Hình ảnh bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại) ở các giai đoạn cụ thể

Cập nhật 30/01/2024

63.5K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Theo các nghiên cứu gần đây, tại Việt Nam có khoảng 50% người trưởng thành mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng các yếu tố bao gồm mang thai, táo bón mãn tính, tiêu chảy hoặc căng thẳng kéo dài hoặc di truyền đều là các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vậy làm thế nào để nhận biết bạn đang bị bệnh này, hãy cùng chuyên gia MEDIPLUS tìm hiểu ngay qua những hình ảnh bệnh trĩ dưới đây!

Hình ảnh bệnh trĩ qua các giai đoạn

Hình ảnh bệnh trĩ qua các giai đoạn

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là như thế nào?

Trĩ là tình trạng bệnh lý xuất hiện sưng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới gây đau rát, khó chịu, đặc biệt là khi đi đại tiện.

Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia thành hai loại: trĩ nội và trĩ ngoại.

  • Trĩ nội là hiện tượng búi trĩ nằm bên trong trực tràng và không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ nội là chảy máu đỏ tươi khi đi đại tiện. Bệnh nhân cũng có thể bị ngứa hoặc cảm giác bị đau rát, khó chịu, đôi khi có rò rỉ trực tràng. Trĩ nội thường không đau, triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện khi có vết nứt hậu môn, áp xe quanh hậu môn hoặc trĩ ngoại huyết khối.
  • Bệnh trĩ ngoại là búi trĩ nằm dưới da xung quanh vùng hậu môn, đây là vị trí tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác. Khác với trĩ nội, triệu chứng của trĩ ngoại xuất hiện rất rầm rộ, cảm giác đau rát thường xuyên, bệnh nhân có thể sờ thấy một khối u mềm ở xung quanh hậu môn gây khó chịu. Ngoài ra, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đi đại tiện kèm máu tươi.

Nếu tình trạng chảy máu xảy ra thường xuyên, lượng máu mất đi nhiều ( xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, da xanh xao, nhợt nhạt,…) thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời, tránh các dấu hiệu chuyển biến bệnh xấu hơn.

Hình ảnh bệnh trĩ ở các giai đoạn cụ thể

Việc phân loại bệnh trĩ dựa trên sự chia nhỏ trong các cấp độ sa của búi trĩ, phương pháp điều trị và kỹ thuật điều trị. Dưới đây là  phân độ trĩ  theo mức độ tiến triển.

Trĩ nội

Hình ảnh trĩ độ 1: Búi trĩ nhỏ, không gây cảm giác đau đớn nên gần như người bệnh không tự cảm nhận được. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý khi có hiện tượng ngứa hậu môn và đi tiêu phân có dính máu thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện sớm.

Hình ảnh bệnh trĩ độ 1

Hình ảnh bệnh trĩ độ 1

Trĩ độ 2: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được bởi đã có hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài ống hậu môn khi đi đại tiện nhưng tự co lên ngay sau đó. Đồng thời tình trạng chảy máu hậu môn cũng xảy ra thường xuyên hơn.

Hình ảnh bệnh trĩ độ 2

Hình ảnh bệnh trĩ độ 2

Trĩ nội độ 3: Đây là giai đoạn bệnh trĩ bắt đầu trở nặng và diễn biến nhanh chóng. Búi trĩ bị đẩy ra ngoài khi rặn nhưng không tự co lại được mà phải dùng tay ấn vào. Lúc này, người bệnh cũng sẽ xuất hiện cảm giác đau, khó chịu ngay cả khi đứng, ngồi lâu hoặc vận động quá mạnh.

Hình ảnh trĩ độ 3

Hình ảnh trĩ độ 3

Bệnh trĩ độ 4: Búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài và không thể đẩy lại vào được. Điều này khiến cho búi trĩ liên tục bị cọ xát gây chảy máu, viêm nhiễm làm người bệnh luôn cảm thấy đau đớn. Ở giai đoạn này người bệnh cần được điều trị đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp và trĩ vòng

Hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp và trĩ vòng

Phân độ theo mức độ chảy máu:

Thể nhẹ: Mức độ chảy máu nhẹ, ít(một vài lần/năm), dùng thuốc uống, thuốc đặt sẽ ổn định.

Thể nặng: Triệu chứng rầm rộ, chảy máu thường xuyên (nhiều lần trong tháng hoặc hàng ngày), máu chảy thành tia khi đi đại tiện, gây mất máu và lo lắng, stress cho người bệnh. Ở giai đoạn này, cần có những can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật để lấy đi búi trĩ chảy máu.

Hình ảnh bệnh trĩ có chảy máu

Hình ảnh bệnh trĩ có chảy máu

Phân độ trĩ ngoại

Tương tự như trĩ nội, trĩ ngoại được phân loại dựa trên mức độ tiến triển nặng của bệnh, cụ thể như sau:

Trĩ ngoại độ 1: Nhìn bên ngoài có thể thấy rõ búi trĩ, như một khối u mềm kích thước bằng hạt đậu hoặc hạt ngô. Lúc này, cảm giác đau rát, khó chịu vẫn chưa rầm rộ. Bệnh nhân chỉ cảm thấy cộm khi ngồi. Trong một số rất ít các trường hợp, trĩ ngoại có xuất hiện chảy máu khi đại tiện. Tuy nhiên, lượng máu thường rất ít, chỉ thấy khi thấm bằng giấy vệ sinh. Đây là giai đoạn bệnh mới hình thành, thủ thuật can thiệp đơn giản và các can thiệp điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 1

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 2: Ở giai đoạn này, búi trĩ bắt đầu tăng về kích thước,phát triển thành các đám rối quanh hậu môn, xuất hiện sưng phù nề, chảy máu khi đại tiện nhiều hơn. Bệnh nhân xuất hiện đau rát tăng dần, đặc biệt khi đại tiện. Lúc này, hậu môn ngứa ngáy, chảy mủ ướt, xuất huyết khi đại tiện là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 2

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 2

Trĩ ngoại độ 3: Triệu chứng tương tự như trĩ ngoại độ 2, nhưng xuất hiện rầm rộ hơn. Bệnh nhân rất đau đớn và mất nhiều máu do chảy máu búi trĩ. Ngoài ra, các cục máu đông hình thành  gây tắc mạch gây đau đớn hơn cho bệnh nhân.

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 3

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 3

Trĩ ngoại độ 4: Đây là giai đoạn tiến triển nặng nhất của bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện viêm sưng nặng, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử búi trĩ. Triệu chứng điển hình của giai đoạn này là búi trĩ sưng nề to, chảy mủ ướt nhiều, đại tiện kèm chảy máu tươi nhiều, thành từng tia, xuất hiện nhiễm khuẩn và thậm chí có các biến chứng nguy hiểm như áp xe hậu môn, rò hậu môn, ung thư đại trực tràng,…

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 4

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 4

Để ngăn ngừa những biến chứng nặng của bệnh, cũng như tiết kiệm chi phí điều trị, người bệnh trĩ nên chủ động đi khám và điều trị ngay từ khi phát hiện bệnh.

Hình ảnh bệnh trĩ bị biến chứng

Biến chứng của bệnh trĩ rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu xuất hiện biến chứng thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như:

  • Trĩ tắc mạch, sa trĩ tắc mạch: Do sự hình thành đột ngột cục máu đông trong lòng mạch trĩ gây những cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng xung quanh hậu môn. Khi búi tắc mạch sa xuống, khó đẩy trở lại lòng ống hậu môn kèm theo viêm phù nề niêm mạc vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh nhân thường cảm thấy rất đau rát và khó chịu.
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Là tình trạng viêm nhiễm các hốc hậu môn. Biểu hiện bằng các triệu chứng như ngứa hay nóng rát hậu môn, rỉ mủ ướt hậu môn. Khi thăm khám trực tràng bệnh nhân rất đau, cơ thắt hậu môn thít chặt, các hốc hậu môn đỏ rực phù nề. Trong các trường hợp bệnh nặng, búi trĩ có thể xuất hiện viêm loét, hoại tử. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa  trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Mất máu, thiếu máu do đại tiện máu tươi: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân trĩ ngoại, thường xuyên chảy máu hậu môn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mạn tính, suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh như các biến chứng kể trên nhưng diễn biến âm thầm của thiếu máu làm người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi,choáng váng, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Hình ảnh bệnh trĩ trước và sau khi được điều trị

Bệnh trĩ có hai phương pháp điều trị là: nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc bôi, thuốc uống. Tuy nhiên, nếu mức độ tiến triển của bệnh nặng, có chảy máu thì điều trị nội khoa sẽ ít có tác dụng. Khi đó, cần can thiệp ngoại khoa bằng các thủ thuật như tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, chiếu đèn hồng ngoại, đốt laser, sóng cao tần… hoặc can thiệp phẫu thuật ở bệnh nhân trĩ độ 3, 4 điều trị nội khoa thất bại. Dưới đây là hình ảnh bệnh trĩ trước và sau khi được điều trị của bệnh nhân:

Hình ảnh trước và sau điều trị bệnh trĩ 

Hình ảnh trước và sau điều trị bệnh trĩ

Hy vọng với những hình ảnh bệnh trĩ qua các giai đoạn cụ thể và tình trạng khi mắc phải đc tổng hợp thông qua bài viết này, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về bệnh trĩ cũng như các phương pháp điều trị bệnh này. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp tới fanpage Facebook của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế một cách nhanh chóng!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và phác đồ điều trị y khoa!

2.7/5 - (3 votes)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày có ăn được tôm không? 5 nhóm người cần kiêng

    Đau dạ dày cần kiêng khem nhiều thực phẩm khi ăn uống. Vậy đau dạ dày có ăn được tôm không? Ăn bao nhiêu tôm…

    16 Th9, 2024
    15

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm teo niêm mạc dạ dày: 4 Nguyên nhân, 2 Cách điều trị

    Viêm teo niêm mạc dạ dày là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người.…

    16 Th9, 2024
    125

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Giải đáp] Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không? Ở trẻ em và người lớn

    Viêm dạ dày là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, và…

    16 Th9, 2024
    76

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 8 nhóm người cần kiêng

    Đu đủ được biết đến là một loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Vậy người bị đau…

    16 Th9, 2024
    12

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám