Xét nghiệm AMH là gì? Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm

Cập nhật 28/04/2023

785

ThS. Phạm Văn Được

Tham vấn y khoa:ThS. Phạm Văn Được

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Xét nghiệm

Xét nghiệm AMH được ứng dụng trong việc đánh giá dự trữ buồng trứng cũng như tình trạng sức khỏe sinh sản của nữ giới. Ngoài ra Xét nghiệm này còn có vai trò trong chẩn đoán bệnh lý liên quan đến giới tính ở nam giới. Hiện nay, xét nghiệm thường được chỉ định cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, đặc biệt là những cặp đôi đang có dự định thụ tinh trong ống nghiệm. Vì vậy, có thể thấy, đây là một xét nghiệm cận lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe sinh sản cũng như chẩn đoán một số bệnh lý.

Xét nghiệm AMH là gì?

AMH (Anti-Mullerian Hormone) là hormone có phân tử có trọng lượng 72kDa, được tiết ra bởi tế bào Sertoli từ tinh hoàn của bào thai bé trai. Lúc này,AMH sẽ làm thoái hóa ống Muller, góp phần hình thành cơ quan sinh dục của nam giới. AMH được tạo ra bởi tinh hoàn cho đến khi nam giới đến độ tuổi dậy thì sẽ bắt đầu giảm dần.

Xét nghiệm AMH dùng để đánh giá sức khỏe sinh sản của nữ giới

Xét nghiệm AMH dùng để đánh giá sức khỏe sinh sản của nữ giới

Ở bé gái, AMH được tiết ra từ các tế bào hạt trong nang buồng trứng từ tuần thai thứ 36. Hormone này bắt đầu được tạo ra giai đoạn nang trứng nguyên thủy nhưng đạt mức cao nhất khi nang noãn ở giai đoạn nang tiền hốc và hốc nhỏ, sau đó lượng  bắt đầu giảm dần.

Chính vì thế, xét nghiệm AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng. Chỉ số này cao nhất ở phụ nữ 25 đến 30 tuổi, thường nằm trong khoảng 2,0 đến 6,8 mg/ml sau đó giảm dần. Khi các nang noãn còn rất nhỏ và không thể nhìn thấy được. Dựa vào chỉ số  bác sĩ sẽ xác định được số lượng nang noãn non và nguyên thủy, từ đó đánh giá được khả năng sinh sản của buồng trứng.

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm AMH

Xét nghiệm AMH rất quan trọng với người phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, vì nó góp phần đánh giá sức khỏe sinh sản và khả năng làm mẹ của các chị em.

– Chỉ số amh bình thường: nằm trong khoảng từ 2,0 đến 6,8ng/ml (14,28  đếm 48,55pmol/L) đối với phụ nữ dưới 38 tuổi. Chỉ số càng cao và nằm trong khoảng quy định (2,0 đến 6,8) chứng tỏ khả năng dự trữ của buồng trứng tốt, buồng trứng có khả năng sinh sản cao.

– Chỉ số amh thấp: nằm trong khoảng 1,0 đến 1,5ng/ml cho thấy khả năng dự trữ của buồng trứng bị suy giảm, nhưng vẫn còn cơ hội có thai. Trường hợp được cho là rất khó có thai khi nồng độ amh <1ng/ml. Ngoài ra, nồng độ  thấp thì người phụ nữ cũng thường đáp ứng kém với thuốc kích thích buồng trứng vì vậy cần sử dụng nhiều thuốc hơn để kích thích buồng trứng.

– Chỉ số amh cao: khi nồng độ amh trong máu >6,8ng/ml, bệnh nhân có thể đã mắc một số bệnh lý về buồng trứng như đa nang buồng trứng, Nếu không được điều trị thích hợp thì bệnh nhân cũng có nguy cơ khó có thai. Amh quá cao cũng là nguyên nhân gây quá kích buồng trứng.

Chỉ số  được dùng để tiên lượng được giai đoạn mãn kinh của phụ nữ

Chỉ số  được dùng để tiên lượng được giai đoạn mãn kinh của phụ nữ

Như vậy phụ nữ có amh cao trong giới hạn sẽ đáp ứng với kích thích buồng trứng tốt và số lượng trứng chọc hút cũng nhiều hơn so với phụ nữ có  thấp. Từ đó có thể tạo ra nhiều phôi thai và lựa chọn những phôi tốt nhất, nâng cao tỷ lệ thành công. Do đó xét nghiệm này thường được áp dụng vào điều trị hiếm muộn, các phương pháp thụ tinh nhân tạo. Xét nghiệm AMH còn có thể dự đoán tuổi mãn kinh ở phụ nữ bởi chỉ số này liên quan đến sự lão hóa của buồng trứng. Để đánh giá tổn thương ở buồng trứng sau khi người bệnh trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị, các bác sĩ cũng thường chỉ định phương pháp này.

Những đối tượng cần làm xét nghiệm AMH

Phụ nữ nên làm xét nghiệm AMH định kỳ mỗi năm một lần để theo dõi sức khỏe sinh sản của mình. Ngoài ra, nếu bạn gặp những vấn đề sau các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm này.

– Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh không đều, rong kinh, tắc kinh hay vô kinh.

– Phụ nữ chậm kinh, không có kinh dù đã đến tuổi sinh sản, hoặc có kinh rồi lại mất kinh.

– Ngoài ra còn được áp dụng trong các trường hợp bị vô sinh hiếm muộn cũng như theo dõi hiệu quả điều trị vô sinh.

– Nghi ngờ có vấn đề về buồng trứng như đa nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, suy buồng trứng,…

– Tiên lượng mãn kinh.

– Xác định tổn thương buồng trứng trước và sau phẫu thuật hoặc xạ trị.

– Phụ nữ thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản như: thụ tinh ống nghiệm,…

Các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh được chỉ định làm xét nghiệm AMH

Các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh được chỉ định làm xét nghiệm AMH

Quy trình làm xét nghiệm AMH

Nồng độ amh không bị ảnh hưởng với chu kỳ kinh nên có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Quy trình làm xét nghiệm AMH theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế gồm 3 bước như sau:

– Bước 1: Lấy bệnh phẩm

  • Mẫu bệnh phẩm có thể là huyết thanh hoặc huyết tương bằng cách lấy 3ml máu tĩnh mạch và được tiến hành phân tích ngay
  •  Mẫu máu được tách riêng huyết thanh và huyết tương ổn định trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng khoảng 20‑25oC, 5 ngày ở 2‑8oC và 6 tháng ở nhiệt độ -20oC (± 5oC). Mẫu chỉ nên trữ đông lạnh một lần nếu không sẽ dễ sai số.

– Bước 2: Tiến hành xét nghiệm AMH

  • Máy phân tích cần được chuẩn bị sẵn sàng trước khi thực hiện phân tích mẫu: máy phải có sẵn chương trình xét nghiệm AMH và đạt yêu cầu về chất lượng (không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng).
  • Kỹ thuật viên điền đầy đủ thông tin của bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm vào hệ thống máy phân tích (nếu có).
  •  Nạp mẫu xét nghiệm vào máy phân tích.
  •  Ấn nút lệnh để tiến hành phân tích mẫu bệnh phẩm, rồi đợi máy phân tích mẫu.
  •  Khi có kết quả thì in báo cáo hoặc ghi vào phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh. Lưu ý trước khi trả mẫu cần đánh giá cẩn thận kết quả xét nghiệm khi nghi ngờ có những yếu tố gây nhiễu.

– Bước 3: Nhận định kết quả

  •  Khả năng sinh sản tối ưu khi chỉ số xét nghiệm trong khoảng 4,0-6,8ng/ml
  •  Khả năng sinh sản tốt khi kết quả xét nghiệm đạt 2,2-4,0 ng/ml
  •  Khả năng sinh sản kém khi chỉ số  đạt 0,3-2,2ng/ml
  •  Khả năng rất kém nếu chỉ số  <0,3ng/ml
  •  Nếu kết quả cho chỉ số  quá cao(>6,8ng/ml) thì khả năng bệnh nhân đã mắc bệnh về buồng trứng như: Hội chứng buồng trứng đa nang.

Một điều cần lưu ý rằng mức xét nghiệm AMH thấp thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình suy giảm tự nhiên theo tuổi tác. Vì vậy ở độ tuổi 40, 50 thì việc dự trữ buồng trứng thấp hơn là điều bình thường.

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy máu bệnh nhân để làm xét nghiệm AMH

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy máu bệnh nhân để làm xét nghiệm AMH

Lưu ý khi làm xét nghiệm AMH

Để đạt kết quả chính xác nhất, cần lưu ý một số điều sau đây khi tiến hành xét nghiệm AMH trong quá trình xét nghiệm cần lưu ý:

  • Không sử dụng những mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu và mẫu xét nghiệm chỉ nên rã đông 1 lần, không nên dùng mẫu rã đông quá 2 lần.
  • Một số yếu tố trong mẫu bệnh phẩm có thể gây ra sai số trong xét nghiệm miễn dịch như: mẫu chứa yếu tố dạng thấp, fibrin, và protein có khả năng liên kết với phosphatase kiềm…
  • Mẫu cần được ly tâm đủ thời gian để tách huyết thanh và huyết tương hoàn toàn, tránh gây sai lệch kết quả phân tích.

Ngoài ra một số bệnh nhân có các yếu tố sau đây cũng bị ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bao gồm:

  • Phụ nữ có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bệnh lý hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Người từng phẫu thuật buồng trứng trước đây hoặc đã từng hóa trị.
  • Người uống thuốc ngừa thai, béo phì, thiếu vitamin D
  • Người mang gen đột biến có nguy cơ cao bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng‌.
  • Ngoài ra một số yếu tố như chủng tộc,hút thuốc, uống rượu bia,… cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm AMH có vai trò quan trọng giúp đánh giá sức khỏe sinh sản của nữ giới. Thông qua đó bác sĩ sẽ tư vấn về thời điểm và phương pháp mang thai tự nhiên hay nhân tạo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Xét nghiệm máu nào không cần nhịn ăn?

    CÓ THẬT SỰ LÀ: Nhất dáng nhì da THỨ BA ĐI XÉT NGHIỆM MÁU PHẢI NHỊN ĂN? Xét nghiệm máu là một trong những xét…

    16 Th6, 2023
    842

    Tham vấn y khoa: ThS. Phạm Văn Được

    Chuyên mục: Xét nghiệm

    Xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) có ý nghĩa gì?

    Xét nghiệm tốc độ máu lắng giúp chẩn đoán sơ bộ nhiều loại bệnh, vậy khi nào thì cần phải làm xét nghiệm và những…

    13 Th6, 2023
    1.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. Phạm Văn Được

    Chuyên mục: Xét nghiệm

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám