15.5K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: TS. BS Phạm Bình Nguyên
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang bởi nó giúp phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Chi tiết bài viết dưới đây, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ cung cấp lợi ích của khoai lang đối với người bị đau dạ dày.
Người đau dạ dày nên ăn khoai lang và hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm này thường xuyên. Bởi vì khoai lang dễ tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe dạ dày.
Cụ thể trong khoai lang chứa các chất như tinh bột, chất xơ, canxi, protein, vitamin, β-caroten, potassium,… Qua đó giúp phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc, chống viêm và giảm căng thẳng cho dạ dày.
Khoai chứa nhiều dưỡng chất giúp người bệnh chống viêm, sưng niêm mạc và giảm căng thẳng cho dạ dày
Khoai lang có nhiều tác dụng tốt cho người đau dạ dày. Để hiểu thêm về các tác dụng này, thông tin dinh dưỡng cụ thể sẽ được nêu ở phần tiếp theo.
➥ XEM THÊM:
Người đau dạ dày nên bổ sung khoai lang vì chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày. Thông tin cụ thể về các dưỡng chất trong 100g khoai lang được nêu ra trong bảng dưới đây.
Nhờ vào các dưỡng chất trong bảng thành phần trên, khoai lang chứa nhiều công dụng tốt cho dạ dày như:
Sau khi được luộc chín, khoai lang mềm, chứa chủ yếu là tinh bột dễ tiêu hóa. Nhờ đó, khoai lang thấm bớt acid dịch vị và không cọ xát mạnh với niêm mạc dạ dày. Vì thế tránh gây đau và ảnh hưởng xấu đến các vết loét trên thành dạ dày của người bệnh. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa một số dưỡng chất giúp giảm áp lực cho dạ dày như:
Chất xơ trong khoai lang bao gồm 2 loại:
Khoai lang chứa chất xơ giúp niêm mạc tránh tiếp xúc với acid dịch vị gây đau dạ dày cho người bệnh
Vitamin B6 gồm một số dẫn xuất như pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine. Các hoạt chất này hỗ trợ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh gây đầy bụng, ợ hơi,…
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang, tinh bột là thành phần chính trong khoai lang (chiếm 80% tổng khối lượng khoai lang). Lượng tinh bột dồi dào này trước tiên sẽ trải qua quá trình tiêu hóa bởi enzyme α-amylase trong nước bọt, tạo thành đường. Sau đó đi vào dạ dày, tạo thành một lớp dịch nhầy bao quanh niêm mạc. Nhờ đó bảo vệ niêm mạc tránh các tác nhân gây đau dạ dày như vi khuẩn Hp hay acid dịch vị.
Tinh bột tạo thành một lớp nhầy bao quanh niêm mạc người bệnh, giúp niêm mạc tránh tiếp xúc với vi khuẩn Hp hay acid dịch vị
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang bởi khoai lang có tác dụng chống viêm nhờ vào một số dưỡng chất như:
Khoai lang có tác dụng chống viêm nhờ vào magie và β-caroten, tránh các triệu chứng sưng, đau dạ dày
Dựa vào các phân tích trên, người đau dạ dày thích hợp sử dụng khoai lang thường xuyên. Tuy nhiên để đảm bảo mang lại hiệu quả tích cực, người mắc bệnh này cần nằm lòng một số lưu ý ở phần tiếp theo.
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang tuy nhiên để ăn khoai lang đạt được hiệu quả tốt nhất, người đau dạ dày cần lưu ý các vấn đề như:
Lượng khoai lang nên ăn
Người bệnh nên ăn khoai lang vào khoảng 100g/ngày và 3-4 lần/tuần. Khoai lang có nhiều tác động tốt giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày. Tuy nhiên, bổ sung một lượng lớn khoai lang cùng lúc gây áp lực tiêu hóa nặng nề lên dạ dày. Do đó dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, lượng acid được tiết ra nhiều hơn gây ợ chua, trào ngược hay đau dạ dày.
Người bệnh nên ăn khoai lang vào khoảng 100g/ngày và 3 – 4 lần/tuần để tránh gây áp lực lên dạ dày dẫn tới đầy bụng, ợ chua,…
Các loại khoai lang nên ăn:
Các loại khoai lang phổ biến hiện nay như khoai lang tím, khoai lang ruột vàng, khoai lang mật đều thích hợp cho người bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, có một số lưu ý cho người bệnh:
Khoai lang mọc mầm và có đốm đen nên tránh không sử dụng
Người bệnh lưu ý về thời điểm sử dụng như:
Đối tượng không nên ăn
Những người bệnh đau dạ dày đồng thời có các biểu hiện dưới đây không nên sử dụng khoai lang:
Cách chế biến khoai lang
Không nên ăn khoai lang với quả hồng
Lượng đường trong khoai lang sẽ kích thích tiết acid dịch vị khi tiêu hóa. Đồng thời các chất pectin và tannin trong quả hồng sẽ phản ứng với lượng acid dịch vị tiết ra. Do đó gây đau dạ dày, trường hợp nặng dẫn đến sỏi, chảy máu dạ dày hay các bệnh đường ruột khác.
Trên đây là các lời khuyên rút ra từ phân tích thành phần dinh dưỡng cụ thể trong khoai lang. Phần tiếp theo sẽ đề cập đến các món ăn làm từ khoai lang tốt cho dạ dày người bệnh.
Dưới đây là một số món ăn phổ biến được làm từ khoai lang và thích hợp cho người đau dạ dày:
KHOAI LANG LƯỢC/ HẤP
Khoai lang luộc/hấp là món ăn dễ làm và có hương vị thơm ngon.
Nguyên liệu: 1 – 2 củ khoai lang
Cách chế biến:
Hướng dẫn ăn: Người bệnh nên ăn khoảng 100gr/lần và 3-4 lần/tuần.
Khoai lang luộc/hấp hỗ trợ hấp thụ tốt dưỡng chất từ khoai lang, đồng thời có vị ngọt và mùi thơm ngon tự nhiên
KHOAI LANG NẤU XƯƠNG
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang nấu xương, món này,được sử dụng như các món canh trong gia đình, cung cấp thêm tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất cho người bệnh
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Hướng dẫn ăn: Người bệnh nên ăn khoai lang nấu xương khoảng 1-2 lần/tuần
Món canh khoai lang nấu xương cung cấp lượng lớn protein, vitamin và khoáng chất cho người bệnh
KHOAI LANG NGHIỀN GỪNG
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang kết hợp với gừng là hai nguyên liệu thích hợp cho bệnh nhân đau dạ dày. Cả hai đều hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, làm lành các vết thương tổn trên thành dạ dày.
Hướng dẫn ăn: Người bệnh nên ăn khoai lang nghiền gừng khoảng 1-2 lần/tuần.
Khoai lang và gừng hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, làm dịu các vết viêm loét cho người bệnh
SÚP KHOAI LANG
Đau dạ dày ăn món súp khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa
Cách tiến hành:
Hướng dẫn ăn: Người bệnh nên ăn súp khoai lang khoảng 1-2 lần/tuần.
Súp khoai lang thơm ngon, dễ ăn và dễ làm, đồng thời không mất đi các dưỡng chất của khoai lang, thích hợp cho người đau dạ dày
Bài viết xoay quanh chủ đề “Đau dạ dày có nên ăn khoai lang?” câu trả lời là CÓ. Sử dụng khoai lang giúp giảm các tác động của acid dịch vị lên niêm mạc dạ dày, tránh gây đau. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐĂNG KÝ NỘI SOI
Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS
Δ
Riêng tư: TS. BS Phạm Bình Nguyên
Là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, TS.BS Phạm Bình Nguyên đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh trong suốt 15…
Bài viết liên quan
Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…
Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn
Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa
Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.