Đau dạ dày ăn socola có được không?

Cập nhật 24/06/2023

9.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Socola là nguyên liệu thường xuất hiện trong bánh, kẹo, đồ uống,… vì vậy nhiều người đau dạ dày thường quan tâm liệu “đau dạ dày ăn socola” có được không. Trong bài viết, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ cung cấp thông tin về socola và cách ăn thích hợp cho người bệnh dạ dày.

1. Người bị đau dạ dày ăn socola được không?

Người bị đau dạ dày có thể ăn được socola và các thực phẩm chứa socola. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ở lượng khoảng 1 – 2 viên/lần, tương đương với khoảng 3 – 5g.

Với lượng ăn mỗi lần như vậy, bạn chỉ nên dùng tối đa 2 lần trong một tuần và socola cần được chế biến đúng cách. Người đau dạ dày vốn có sức khỏe dạ dày yếu, nếu nạp nhiều socola có thể dẫn tới các cơn đau thường xuyên và dữ dội hơn.

Người đau dạ dày nên ăn khoảng 1 - 2 viên/lần và tối đa 2 lần trong một tuần để tránh gây ra các cơn đau dạ dày

Người đau dạ dày nên ăn khoảng 1 – 2 viên/lần và tối đa 2 lần trong một tuần để tránh gây ra các cơn đau dạ dày

Đau dạ dày ăn socola hoàn toàn được nhưng nên hạn chế số lượng nạp vào và chú ý ăn đúng cách. Các thông tin tiếp theo đề cập đến ảnh hưởng của socola đối với người đau dạ dày.

2. Ảnh hưởng của socola với người bị đau dạ dày

Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu khiến người bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều socola.

2.1 Socola – thủ phạm gây ra cơn trào ngược

Các cơn trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện do acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây bỏng rát trong ngực, ợ chua, ợ hơi,… Một số chất trong socola dưới đây có thể gây ra các cơn trào ngược.

Theobromide thường được tìm thấy ở hạt cacao. Đây là một chất kích thích, có thể khiến cơ vòng thực quản giãn ra. Do đó acid trong dạ dày có thể trào lên thực quản, gây trào ngược dạ dày thực quản.

Nhiều chất béo: Socola chứa nhiều chất béo, chất béo chứa năng lượng cao nhưng khó tiêu hóa. Từ đó gây gánh nặng lên dạ dày, khiến thực phẩm tồn tại trong dạ dày lâu hơn. Điều này làm giãn cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện cho acid từ dạ dày đi lên và tiếp xúc với các mô nhạy cảm trên thực quản gây trào ngược.

Socola có thể dẫn tới các cơn trào ngược cho người đau dạ dày vì có chứa theobromine và nhiều chất béo

Socola có thể dẫn tới các cơn trào ngược cho người đau dạ dày vì có chứa theobromine và nhiều chất béo

2.2 Nguy cơ tăng co thắt dạ dày khi nạp nhiều socola

Co thắt dạ dày là trạng thái dạ dày co thắt liên tục, gây đau thắt vùng bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, chán ăn,… Caffeine trong socola có thể tác động gây nên tình trạng này, cụ thể:

Caffeine tăng tần suất co dạ dày: Caffeine ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh, khiến các cơ quan hoạt động với tần suất cao hơn. Đây là nguyên nhân tại sao bạn cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn khi dùng các thực phẩm chứa caffeine.

Nguy cơ tăng co thắt dạ dày khi nạp nhiều socola

Nguy cơ tăng co thắt dạ dày khi nạp nhiều socola

Tuy nhiên, đối với người đau dạ dày thì đây là một hệ quả xấu, bởi tăng tần suất co thắt dạ dày khiến các cơn đau đến thường xuyên và dữ dội hơn.

Caffeine gây căng thẳng thần kinh, mất ngủ: Chất adenosine trong não bộ tạo cảm giác buồn ngủ. Sở dĩ người ta chọn ăn socola để ngăn cơn buồn ngủ là vì chất này lại có cấu trúc phân tử khá tương đồng với caffeine. Vì vậy caffein có thể “chiếm chỗ” trên thụ thể của adenosine, từ đó giúp giữ tỉnh táo.

Tuy nhiên, trong socola chứa nhiều caffeine nên có thể gây căng thẳng, mất ngủ do não bộ không được nghỉ ngơi hợp lý. Thêm nữa căng thẳng tăng co thắt thực quản, giảm tiết các chất tiêu hóa,…gây hại cho dạ dày.

Caffeine trong socola có thể làm tăng tần suất co dạ dày và gây căng thẳng thần kinh, mất ngủ. Từ đó khiến các cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên và trầm trọng hơn.

2.3 Trong socola có chất gây tăng tiết axit dạ dày

Đau dạ dày ăn socola nên hạn chế bởi Socola chứa các chất gây tăng tiết axit dạ dày như axit chlorogen hay N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide. Các chất này kích thích dạ dày tăng tiết acid, lượng acid dư bào mòn niêm mạc dạ dày và khiến cho tình trạng đau dạ dày dai dẳng và dữ dội hơn.

2.4 Socola cũng làm tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu

Đa số socola có chứa sữa, kem béo, đường, chất tạo ngọt,… Các thành phần này có thể lên men, sinh ra khí, gây tình trạng đầy hơi, đau bụng thậm chí là tiêu chảy.

Đặc biệt, nhiều người Châu Á không thể tiêu hóa lactose có trong sữa do sự thiếu hụt enzyme lactase bởi cơ địa bẩm sinh hay chấn thương ruột non. Những người này nếu ăn socola chứa nhiều sữa có thể gây đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…

Socola chứa nhiều chất tạo ngọt, sữa, đường,... dễ gây đầy hơi, khó tiêu

Socola chứa nhiều chất tạo ngọt, sữa, đường,… dễ gây đầy hơi, khó tiêu

2.5 Nguy cơ gây dị ứng

Đau dạ dày ăn socola nên hạn chế bởi đối với các loại socola chứa nhiều sữa, cơ thể của người bệnh dạ dày có thể dị ứng với các protein trong sữa, tiêu biểu là alpha protein S1-casein. Bởi lúc này hệ thống miễn dịch có thể nhận định protein trong sữa là tác nhân có hại. Do đó cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể immunoglobulin E (IgE) trung hòa các protein trong sữa.

Sau đó, nếu các protein trong sữa lại tiếp tục xuất hiện, các kháng thể lgE sẽ nhanh chóng nhận diện. Từ đó báo hiệu hệ miễn dịch giải phóng histamin và một số chất trung gian, nguyên nhân gây ra hàng loạt các biểu hiện dị ứng. Các biểu hiện này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh dạ dày, chẳng hạn như gây co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

Trên đây là các ảnh hưởng của socola đối với người bị đau dạ dày. Phần tiếp theo là những lời khuyên để ăn socola đúng cách.

Xem thêm bài viết:

3. Hướng dẫn ăn socola đúng cách cho người đau dạ dày

Tuy bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế ăn socola nhưng nếu đây là món yêu thích của bạn, bạn hoàn toàn có thể dùng một lượng socola vừa đủ đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý:

3.1 Đau dạ dày ăn socola nên tránh các loại đóng hộp

Các loại socola đóng hộp thường chứa nhiều thành phần không tốt như:

  • Quá nhiều đường: Nạp nhiều đường để lại nhiều hậu quả, tiêu biểu như gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, dễ sâu răng,…Từ đó dẫn đến tình trạng lo âu, suy giảm hệ miễn dịch khiến các cơn đau dạ dày trở nặng và xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Chất phụ gia và chất bảo quản: Một số chất phụ gia và bảo quản trong socola đóng hộp bị cho vào quá mức hoặc không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các loại socola được bán sỉ ở chợ. Từ đó có thể gây nhiều hậu quả như phát ban, tiêu chảy, đau bụng, béo phì, ngộ độc cấp tính, thậm chí gây ung thư và tử vong.
Người bị đau dạ dày không nên ăn socola đóng hộp do chứa nhiều đường, chất phụ gia và chất bảo quản

Người bị đau dạ dày không nên ăn socola đóng hộp do chứa nhiều đường, chất phụ gia và chất bảo quản

3.2 Sử dụng socola nguyên chất và pha chế

Người bị đau dạ dày nên ăn socola nguyên chất có màu đen, vị đắng, không hoặc ít được bổ sung đường, sữa. Bên cạnh đó, socola nguyên chất chứa nhiều nguyên tố vi lượng như magie, canxi, đồng, kẽm,… bổ sung năng lượng cho cơ thể.

3.3 Nên uống hoặc ăn socola khi ăn no

Bạn nên uống hoặc ăn socola sau khi ăn no để bổ sung năng lượng và tránh mất hương vị của bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn nên ăn socola vào buổi sáng để cơ thể dễ dàng hấp thu và tiêu hóa hết trong ngày, tránh đầy bụng, giảm nguy cơ tăng cân, béo phì.

Dùng socola sau bữa ăn sẽ giúp người bị đau dạ dày tránh đầy bụng và tăng cân

Dùng socola sau bữa ăn sẽ giúp người bị đau dạ dày tránh đầy bụng và tăng cân

Câu trả lời cho vấn đề “đau dạ dày ăn socola” là người bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn socola nhưng cần ăn đúng và đủ. Bên cạnh đó, bạn nên uống một ngụm nước sau khi ăn để hạn chế sâu răng. Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày có ăn được rau muống không? 7 Lưu ý

    Nhiều người hiện nay thắc mắc liệu đau dạ dày có ăn được rau muống không? Hãy cùng Tổ hợp Y tế Mediplus tìm hiểu…

    14 Th9, 2024
    628

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được quả su su không? 3 người nên kiêng

    Su su là loại quả giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm…

    22 Th9, 2024
    377

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    8 cách chữa hôi miệng hở van dạ dày hiệu quả

    Hở van dạ dày dẫn đến hôi miệng là kết quả của việc trào ngược dịch dạ dày vào thực quản, gây ra mùi khó…

    16 Th9, 2024
    367

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không? 

    Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, nếu kết quả cho thấy vi khuẩn HP dương tính, điều đó có nghĩa là bệnh…

    13 Th9, 2024
    209

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám