Bệnh trĩ – Biến chứng nguy hiểm và Cách điều trị hiệu quả

Cập nhật 09/05/2023

1.6K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Bệnh trĩ đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn khiến người bệnh phải nhập viện. Phát hiện các dấu hiệu mắc trĩ sớm có vai trò rất quan trọng. Vì khi ở giai đoạn nhẹ, trĩ hoàn toàn có thể trị dứt điểm, hạn chế tái phát thành nặng, tránh biến chứng phải phẫu thuật.

Bệnh trĩ (lòi dom)

Theo báo cáo từ Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam đã thống kê có đến 35-50% dân số nước ta mắc trĩ ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tham vấn y khoa, Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Bình Nguyên – Bác sĩ Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Cố vấn chuyên môn Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết: Bệnh trĩ – có tên Tiếng Anh là Hemorrhoids (HEM-uh-roids) hay gọi dân gian là lòi dom, một chứng bệnh được hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng – hậu môn.

Xác định qua vị trí cũng như triệu chứng điển hình khi mắc phải, bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:

  • Bệnh trĩ nội: Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất hiện bên trong ống hậu môn, nằm ở phía trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Bệnh trĩ nội thường khó nhận biết sớm vì không thể quan sát trực tiếp từ bên ngoài.
  • Trĩ ngoại: Ngược lại với trĩ nội, trĩ ngoại có búi trĩ nằm ở bên ngoài ống hậu môn ngay dưới đường lược. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện trĩ ngoại bằng cách quan sát hoặc sờ vào vùng da hậu môn. So với trĩ nội, trĩ ngoại khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu hơn. Búi trĩ ngoại bị tổn thương liên tục khi tiếp xúc, cọ xát với trang phục bó sát hoặc ghế ngồi.
  • Trĩ hỗn hợp: Trường hợp bệnh nhân có cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại xen kẽ với nhau thì gọi là trĩ hỗn hợp. Đây là một dạng phức tạp của bệnh trĩ. Trĩ hỗn hợp làm bệnh nhân vừa có các biểu hiện của trĩ nội, vừa có các biểu hiện của trĩ ngoại gây bất tiện gấp đôi trong sinh hoạt hàng ngày.
Trĩ hỗn hợp có búi trĩ hình thành ở trong và ngoài ống hậu môn

Trĩ hỗn hợp có búi trĩ hình thành ở trong và ngoài ống hậu môn

Dấu hiệu bệnh trĩ nhận biết sớm

Theo Tiến sĩ Phạm Bình Nguyên cho biết thêm, người bị trĩ thường gặp các biểu hiện ngứa ngáy, đau khi đi cầu, chảy dịch có mùi hôi ở vùng hậu môn giai đoạn sớm. Các triệu chứng của bệnh trĩ cũng sẽ khác nhau giữa các dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Cụ thể:

Với trĩ nội thường có các triệu chứng:

  • Ngứa, kích ứng khi đại tiện do tổn thương bề mặt búi trĩ
  • Cảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện
  • Thấy máu chảy khi đại tện hoặc thấy máu khi lau bằng giấy
  • Kèm theo đó là các triệu chứng đau âm ỉ, liên tục khi búi trĩ nội sa đầy qua lỗ hậu môn.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại:

  • Trĩ ngoại thường gây khó chịu hơn cho người bệnh, cảm giác đau giữ dội và dễ sưng viêm.
  • Ngứa hoặc chảy máu khi bị kích thích, tình trạng chảy máu nhiều và tạo thành cục máu đông khi đại tiện.
  • Trĩ ngoại rất dễ bị viêm loét do búi trĩ tiếp xúc trực tiếp với quần áo chật, bó khiến các cơn đau đột ngột có khi nghiêm trọng.

