tràng là bệnh về hệ tiêu hóa, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến…

    16 Th9, 2024
    234

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám