Đau dạ dày ăn tỏi được không? Những lưu ý NÊN biết!

Cập nhật 24/06/2023

11.2K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Tỏi là một trong những gia vị không thể thiếu được của người nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đối người bị đau dạ dày ăn tỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người bị đau dạ dày. Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Đau dạ dày ăn tỏi được không?

Người bị đau dạ dày có thể ăn được cả tỏi ta và tỏi đen. Bởi vì tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn (như allicin, acid amin,…), vitamin C và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, kali,…

Những lợi ích mà tỏi mang lại cho người bị đau dạ dày có thể kể đến như giúp giảm đau, làm lành hiệu quả các vết loét, ngăn ngừa ung thư dạ dày,… Tuy nhiên, người đau dạ dày nên thận trọng khi ăn tỏi để đảm bảo an toàn và phát huy tốt nhất lợi ích của dược liệu này.

CHIA SẺ:

Người bị đau dạ dày có thể ăn được cả tỏi ta và tỏi đen

Người bị đau dạ dày có thể ăn được cả tỏi ta và tỏi đen

Phần tiếp theo sẽ chia sẻ cụ thể hơn về cách ăn tỏi đúng cũng như những tác dụng mà tỏi mang lại cho người đau dạ dày.

2. Tác dụng của tỏi với người bị đau dạ dày

Trong Đông y tỏi có tính ấm, vị cay, mùi hăng có tác dụng ngăn ngừa cơn đau thượng vị. Còn trong Y học hiện đại, tỏi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh đau dạ dày như allicin, acid amin, vitamin C,… Trong 100g tỏi tươi chứa những thành phần như sau:

Thành phần Hàm lượng
Protein 6.0g
Canxi 24mg
Sắt 1.5mg
Magie 8mg
Photpho 181mg
Kali 373mg
Selen 77.1mcg
Vitamin C 10mg
Vitamin E 0.01mg

Từ những thành phần dinh dưỡng như sắt, kali, vitamin C,… có thể thấy, ăn tỏi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày, điển hình như:

2.1 Đau dạ dày ăn tỏi giúp chống viêm loét

Đau dạ dày ăn tỏi được không? Trong 100g tỏi chứa khoảng 10mg vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây viêm, giúp tăng sức bền thành mạch và phòng ngừa hiện tượng xuất huyết dạ dày hiệu quả.

Ngoài ra, thành phần sắt (1.5mg), magie (8mg), kali (373mg) còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất từ các loại thực phẩm nạp vào cơ thể. Nhờ đó giảm bớt áp lực chuyển hóa năng lượng cho dạ dày, đồng thời hạn chế co bóp, tiết dịch vị giảm tình trạng viêm loét dạ dày.

2.2 Ăn tỏi giúp người bị đau dạ dày điều chỉnh quá trình tăng tiết acid dịch vị

Đau dạ dày ăn tỏi được không? Acid dịch vị đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi nồng độ acid dịch vị tăng tiết quá nhiều sẽ phá hủy, bào mòn, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây nên các vết loét, xuất huyết dạ dày. Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có khả năng điều chỉnh quá trình tăng tiết acid dịch vị hiệu quả.

Tỏi có Allicin giúp điều chỉnh quá trình tăng tiết acid dịch vị hiệu quả

Tỏi có Allicin giúp điều chỉnh quá trình tăng tiết acid dịch vị hiệu quả

2.3 Ăn tỏi hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày

Tình trạng viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày. Trong tỏi có nhiều thành phần hỗ trợ phòng ngừa ung thư dạ dày như:

  • Selen, germanium: Trong 100g tỏi có chứa 14.2mcg selen cùng lượng lớn germanium có tác dụng chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
  • Diallyl disulphide, s – allystein, ajoene: Đây là các hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của các chất gây ung thư, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, làm chậm tốc độ tăng trưởng và giảm kích thước của khối u.

Như vậy, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn tỏi để giúp trị bệnh và giảm những triệu chứng mà bệnh đau dạ dày gây ra.

3. Hướng dẫn ăn tỏi đúng cách cho người bị đau dạ dày

Đau dạ dày ăn tỏi được nhưng nên ăn tỏi đúng cách để có thể nhận được tối đa chất dinh dưỡng, không nên lạm dụng dẫn tới các tác dụng phụ.

Lượng ăn tỏi phù hợp: Người bị đau dạ dày được khuyến khích chỉ nên sử dụng từ 3 – 4 lần/tuần, 1 – 1.5g/lần. Bởi vì, ăn nhiều tỏi sẽ làm tăng hoạt chất Allicin có thể gây chứng tan máu, dẫn đến thiếu máu ở người bị đau dạ dày.

Thời điểm ăn: Người bệnh dạ dày không nên ăn tỏi khi đói vì tỏi có vị cay, nếu ăn khi đói sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid dịch vị, làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Ăn tỏi đúng cách

  • Người bệnh dạ dày không nên dùng tỏi sống vì có chứa hàm lượng fructan là một loại polymer không được tiêu hóa như các chất dinh dưỡng khác. Thay vào đó, chúng được chuyển hóa bằng việc lên men và quá trình này sẽ sản sinh acid dịch vị gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Người bệnh dạ dày không nên ăn nguyên 1 tép tỏi mà cần băm nhỏ trước khi ăn. Điều này tránh việc dạ dày phải hoạt động quá nhiều làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc đang bị tổn thương.
Người bệnh dạ dày không nên ăn tỏi khi đói

Người bệnh dạ dày không nên ăn tỏi khi đói

Lưu ý: Đối tượng không nên dùng tỏi

  • Người bị bệnh về mắt: Tỏi không tốt cho mắt vì có khả năng gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt.
  • Người bị bệnh viêm gan: Ăn tỏi khiến các bệnh nhân viêm gan bị ức chế tiết dịch vị, kích thích ruột, tiêu hóa kém, giảm hemoglobin, gây thiếu máu và ảnh hưởng việc điều trị bệnh gan.
  • Người bị bệnh tiêu chảy: Allicin có trong tỏi có thể làm tăng kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, khiến cảm giác đau bụng nhiều hơn, thậm chí là xung huyết vô cùng nguy hiểm.
  • Người có sức đề kháng yếu: Tỏi trong Đông y có vị cay tính nóng, khiến cơ thể sinh đờm động nhiệt, tản khí, tiêu hao máu,… Vì vậy những người có thể trạng yếu hoặc nóng trong người nên hạn chế ăn tỏi để đảm bảo sức khỏe.

4. Cách dùng tỏi chữa bệnh đau dạ dày đau dạ dày

Đau dạ dày ăn tỏi được không? Không những người đau dạ dày có thể ăn được mà tỏi còn có thể chữa bệnh đau dạ dày rất tốt. Dưới đây là 2 cách chữa đau dạ dày bằng tỏi.

TỎI NGÂM MẬT ONG

Mật ong giàu vitamin E, B2, B3,… cùng các chất chống oxy hóa như axit hữu cơ, các hợp chất phenolic, có thể bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây hại. Ngoài ra, mật ong cũng có khả năng kháng viêm, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại bên trong dạ dày và đường ruột. Do đó việc kết hợp tỏi và mật ong sẽ là bài thuốc giúp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Tỏi ngâm mật ong hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Tỏi ngâm mật ong hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Nguyên liệu:

  • Tỏi: 30g
  • Mật ong nguyên chất: 200ml

Cách thực hiện:

  • Tỏi mua về bóc vỏ và ngâm cùng mật ong trong bình thủy tinh theo tỉ lệ 15g tỏi: 100ml mật ong.
  • Sau đó đậy nắp kín và để nơi khô ráo và thoáng mát khoảng 3 tuần là có thể sử dụng.
  • Khi ăn nên thái tỏi thành lát mỏng, ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 2 lát.
  • Dùng liên tiếp hai tháng rồi ngưng 2 tuần mới sử dụng lại.

TRÀ GỪNG TỎI

Cũng giống như tỏi, gừng trong Đông y cũng được xem là bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Gừng chứa Tecpen, Oleoresin có khả năng sát trùng, chống viêm và giảm đau vùng thượng vị. Người bệnh đau dạ dày có thể kết hợp tỏi và gừng trong món trà gừng tỏi như sau:

Trà gừng tỏi điều trị bệnh đau dạ dày

Trà gừng tỏi điều trị bệnh đau dạ dày

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 2 lát
  • Tỏi: 2 nhánh
  • Mật ong: 3 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 200ml

Cách thực hiện:

  • Gừng và tỏi lột bỏ vỏ sau đó cho vào 200ml nước đun sôi trong 3 phút.
  • Sau 3 phút, tắt bếp, đợi nhiệt độ nước giảm xuống còn 35 – 40 độ thì cho mật ong vào, khuấy đều cho ra cốc và thưởng thức.

Tóm lại, đau dạ dày ăn tỏi được không? Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được tỏi, hãy tận dụng loại gia vị này để giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày được tốt hơn. Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về bệnh đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

    Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy khi bị nhiễm khuẩn HP, viêm…

    14 Th9, 2024
    197

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? 6 thời điểm cần mổ và 2 Lưu ý 

    Xuất huyết dạ dày là biến chứng khi dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng này rất nguy hiểm đến tính mạng của…

    25 Th9, 2024
    92

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm teo niêm mạc dạ dày C1,C2,C3: Nên ăn gì, kiêng gì?

    Viêm teo niêm mạc dạ dày C1 là một trong những cấp độ của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày. Căn bệnh này thường…

    16 Th9, 2024
    498

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm teo niêm mạc dạ dày: 4 Nguyên nhân, 2 Cách điều trị

    Viêm teo niêm mạc dạ dày là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người.…

    16 Th9, 2024
    197

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám