Người bị đau dạ dày có nên ăn bún? Giải đáp chi tiết

Cập nhật 24/06/2023

10.8K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo “Người bị đau dạ dày không nên ăn bún”  bởi bún được làm từ gạo đã được lên men và có vị chua. Vậy tại sao lại vậy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp thắc mắc “đau dạ dày có nên ăn bún không” ngay trong bài viết dưới đây!

1. Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Những người đau dạ dày KHÔNG NÊN ăn bún vì bún được làm từ gạo đã được lên men và có vị chua. Vị chua này có tính acid cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho dạ dày. Đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày sẽ làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn bún để không làm cho tình trạng bệnh nặng thêm

Người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn bún để không làm cho tình trạng bệnh nặng thêm

Để làm cho sợi bún được trắng, dai và giòn thì người ta thường sử dụng một số phụ gia: bột tẩy, hàn the hoặc chất bảo quản để tránh mốc. Những chất độc hại này có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm mòn niêm mạc dạ dày khiến cho triệu chứng bệnh nặng hơn, diễn biến phức tạp hơn, thậm chí có thể gây ra biến chứng.

Chính vì thế, đau dạ dày có nên ăn bún không thì câu trả lời là KHÔNG để tránh gây ra những tác động xấu đến sức khỏe. Chi tiết sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo.

Xem thêm bài viết:

2. Tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn bún?

Bún được làm từ gạo tẻ giàu amylose, bún được tạo thành từng sợi có màu trắng tinh, sợi bún dai, để được lâu cũng không có vị chua. Để làm được điều này người bán thường cho vào các chất bảo quản như:

Formol

Formol hay còn gọi là Formaldehyde là chất được sử dụng giúp làm trắng sợi bún, chống ôi thiu để có thể để trong thời gian dài. Formol là một loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người và cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm dù là với liều lượng nào.

Cơ thể phải tiếp xúc với formol trong thời gian dài có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày, đại tràng.

Nhiều cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất để làm trắng bún gây hại tới sức khỏe người bệnh đau dạ dày

Nhiều cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất để làm trắng bún gây hại tới sức khỏe người bệnh đau dạ dày

Acid oxalic

Acid oxalic là một chất hữu cơ được dùng nhiều để tẩy trắng bún, làm cho sợi bún được trắng và hấp dẫn hơn. Đây là một chất bị cấm dùng trong và không có trong danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm.

Đau dạ dày không nên ăn bún bởi sử dụng bún có chứa acid oxalic trong một thời gian dài có khả năng gây ngộ độc cấp tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Một số trường hợp khác acid oxalic kết hợp với canxi sẽ tạo ra canxi oxalat gây ra kết tủa và lắng đọng tạo thành sỏi ở gan mật, tụy,…

Tinopal

Tinopal hay còn gọi là chất huỳnh quang có tác dụng tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho bún trong, đẹp hơn. Tinopal là chất cấm, chỉ dùng trong công nghiệp và không được dùng trong thực phẩm.

Tinopal có chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng. Nếu như sử dụng lâu dài sẽ bị tích tụ trong cơ thể gây ra ngộ độc cấp tính, mãn tính. Chất này có thể làm hư hại niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày, ruột. Nặng hơn có thể gây suy gan thận hoặc ung thư. Chính vì thế, người bị đau dạ dày có nên ăn bún không thì câu trả lời là không nhé để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hàn the

Hàn the là chất giúp cho sợi bún luôn được dai, giòn, không bết dính. Đây cũng là một chất cấm không có trong danh mục Bộ y tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Sử dụng bún có chứa hàn the trong nhiều ngày có thể dẫn tới ngộ độc tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, hàn the còn gây hại cho thận và rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể.

Chất độn

Chất độn được sử dụng trong bún có thể là bột năng hoặc bột lọc. Những chất độn này giúp cho sợi bún được sáng hơn, nhìn đẹp mắt và dai hơn. Những chất độn này không gây hại cho sức khỏe và giúp hạ giá thành của bún.

Tuy nhiên, nguồn cung cấp những chất độn này nếu như không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe.

Natri sulfit, Natri benzoate

Natri sulfitNatri benzoate là 2 chất bảo quản, làm trắng bún được nhiều cơ sở sản xuất sử dụng. Hai chất này đều là những chất được phép sử dụng theo danh mục chất phụ gia sử dụng trong thực phẩm được Bộ y tế ban hành. Tuy nhiên, chỉ được dùng với hàm lượng rất nhỏ nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.

Natri sulfit và Natri benzoate đều là những chất được phép dùng trong thực phẩm với lượng rất nhỏ

Natri sulfit và Natri benzoate đều là những chất được phép dùng trong thực phẩm với lượng rất nhỏ

3. Cách phân biệt bún sạch với bún có chất bảo quản

Thắc mắc đau dạ dày có nên ăn bún không đã được trả lời ở phần trên. Tuy nhiên, Trong trường hợp nếu bạn vẫn muốn ăn bún an toàn và thưởng thức các món ngon từ bún thì bạn có thể phân biệt bún sạch và bún không chất phụ gia dưới đây:

Tiêu chí Bún sạch Bún phụ gia
Màu sắc Có màu trắng đục hoặc màu tối Sợi bún trắng trong, sáng và có độ bóng mẩy
Sợi bún Sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Sợi bún dai, giòn và khó đứt gãy.
Thời gian bún chua Thời gian bún chua chỉ trong ngày. Để qua ngày sẽ bị chua, ôi thiu và không thể ăn. Có thể 2-3 ngày chưa ôi thiu, nhai trong miệng thấy vị lạ, bún vẫn dai giòn là loại bún sử dụng nhiều hàn the.

Những lưu ý khi ăn bún:

  • Chỉ ăn bún làm từ gạo không có sử dụng những chất phụ gia.
  • Tuyệt đối không ăn bún để quá lâu, dễ bị ôi thiu
  • Không nên ăn bún thường xuyên, mỗi tuần 1-2 lần.

Bún là món ăn hàng ngày rất dễ ăn nhưng đây không phải là thực phẩm mà chúng ta có thể bổ sung để tránh gây ra những bất lợi cho sức khỏe.

Đau dạ dày không nên ăn bún thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Đau dạ dày không nên ăn bún thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

4. Người bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Ngoài thắc mắc đau dạ dày có nên ăn bún không thì người bị đau dạ dày cần hạn chế sử dụng các món ăn sau:

MÌ TÔM

Trong mì tôm có chứa nhiều carbohydrate, chất bảo quản và dầu mỡ. Vì thế ăn mì tôm sẽ gây ra gánh nặng cho dạ dày, dẫn tới rối loạn chức năng dạ dày và xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày,… Vì thế, những người bị đau dạ dày ăn mì tôm sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Trong mì tôm có chứa nhiều carbohydrate, chất bảo quản và dầu mỡ không tốt cho người bị đau dạ dày

Trong mì tôm có chứa nhiều carbohydrate, chất bảo quản và dầu mỡ không tốt cho người bị đau dạ dày

PHỞ

Phở cũng tương tự như bún, trong quá trình sản xuất nguyên liệu đã được lên men hoặc sử dụng chất bảo quản. Thêm nữa nước dùng phở có chứa nhiều gia vị, nguyên liệu và nhiều dầu mỡ.

Do đó, việc ăn phở thường xuyên cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dẫn tới khó tiêu, trướng bụng và làm cho bệnh đau dạ dày càng nặng hơn.

DƯA CÀ, HÀNH MUỐI

Dưa cà và hành muối là những món ăn có chứa độ acid cao gây ra kích thích cho dạ dày như: đau bụng cồn cào, nóng rát thượng vị dạ dày, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua. Đối với những người bị viêm loét dạ dày việc dùng dưa cà hành muối thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

CÁC LOẠI TRÁI CÂY CHUA

Các loại trái cây chua như: xoài, chanh, cóc, nhót, dứa, khế chua,…đều là những loại quả có tính acid cao. Khi ăn vào sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và khiến cho triệu chứng của bệnh càng nặng nề.

Acid trong những loại quả này có thể bào mòn niêm mạc dạ dày và dẫn tới viêm loét, thủng dạ dày. Vì thế những người bị đau bụng dạ dày cần hạn chế sử dụng những loại quả có vị chua.

Quả khế chứa nhiều acid không tốt cho người đau dạ dày

Quả khế chứa nhiều acid không tốt cho người đau dạ dày

Qua bài viết này các bạn đã biết được đau dạ dày có nên ăn bún không và khi bị đau dạ dày cần tránh những thực phẩm nào. Đau dạ dày là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Vì thế khi thấy mình có biểu hiện này bạn cần thăm khám sớm kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về sức khỏe thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    1.1K
    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

    15 Th12, 2023
    434

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám