2.4K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hoá nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Vậy cần làm gì để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm này? Hãy cùng chuyên gia của MEDIPLUS giải đáp cụ thể cho bạn vấn đề này nhé!
Hang vị là phần phình ra ở đầu dưới dạ dày nằm giữa môn vị và thân vị. Hang vị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tham gia vào quá trình phân chia thức ăn thành các phần tử nhỏ hơn để cơ thể dễ hấp thụ.
Cấu trúc của hang vị được chia làm 2 phần là: hang môn vị có chức năng tiết Gastrin – một loại hormon tiêu hoá kích thích dạ dày tiết acid và Phần ống môn vị có các tế bào cơ phát triển.
Hang vị là vị trí nằm giữa ống môn vị và thân vị dạ dày.
Hang vị dạ dày là vị trí dễ bị tổn thương, niêm mạc bị viêm bởi tác động của vi khuẩn, virus, dịch vị dư thừa và chế độ ăn uống thiếu khoa học. Chính vì thế tỷ lệ người bệnh mắc viêm hang vị dạ dày cũng khá lớn. Theo các thống kê gần đây, số người ở độ tuổi trung niên và người già có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và các đối tượng này đang dần trẻ hóa.
Tình trạng viêm hang vị dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể biến chứng thành ung thư dạ dày. Vì vậy khi có các dấu hiệu cảnh báo viêm hang vị người bệnh cần đến gặp bác sĩ để kịp thời thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Các triệu chứng viêm hang vị dạ dày thường không rõ ràng, không đặc trưng nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hoá khác như: rối loạn tiêu hoá, loét dạ dày,…
Tuy nhiên qua các nghiên cứu cũng như đánh giá trực tiếp các bệnh, các bác sĩ có đưa ra một số triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm hang vị dạ dày có thể kể đến như:
Biểu hiện viêm hang vị dạ dày có triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm xung huyết hang vị dạ dày nói riêng và viêm dạ dày nói chung là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn HP, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá hoặc các thuốc giảm đau NSAIDs không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên căng thẳng, stress cũng có thể là những yếu tố nguy cơ gây mất cân bằng giữa 2 yếu tố này.
Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Helicobacter Pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm, tồn tại được trong các lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày và gây viêm nhiễm. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa và có khả năng tiết ra một loại men làm loại bỏ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tạo điều kiện cho acid dạ dày xâm nhập gây tổn thương vùng hang vị.
Ngoài ra, vi khuẩn HP còn tiết ra một loại độc tố có khả năng gây thoái hóa làm hoại tử lớp niêm mạc tạo điều kiện cho acid dịch vị tấn công mạnh mẽ gây viêm loét dạ dày.
Theo các thống kê y học cho thấy có ít nhất 50% dân số Thế giới nhiễm vi khuẩn Hp. Tại Việt Nam có đến 70% trường hợp viêm loét dạ dày có kết quả test HP dương tính.
Tác dụng thuốc chống viêm
Các thuốc kháng viêm, giảm đau nhóm non-steroid (NSAID) với các hoạt chất thường gặp như: Meloxicam, Celecoxib, Ibuprofen, Diclofenac,… có tác dụng phụ ức chế chế enzym COX – 1 – enzyme ức chế tổng hợp prostaglandin bảo vệ chất nhầy và giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày. Từ đó gây tăng tiết acid dịch vị, giảm tiết chất nhầy bảo vệ và gây tổn thương, viêm loét niêm mạc hang vị – dạ dày.
Stress, căng thẳng kéo dài
Khi bị stress, tuyến thượng thận của cơ thể tiết ra nhiều hormon corticoid hơn để huy động năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, hormon này có thể làm tăng tiết acid dịch vị dẫn đến viêm xung huyết hang vị dạ dày.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ ăn uống thất thường, thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm có độ acid cao, thói quen uống rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích hàng ngày đều có nguy cơ làm tăng tiết acid dịch vị dẫn đến viêm loét.
Viêm hang vị dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác như: loét hang vị, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh:
– Xuất huyết tiêu hoá: Trong những trường hợp viêm loét hang vị mức độ nặng, máu từ các vết loét chảy ra gây tình trạng đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu. Hậu quả là dẫn đến thiếu máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể gây mệt mỏi, khó tập trung, buồn ngủ, xanh xao…
– Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là biến chứng ngoại khoa cần được cấp cứu kịp thời để không diễn tiến thành viêm phúc mạc. Trong một số trường hợp, thủng dạ dày không biểu hiện trên lâm sàng do có tình trạng dính vào các tạng xung quanh như gan, tụy hoặc đại tràng.
– Hẹp môn vị: Hẹp môn vị sẽ gây tình trạng ứ đọng thức ăn khiến cho thức ăn không thể chuyển hóa qua tá tràng xuống ruột được. Điều này khiến cho cơ thể tăng tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn gây cảm giác khó tiêu, buồn nôn, nôn ói.
– Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm hang vị dạ dày. Có khoảng 5 – 10% trường hợp viêm loét hang vj dạ dày tiến triển thành ung thư. Chính vì thế, người bệnh cần thăm khám và sàng lọc sớm tình trạng viêm hang vị để ngăn ngừa biến chứng ung thư dạ dày sớm.
Các biến chứng nguy hiểm do viêm hang vị dạ dày gây ra
Nguyên tắc chung trong điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày là loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến viêm loét, làm lành vết loét, ngăn ngừa biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá và ung thư dạ dày. Qua thăm khám và chẩn đoán các nguyên nhân gây bệnh, liệu trình điều trị bệnh lý có thể được Bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa. Một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế thì nên lựa chọn các kháng sinh theo phác đồ điều trị được khuyến cáo để tăng cường hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP. Các phác đồ điều trị được chỉ định kéo dài trong 14 ngày mỗi đợt. Đối với bệnh nhân lần đầu điều trị sẽ được chỉ định một trong các phác đồ dưới đây:
Hai lần mỗi ngày
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP theo phác đồ 3 thuốc và 4 thuốc.
Trong trường bệnh nhân tái phát viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp, phác đồ điều trị nên được thay đổi so với lần điều trị trước đó. Nếu không còn lựa chọn khác có thể sử dụng các phác đồ có phối hợp Rifabutin hoặc Furazolidon.
*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có chỉ định cũng như theo dõi từ Bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe!
Ngoài ra để tình trạng bệnh được cải tiện cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý viêm hang vị dạ dày bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh nên kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày. Hy vọng thông qua bài viết này người bệnh sẽ biết triệu chứng cũng như cách điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày an toàn và hiệu quả. Hãy chủ động có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh nhé! Liên hệ Hotline 19003366 nếu cần hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia tiêu hóa MEDIPLUS.
*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là tình trạng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Kỹ thuật đặt sonde dạ dày là phương pháp nuôi ăn cho bệnh nhân không thể tự dung nạp thức ăn qua miệng do tai…
Tinh bột nghệ từ lâu đã được biết đến như một phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày nhờ…
Khi bị đau dạ dày, việc lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp là điều cần cân nhắc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.