Nguyên nhân bệnh trĩ dễ gặp và phổ biến nhất

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây trĩ vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh trĩ thường dễ phát triển ở những bệnh nhân có yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng, chèn ép hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn. Từ đó cản trở tĩnh mạch lưu thông máu về, máu tĩnh mạch đọng lại gây giãn tĩnh mạch tạo thành búi trĩ. Các yếu tố thuận lợi cho sự hình thành búi trĩ bao gồm:

Tính chất công việc phải ngồi nhiều

Nhân viên văn phòng, công nhân hoặc thợ may là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Vì tính chất công việc của họ phải duy trì lâu một tư thếi hoặc thường xuyên phải mang vác nặng. Thời gian dài khiến áp lực dồn lên các dây thần kinh hậu môn, tĩnh mạch bị giãn và sưng phồng thành búi trĩ.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, uống bia rượu, ăn đồ ăn nhanh… Đặc biệt, chế độ ăn thiếu hụt chất xơ là nguyên nhân hàng đầu hình thành trĩ. Thói quen này khiến phân bị khô, gây khó khăn khi đại tiện.

Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài

Táo bón và trĩ thường “song hành” cùng nhau. Khi mắc bệnh trĩ, đại tiện thường gây đau rát, khó chịu. Nhiều người bệnh còn nghĩ việc đi ngoài sẽ khiến trĩ nặng hoặc do tâm lý sợ đau hơn nên trì hoãn vào nhà vệ sinh. Điều này gây táo bón hoặc làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài khiến thành ruột phải co thắt nhiều hơn, tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng gay ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, một số yếu tố khách quan khác cũng làm tăng nguy cơ bị trĩ có thể kể đến như phụ nữ trong thời gian mang thai, tình trạng béo phì, tâm lý thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi…

>>> Bạn cần biết: Bị táo bón nên ăn gì?

Ngồi bồn cầu lâu cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Ngồi bồn cầu lâu cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ biến chứng nguy hiểm không nên chủ quan

Phần đông bệnh nhân trĩ rất chủ quan cho rằng bệnh không nguy hiểm. Nhất là bệnh lại ở vùng kín nên tâm lý chung ngại đi khám. Nhưng thực tế, trĩ không đơn giản như vậy.

Trĩ xuất hiện do căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Bệnh trĩ rất dễ tái phát vì một khi tĩnh mạch đã giãn rồi thì không hồi phục lại được. Những lần tái phát về sau, tĩnh mạch càng giãn nhiều hơn khiến bệnh nặng hơn. Việc thăm khám và điều trị muộn khiến bệnh trở nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sa nghẹt búi trĩ

Đây là một trong những biến chứng rất hay gặp khi bệnh trĩ ghé thăm. Việc các búi trĩ phát triển to ra gây chèn ép lên các cơ vòng, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Không chỉ có thể, việc đại tiện cũng trở nên khó hơn, cảm giác đau đơn khi va chạm phải búi trĩ khiến người bệnh sợ đi đại tiện, làm bệnh càng trở nên trầm trọng.

Sa nghẹt búi trĩ gây nghẽn máu và đau khi đi đại tiện

Sa nghẹt búi trĩ gây nghẽn máu và đau khi đi đại tiện

Nứt kẽ, áp xe hậu môn

Đây là một trong nhiều tình trạng mà bệnh nhân trĩ thường gặp phải. Các vết nứt rách theo chiều dọc hoặc oval ở lớp biểu mô ống hậu môn, gây đau, chảy máu, nhất là khi rặn đại tiện hoặc bị táo bón. Nếu không điều trị kịp thời biến chứng này sẽ diễn tiến thành rò hậu môn, gây khó khăn hơn cho việc điều trị.

Nứt kẽ hậu môn là biến chứng thường gặp gây đau đớn tột cùng cho người bệnh trĩ

Nứt kẽ hậu môn là biến chứng thường gặp gây đau đớn tột cùng cho người bệnh trĩ

Viêm nhiễm phụ khoa

Hầu hết, nữ giới mắc bệnh trĩ đều dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do hậu môn và cơ quan sinh dục nằm sát nhau. Nếu nữ giới bị trĩ không xử lý tốt tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn. Vi khuẩn dễ xâm nhập sang âm hộ, âm đạo gây bệnh viêm phụ khoa nguy hiểm.

Nếu các búi trĩ tăng tiết dịch ra bên ngoài và việc vệ sinh không cẩn thận có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng, không xử lý kịp thời khiến búi trĩ lở loét nghiêm trọng có thể gây hoại tử ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguy cơ ung thư trực tràng

Theo Tổ chức Ung thư Thế giới, ước tính mỗi năm có trên 1,9 triệu người bị mắc và khoảng 935.000 người bị chết vì mắc ung thư đại tràng. Còn theo thống kê của Globocan 2020, Việt Nam ghi nhận gần 16.000 ca mắc mới và hơn 8.200 ca tử vong vì căn bệnh này. Ung thư đại tràng đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, trong khi đó bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

Bên cạnh những biến chứng nêu trên, bệnh nhân trĩ thường bị suy giảm trí nhớ do chảy máu nhiều, thiếu máu thường xuyên. Bệnh trĩ cũng gây ra những tác hại không nhỏ đến đời sống tình dục, làm giảm ham muốn và khó đạt được sự thăng hoa khi gần gũi.

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả từ sớm

“Điều trị trĩ quan trọng là trị dứt điểm ngay từ giai đoạn nhẹ, tránh để bệnh tái phát thành biến chứng nặng, phải can thiệp phẫu thuật.” Đây là điều Tiến sĩ Phạm Bình Nguyên luôn nhấn mạnh với các bệnh nhân khi không may mắc phải căn bệnh khó chịu này. Phương pháp điều trị trĩ hiệu quả cần kết hợp 3 liệu pháp bao gồm: uống thuốc, ăn uống khoa học và vận động hợp lý.

Phương pháp dân gian điều trị tại nhà

Ở giai đoạn các triệu chứng còn nhẹ, búi trĩ chưa sa nhiều ra bên ngoài. Người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các thuốc thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ. Khi búi trĩ bị kích thích, sưng đau, người bệnh trĩ có thể giảm đau tạm thời bằng một số cách sau đây:

  • Bôi kem điều trị trĩ, sử dụng các loại thuốc đặt không cần đơn hoặc dùng băng ép để làm tê tại chỗ.
  • Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hàng ngày. Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng làm khô da.
  • Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.
  • Sau khi đại tiện, có thể rửa bằng nước hoặc dùng  giấy ướt thay cho giấy vệ sinh khô.

Một số cách dân gian cũng được mọi người chia sẻ nhiều và áp dụng mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị trĩ, có thể tham khảo thêm:

  • Dùng rau diếp cá ăn sống, làm nước ép sinh tố uống hoặc dã rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ để có hiệu quả.
  • Chữa trĩ bằng hoa thiên lý, rửa sách giã lấy nước cốt thêm chút muối tinh rồi thấm nước đắp lên vùng trĩ. Ngoài ra cũng có thể chế biến hoa thiên lý thành món ăn cũng hỗ trợ tích cực.
  • Cây lá bỏng: lá bỏng rửa sạch giã nát rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ giúp làm mát, co búi trĩ. Thực hiện trước khi đi ngủ để có tác dụng tốt nhất.

>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát hỗ trợ khá tốt cho việc trị bệnh trĩ

Rau diếp cá có tính mát hỗ trợ khá tốt cho việc trị bệnh trĩ

Phương pháp nội khoa dùng thuốc

Nếu bệnh trĩ độ 1 hoặc 2, chỉ gây khó chịu nhẹ, Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kem, thuốc mỡ chứa chiết xuất cây phỉ, hoặc thuốc chống viêm chứa hydrocortison. Khi tình trạng trĩ nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định thêm các loại thực phẩm chức năng để bổ sung cho chế độ dinh dưỡng giúp trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, làm co búi trĩ tự nhiên…

Phương pháp phẫu thuật can thiệp

Phẫu thuật cắt trĩ sẽ được chỉ định khi bệnh nhân có búi trĩ lớn. Độ sa trễ từ 3 đến 4 gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Phẫu thuật cắt trĩ không đơn giản như nhiều người nghĩ do hệ tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng rất phức tạp.

Người bệnh có búi trĩ lớn, gây đau đớn nặng nề sẽ cần can thiệp phẫu thuật cắt trĩ

Người bệnh có búi trĩ lớn, gây đau đớn nặng nề sẽ cần can thiệp phẫu thuật cắt trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ thường chỉ cắt phần búi trĩ thò ra bên ngoài, còn phần bên trong không thể can thiệp được. Do đó, khi gặp các yếu tố thuận lợi gây táo báo, bệnh trĩ hoàn toàn có thể tái phát.

Trong trường hợp búi trĩ lớn như trĩ nội độ 4, trĩ ngoại kèm biến chứng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ vùng mô rộng hơn. Phương pháp này ít khả năng tái phát trĩ. Tuy nhiên, cần thời gian hồi phục dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác. Sau phẫu thuật, việc đi ngoài cũng vô cùng đau đớn và tăng nguy cơ nhiễm trùng nơi mổ.

Ngoài ra, phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị dứt điểm trĩ. Việc phục hồi chức năng và chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sau đó cũng có ý nghĩa quan trọng trong điều trị ngăn chặn bệnh trĩ tái phát.

Địa chỉ khám và điều trị bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội

Bệnh trĩ càng điều trị sớm thì càng giảm được hậu quả, thời gian điều trị và chi phí điều trị. Người bệnh không nên chủ quan với những dấu hiệu sớm của trĩ. Tốt nhất là khi mới bị trĩ giai đoạn nhẹ (1 hoặc 2), người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ để được điều trị dứt điểm bằng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Tổ hợp Y tế MEDIPLUS là địa chỉ khám trĩ và các bệnh tiêu hóa uy tín tại Hà Nội được hàng nghìn người dân tin cậy. Phác đồ trị bệnh trĩ hiệu quả đã được chứng thực với đội ngũ chuyên gia tiêu hóa hàng đầu đến từ những bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Viện E, Lão Khoa TW, Phụ sản TW… kết hợp cùng trang thiết bị máy móc thế hệ mới nhất, nhập khẩu từ nước ngoài.

Phác đồ điều trị bệnh trĩ có hiệu quả cao, kết hợp linh hoạt giữa thuốc, thực đơn ăn uống và chế độ vận động. MEDIPLUS còn nổi tiếng với thủ thuật thắt búi trĩ, hạn chế phẫu thuật. Sau khi thắt, người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày. Búi trĩ sẽ giảm dần kích thước và tự rụng trong vòng 1 tuần. Phương pháp này giúp điều trị trĩ nhanh chóng, không gây đau đớn khó chịu cho người bệnh.

Những lưu ý phòng ngừa bệnh trĩ “ghé thăm”

Cách phòng bệnh trĩ  tốt nhất là thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi… Bên cạnh đó, cần hạn chế hấp thụ đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao như dân văn phòng, công nhân cần hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế. Trong trường hợp phải đứng hoặc ngồi lâu nên nghỉ giải lao giữa giờ để thay đổi tư thế. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước/ngày giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón.

Uống đủ nước phòng tránh tình trạng táo bón và bệnh trĩ

Uống đủ nước phòng tránh tình trạng táo bón và bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý tiêu hóa lành tính song có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu người bệnh không điều trị đúng cách. Mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh trĩ bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Ngay khi thấy các dấu hiệu sớm của trĩ, người bệnh nên thăm khám tại cơ sở uy tín để được các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành giàu kinh nghiệm tư vấn điều trị kịp thời, giúp khỏi bệnh dứt điểm, tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Đánh giá bài viết

      ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


      Bài viết liên quan

      Đau quặn bụng từng cơn báo hiệu bệnh lý gì? Cách điều trị

      Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà hầu hết chúng ta từng trải qua. Tuy nhiên, đau bụng quặn từng cơn có thể…

      16 Th8, 2023
      3.6K

      Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Thuốc thụt hậu môn là gì? Lưu ý sử dụng để tránh tác dụng phụ

      Thuốc thụt hậu môn là giải pháp tuyệt vời cho những người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Tuy nhiên, không ít người…

      16 Th8, 2023
      813

      Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

      Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

      15 Th12, 2023
      226

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

      Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhiều lần thì có thể cơ thể bạn đang báo hiệu mắc các bệnh lý liên…

      01 Th8, 2023
      827

      Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám