Đau dạ dày ăn bánh mì có tốt không?

Cập nhật 24/06/2023

13.1K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là thắc mắc của rất nhiều người bị đau dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc này, đồng thời hướng dẫn cách ăn bánh mì đúng cách dành cho người bị đau dạ dày.

1. Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

“Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không”. Câu trả lời có. Bánh mì mang lại tác dụng tốt cho người đau dạ dày bởi đặc tính khô, dễ hút nước của bánh mì sẽ giúp tăng khả năng thấm hút dịch vị, trung hòa acid, giảm triệu chứng viêm, loét dạ dày.

Đồng thời, hàm lượng dinh dưỡng cao như: sắt, protein, mangan còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng để góp phần chống lại bệnh đau dạ dày.

Lưu ý: Đối với một số người có mẫn cảm hoặc có cơ địa không hấp thu được các loại đường có trong bánh mì như glucose, fructose, maltose có thể gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

Xem thêm bài viết:

Bánh mì mang lại tác dụng tốt cho người đau dạ dày khi họ không bị mẫn cảm với thành phần trong bánh mì

Bánh mì có tác dụng rất tốt cho người đau dạ dày bởi đặc tính khô, dễ hút nước

Vậy tại sao ăn bánh mì đúng cách lại có thể làm đau dạ dày? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần 2 dưới đây.

2. Tại sao đau dạ dày ăn bánh mì lại tốt?

Thành phần dưỡng chất có trong bánh mì sẽ góp phần nói lên tác dụng, lợi ích của chúng đối với tình trạng đau dạ dày. Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g bánh mì. Bảng thành phần này sẽ giúp trả lời câu hỏi “Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Số liệu này dựa theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam do Bộ Y tế viện dinh dưỡng phát hành.

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Nước 37.2g
Năng lượng 249kcal
Protein 7.9g
Lipid 0.8g
Glucid (Carbohydrate) 52.6g
Chất xơ (celuloza) 0.2g
Tro (Ash) 1.3g
Calci 28mg
Sắt 2.0mg
Photpho 164mg
Vitamin B1 0.1mg
Vitamin B2 0.07mg
Vitamin PP 0.7mg
Lysin 163mg
Methionin 133mg
Tryptophan 66mg
Phenylalanine 314mg
Leucin 460mg
Cystin 188mg
Acid glutamic 1924mg
Glycin 331mg
Tyrosine 208mg
Arginin 294mg

Dựa vào bảng thành phần ở trên có thể thấy, bánh mì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Những dưỡng chất này có thể mang lại nhiều lợi ích cho người đau dạ dày như sau:

2.1. Tinh bột có trong bánh mì giúp dạ dày dễ tiêu hóa

100g bánh mì có chứa đến 52.6g tinh bột. Thành phần này có đặc tính mềm giúp dạ dày dễ tiêu hóa mà không phải co bóp quá sức khi dung nạp. Tinh bột còn có tác dụng thấm hút dịch vị, trung hòa axit dạ dày giúp giảm tình trạng trào ngược, ợ nóng, ợ chua.

Đây là công dụng vượt trội của loại thực phẩm này bởi người đau dạ dày thường gặp phải tình trạng dư thừa lượng axit dịch vị gây trào ngược thực quản, khoang miệng kèm theo triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

Bánh mì có chứa tinh bột mềm giúp dạ dày dễ tiêu hóa

Bánh mì có chứa tinh bột mềm giúp dạ dày dễ tiêu hóa

2.2. Bánh mì chứa protein, sắt, chất xơ giúp tăng khả năng chống lại bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? 100g bánh mì có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết như: protein (7.9g), canxi (28mg), sắt (2.0mg), chất xơ (0.2g)…  Những dưỡng chất này giúp cơ thể tăng sức đề kháng, trở nên khỏe mạnh để có khả năng chống lại bệnh đau dạ dày.

Bánh mì có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu

Bánh mì có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu

2.3 Bánh mì giàu vi khuẩn acid lactic giúp hạn chế đau, khó chịu dạ dày

Trong bánh mì có vi khuẩn acid lactic giúp làm giảm độ pH, trung hòa acid dịch vị có trong dạ dày. Loại vi khuẩn này sẽ giúp bảo vệ dạ dày, hạn chế cảm giác đau, rát, khó chịu. Vì vậy, người đau dạ dày có thể sử dụng bánh mì cho bữa sáng hoặc dùng để lót dạ trong bữa phụ.

2.4. Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước giúp giảm cơn đau dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Với đặc tính khô, dễ hút nước, bánh mì có tác dụng thấm hút và trung hòa acid dịch vị dư thừa trong môi trường dạ dày. Nhờ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng ăn mòn, phá hủy của acid, pepsin, đồng thời hạn chế hiệu quả các vết viêm loét để dạ dày không bị kích thích, các cơ đau cũng giảm dần.

Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước có khả năng thấm hút và trung hòa acid dịch vị dư thừa

Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước có khả năng thấm hút và trung hòa acid dịch vị dư thừa

Từ những tác dụng kể trên có thể kết luận rằng: ăn bánh mì rất tốt cho người đau dạ dày mà không bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thực phẩm này.

3. Hướng dẫn ăn bánh mì đúng cách cho người bị đau dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Đau dạ dày ăn bánh mì thực sự rất tốt, nhưng bạn cần chú ý ăn đúng cách như sau để nhận được những tác dụng tốt nhất:

  • Ăn bánh mì với số lượng phù hợp: Người bị đau dạ dày hoặc có các vấn đề về tiêu hóa có thể ăn bánh mì vào buổi sáng với liều lượng vừa đủ tùy theo thể trạng, từ 1 đến 2 ổ một lần. Ngoài ra, bánh mì có thể được dùng trong các bữa phụ để bổ sung năng lượng hoạt động trong ngày. Tuy nhiên người bệnh đau dạ dày cần lưu ý không nên ăn bánh mì liên tục và quá thường xuyên, tốt nhất chỉ nên ăn với tần suất 3 – 4 bữa/tuần.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn chậm, nhai kỹ giúp bánh mì được nghiền nhuyễn nhằm giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày của người bệnh.
  • Chỉ nên sử dụng phần ruột mềm bên trong bánh mì: Người đau dạ dày chỉ nên ăn phần ruột mềm bên trong bánh mì và tránh ăn phần vỏ cứng bên ngoài. Vì lớp vỏ cứng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày đang trong tình trạng bị viêm loét.
  • Không nên ăn bánh mì vào lúc quá no, gần đi ngủ: Người đau dạ dày nên tránh ăn bánh mì vào những lúc quá no. Vì điều này sẽ khiến dạ dày bị quá tải và gánh thêm áp lực tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng đau, viêm loét.
  • Người bị viêm loét dạ dày cũng không nên ăn bánh mì vào buổi tối, gần lúc đi ngủ. Vì lượng bánh không được tiêu hóa hết sẽ bị tồn đọng trong dạ dày khiến người ăn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi và cảm giác đau âm ỉ.
Người bị đau dạ dày nên ăn ruột bánh mì

Người bị đau dạ dày nên ăn ruột bánh mì

4. Gợi ý 5 loại bánh mì người đau dạ dày nên ăn

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải loại bánh mì nào người đau dạ dày cũng nên ăn. Ngoài ra, Người đau dạ dày và có vấn đề về tiêu hóa nhận được những lợi ích tốt từ bánh mì khi và chỉ khi ăn đúng loại. Dưới đây là những loại bánh mì mà những người bị đau dạ dày nên ăn, để cảm giác khó chịu do tình trạng này gây ra.

ĐAU DẠ DÀY NÊN ĂN BÁNH MÌ NGUYÊN CÁM

Đây là loại bánh mì được làm từ lúa mì nguyên chất. Bánh vẫn giữ nguyên lớp cám giàu chất xơ, protein và các loại khoáng chất. Những dưỡng chất này rất tốt cho sức khỏe cơ thể của người bệnh đau dạ dày như: cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng, giảm triệu chứng đau, ợ nóng,…

Bánh mì nguyên cám tốt cho người bị đau dạ dày

Bánh mì nguyên cám tốt cho người bị đau dạ dày

BÁNH MÌ LÚA MẠCH ĐEN TỐT CHO NGƯỜI BỊ ĐAU DẠ DÀY

Bánh mì lúa mạch đen có chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 4 lần so với bánh mì trắng). Nhờ đó, việc ăn bánh mì đen giúp cải thiện tiêu hóa, bổ sung nguồn lợi khuẩn cho đường ruột góp phần cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì lúa mạch đen

Người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì lúa mạch đen

ĐAU DẠ DÀY ĂN BÁNH MÌ YẾN MẠCH RẤT TỐT

Bánh mì yến mạch được làm chủ yếu từ bột yến mạch, có đặc tính thấm hút dịch vị acid nhanh và rất dễ tiêu thích hợp sử dụng cho người bị viêm, đau dạ dày. Loại bánh này còn có hàm lượng chất xơ, carbohydrate lớn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện cơn đau, cảm giác trướng bụng hiệu quả.

Bánh mì yến mạch cũng là một lựa chọn dành cho người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày ăn bánh mì yến mạch cũng là một lựa chọn dành cho người bị đau dạ dày

ĐAU DẠ DÀY ĂN BÁNH MÌ MULTIGRAIN BREA

Bánh mì Multigrain Bread là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, được làm từ lúa mì, yến mạch, kiều mạch, lúa mạch, hạt kê,… Nhờ các nguyên liệu đa dạng, loại bánh mì này giúp tăng cường bổ sung chất xơ, protein cùng nhiều vi chất dinh dưỡng. Do đó, bánh mì Multigrain Bread không chỉ giúp bổ sung năng lượng, tăng cường sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác đau dạ dày.

Người đau dạ dày có thể lựa chọn bánh mì Multigrain Bread

Người đau dạ dày có thể lựa chọn bánh mì Multigrain Bread

ĐAU DẠ DÀY NÊN ĂN BÁNH MÌ SANDWICH TRẮNG

Phần vỏ và ruột bánh mì sandwich trắng rất mềm, giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Loại bánh mì này còn giúp bổ sung lượng lớn protein, khoáng chất và các loại chất béo để cung cấp năng lượng cho người bệnh đau dạ dày.

Bánh mì sandwich trắng rất mềm, giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày

Bánh mì sandwich trắng rất mềm, giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày

Với những lợi ích vượt trội, người đau dạ dày có thể ăn các loại bánh mì như trên với một lượng vừa phải.

5. Người đau dạ dày ăn bánh mì cần lưu ý gì?

Ngoài việc quan tâm đến người đau dạ dày có nên ăn bánh mì không thì người đau dạ dày cần lưu ý những điều sau khi ăn bánh mì để bổ sung dinh dưỡng và cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tốt nhất:

  • Không ăn bánh mì cùng các loại bơ, phô mai, mứt, gia vị cay nóng: Người đau dạ dày hoặc có các vấn đề về tiêu hóa tránh ăn bánh mì cùng với các loại bơ, phô mai, mứt hoặc các gia vị cay nóng như: ớt, tương ớt, muối tiêu… Vì các thức ăn, gia vị kèm theo khiến bánh mì giảm khả năng thấm hút dịch vị và có thể khiến tình trạng đau dạ dày thêm trầm trọng.
  • Hạn chế ăn bánh mì trắng: Bánh mì trắng là loại thực phẩm mà người bị đau dạ dày cần hạn chế sử dụng. Loại bánh này được làm từ bột mì, thường được thêm chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Sau khi hấp thụ, các hóa chất này có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng nề hơn.
  • Hạn chế ăn các loại bánh mì ngọt: Người đau dạ dày nên hạn chế ăn các loại bánh mì ngọt, chứa nhiều bơ, đường. Vì các loại bánh mì này khiến cơ thể dung nạp nhiều chất không tốt cho sức khỏe.
  • Thận trọng khi ăn các loại bánh mì có chứa gluten: Người bị chứng rối loạn ruột kích thích, bệnh celiac nên thận trọng khi ăn các loại bánh mì có chứa thành phần gluten. Đó là các loại bánh được làm từ những nguyên liệu như: lúa mì, lúa mạch, ngô, diêm mạch, bánh mì không men…
Khi có vấn đề về tiêu hóa, bạn nên thận trọng khi ăn các loại bánh mì có chứa gluten

Khi có vấn đề về tiêu hóa, bạn nên thận trọng khi ăn các loại bánh mì có chứa gluten

6. Ngoài bánh mì, người bị đau dạ dày nên ăn những gì?

Ngoài bánh mì thì các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người bệnh đau dạ dày nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả như:

  • Cơm trắng: Cơm trắng chứa nhiều tinh bột giúp giảm tiết acid dịch vị và làm giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Một số loại thực giảm giàu tinh bột khác rất tốt cho người bị đau dạ dày như: cháo, khoai lang, khoai tây…
  • Bánh quy: Bánh quy và các loại bánh ngọt khác có đặc tính khô, giúp thấm hút acid dạ dày nhanh chóng. Nhờ đó giảm hiệu quả cảm giác ợ nóng, ợ chua và giúp làm giảm cảm giác đau.
  • Sữa chua: Ăn sữa chua giúp bổ sung acid lactic để kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori – vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Bên cạnh đó lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp tiêu hóa nhanh, giảm áp lực cho dạ dày.
  • Yến mạch: Yến mạch có ưu điểm dễ tiêu, chứa nhiều chất xơ và hàm lượng carbohydrate lớn. Những dưỡng chất này giúp hấp thụ lượng acid dư thừa, cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả. Bạn có thể chế biến yến mạch thành các món ăn ngon, bổ dưỡng như: cháo, sinh tố,…
Bánh quy - một trong những loại thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Bánh quy – một trong những loại thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Vậy đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Câu trả lời sẽ tùy vào từng trường hợp. Sử dụng bánh mì là một cách để giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày, điều quan trọng là người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bị HP dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì? 5 Lưu ý

    Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, do đó bạn cần xây dựng 1…

    16 Th9, 2024
    117

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Hở van dạ dày: 3 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Hở van dạ dày là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, tuy nhiên họ lại chưa nắm rõ nguyên nhân do đâu gây…

    16 Th9, 2024
    167

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? 3 gợi ý và 4 nguyên tắc  

    Viêm dạ dày tá tràng là bệnh về hệ tiêu hóa, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến…

    16 Th9, 2024
    165

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn táo được không? 7 lợi ích và 8 lưu ý 

    Đau dạ dày ăn táo được không? là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Táo là loại trái cây giàu dinh dưỡng và…

    14 Th9, 2024
    525

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám