Top 5 dấu hiệu bệnh gout dễ nhận biết sớm qua từng giai đoạn

Cập nhật 28/04/2023

3.8K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bệnh gout là bệnh viêm khớp liên quan quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Tỉ lệ mắc gout đang ngày càng gia tăng (khoảng 1/200 ở người trưởng thành) và dần trẻ hóa (ở tầm độ tuổi 30). Đặc biệt, bệnh gout gặp nhiều ở nam giới trên 40 tuổi. Vậy, dấu hiệu bệnh gout là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin dấu hiệu dễ nhận biết sớm để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến hiện nay (khoảng 35% dân số). Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm và liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra gout do thận không thể đào thải đồng thời cơ thể tạo quá nhiều acid uric, từ đó gây tích tụ chất này trong cơ thể dẫn tới nguy cơ mắc gout. Acid uric tích tụ trong cơ thể tạo ra các tinh thể urat dư thừa, tích lại trong các khớp trong một thời gian dài, các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng và sắc nhọn, cọ sát vào màng hoạt dịch gây viêm, sưng và đau, tạo nên các đợt gout cấp tính cho người bệnh.

Dấu hiệu bệnh gout thường là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, tay, và đầu gối, kèm theo đau là hiện tượng sưng đỏ, có thể không đi lại được do quá đau.

Bệnh gout - dạng viêm khớp phổ biến hiện nay

Bệnh gout – dạng viêm khớp phổ biến hiện nay

5 dấu hiệu bệnh gout dễ nhận biết

Bệnh gout nếu được phát hiện sớm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là 5 dấu hiệu bệnh gout điển hình ở các đợt cấp cần lưu ý:

Xuất hiện cơn đau đột ngột, không báo trước

Người bệnh gout sẽ đột ngột xuất hiện các cơn đau nhức ở khớp (phổ biến ở các khớp ngón tay, ngón chân) rất dữ dội, nhất là vào buổi đêm hay sau khi ăn một bữa thịnh soạn nhiều hải sản và giàu đạm, tuy nhiên đa phần, các cơn đau sẽ xuất hiện không báo trước. Cơn đau có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4-12 giờ sau khi xuất hiện. Sau các đợt đau cấp tính, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ kéo dài vài ngày (thường 5-7 ngày) đến vài tuần ở các khớp ngay sau đó.

Đau kèm theo nóng rát

Người bệnh có các cơn đau đi kèm với hiện tượng nóng, rát ở phần khớp bị ảnh hưởng (đa phần phổ biến ở các khớp ngón tay và chân). Các khớp này cũng trở nên rất nhạy cảm, ngay cả khi cọ sát với ga trải giường, khớp cũng sẽ sưng tấy lên, khiến người bệnh cảm thấy rất đau nhức, khó chịu.

Cứng khớp, khó vận động

Người bệnh có triệu chứng khó vận động, cảm thấy các khớp cứng hơn do đó, bệnh nhân sẽ vận động không được thoải mái, linh hoạt như lúc bình thường. Một số người khớp cứng và còn cảm thấy đau nhức hơn khi di chuyển.

Viêm sưng, tấy đỏ

Một trong những dấu hiệu người bệnh có thể dễ dàng phát hiện khi bị gout là các khớp đau sẽ bị viêm sưng, tấy đỏ, ấn nhẹ vào có thể thấy mềm và hơi nóng. Khớp bị sưng viêm gây đau cản trở quá trình vận động và sinh hoạt cho người bệnh rất nhiều.

Hạn chế vận động

Ở các giai đoạn tiến triển, các đợt cấp tính, tinh thể urat lắng đọng lại tại các khớp, cọ sát vào màng hoạt dịch, ổ khớp làm khớp bị viêm lên, tấy đỏ, gây đau đớn và làm vận động của người bệnh hạn chế.

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Bệnh gout đang ngày càng phổ biến và trở nên “trẻ hóa” trong thời đại hiện nay. Nếu bệnh gout không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, cụ thể:

  • Biến chứng sỏi thận: Nguyên nhân dẫn đến sỏi là do gout làm tích tụ các tinh thể urat và canxi lâu dần tạo thành sỏi. Sỏi thận làm giảm chức năng thận, giảm chức năng lọc và bài tiết, gây tắc nghẽn, ứ nước và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nguy cơ hoại tử khớp và có thể vĩnh viễn không di chuyển được do các hạt tophi vỡ ra gây viêm loét tại ổ khớp, vi khuẩn xâm nhập vào theo vết loét làm nhiễm trùng, tình trạng viêm khớp trở nên nặng nề hơn nếu không được chữa trị.
  • Gout làm phần khớp (chủ yếu các khớp ở tay, chân) bị viêm, sưng khớp lên, gây tình trạng đi lại, cử động bị khó khăn, hạn chế.
  • Việc hình thành các cục sưng cứng, tấy đỏ không chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn mà còn góp phần làm mất tính thẩm mỹ tại vùng da đó.

Mức độ và tình trạng của bệnh gout ở từng bệnh nhân quyết định bệnh có gây nguy hiểm cho người bệnh hay không.

>>>Xem thêm: Bệnh gout có chữa được không?

Hình ảnh bệnh gout

Bệnh gout tiến triển thông qua 4 giai đoạn. Tương ứng với mỗi giai đoạn mà các dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau.

Giai đoạn 1

Lúc này, các triệu chứng còn khá mờ nhạt và khó nhận ra. Tuy nhiên qua kết quả xét nghiệm máu có thể phát hiện lượng acid uric tăng cao trong máu, vượt ngưỡng 6.0.

Đây là giai đoạn nhẹ nên thông thường các bác sẽ đề xuất điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hợp lý, hạn chế các thực phẩm giàu purin, rượu bia, thuốc lá,…. sao cho nồng độ acid uric được kiểm soát và trở về ngưỡng bình thường.

Bệnh gout giai đoạn đầu có triệu chứng mờ nhạt, khó phát hiện

Bệnh gout giai đoạn đầu có triệu chứng mờ nhạt, khó phát hiện

Giai đoạn 2

Giai đoạn gout cấp tính, các triệu chứng khá rõ ràng và có thể nhìn bằng mắt thường (những cơn đau nhức khớp dữ dội). Những cơn đau gout cấp tính thường kéo dài 3-10 ngày và có thể xuất hiện vài tháng hoặc vài năm một lần.

Khi thấy có các cơn đau khớp dữ dội, người bệnh cần đi khám và có phác đồ điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Gout giai đoạn 2 biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau

Gout giai đoạn 2 biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau

Giai đoạn 3

Các cơn đau khớp xảy ra thường xuyên hơn do các tinh thể urat tích tụ ngày càng nhiều trong khớp khiến phần khớp đau nhiều và viêm sưng to hơn.

Giai đoạn 3 mức độ tổn thương tăng lên ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh

Giai đoạn 3 mức độ tổn thương tăng lên ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh

Giai đoạn 4

Nếu không được điều trị sớm và triệt để bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và dần xuất hiện các biến chứng tại những nơi có ổ khớp (biến dạng khớp, sụn khớp và các mô xung quanh thương tổn).

Giai đoạn này, một số người bệnh xuất hiện các nốt tophi (là những u sần xung quanh khớp bị gout, bản chất là chất lỏng dạng mủ, chứa tinh thể urat tích tụ quanh khớp). Các hạt tophi này phát triển quanh khớp có thể chèn ép, gây biến dạng các khớp.

Ở giai đoạn 4, các nốt tophi to lên xung quanh các khớp bị gout

Ở giai đoạn 4, các nốt tophi to lên xung quanh các khớp bị gout

Cách trị bệnh gout như thế nào?

Bệnh gout cần được phát hiện và điều trị sớm. Các cách điều trị gout có thể khác nhau ở từng giai đoạn gout cấp tính hoặc gout mạn tính. Ngoài ra, người bị gout cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để làm khởi phát các đợt gout cấp.

Điều trị gout cấp tính

Khi xuất hiện một cơn gout cấp tính, người bệnh cần đi khám và uống thuốc gout theo sự chỉ dẫn của bác sĩ càng sớm càng tốt. Gout cấp tính cần điều trị viêm khớp trong gout cấp và thay đổi chế độ sinh hoạt để giúp làm thuyên giảm bệnh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Colchicine: Đây là thuốc chỉ định đầu tay làm giảm sưng, viêm và đau trong cơn đau do gout cấp tính. Không nên dùng liều cao cho người bệnh, liều dùng thường là 1mg/ngày và càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ khi cơn đau gout cấp khởi phát). Có thể dùng kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid để tăng hiệu quả.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Indomethacin, Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, Ketoprofen, các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, etoricoxib…). Nhóm thuốc này có thể dùng riêng lẻ để kháng viêm hay kết hợp với Colchicine. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều và theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và thận.
  • Corticoid đường toàn thân: Chỉ được chỉ định khi các thuốc trên không có hiệu quả. Đây là nhóm thuốc cần hạn chế và dùng ngắn ngày theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.
  • Một số thuốc có thể chỉ định dùng hàng ngày để làm giảm acid uric: Allopurinol, Febuxostat, Probenecid,…

Lưu ý: Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo đúng liều lượng, khi muốn ngừng thuốc hoặc thay đổi thuốc cũng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị gout mạn tính

Với những trường hợp gout mạn tính cần kết hợp dùng thuốc điều trị và xây dựng chế độ ăn uống khoa học để làm giảm acid uric lắng đọng trong cơ thể. Các thuốc thường dùng trong điều trị gout mạn tính chủ yếu là làm giảm lượng acid uric trong máu, đó là:

  • Allopurinol: Làm giảm lượng acid uric trong máu, hạn chế quá trình sản sinh acid uric và hòa tan tinh thể urat trong hạt tophi.
  • Pegloticase: Sử dụng trong trường hợp gout nặng hay các thuốc khác không thể hạ acid uric trong máu bệnh nhân. Thuốc sử dụng dưới đường truyền tĩnh mạch.

Khi đã xuất hiện hạt tophi quanh khớp bị gout gây ảnh hưởng tới chức năng vận động, việc phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi cũng sẽ được cân nhắc.

Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bị gout cần thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống sao cho khoa học và lành mạnh. Người bệnh cần lưu ý:

  • Không ăn nhiều thịt cá, tôm, cua, hải sản và nội tạng động vật,…để tránh tích tụ purin trong cơ thể. Khẩu phần ăn không quá 150 gam/ngày.
  • Không uống rượu, bia. Uống đủ nước (2-3l) mỗi ngày, các loại nước khoáng chứa kiềm, nước kiềm. Như vậy, sẽ tăng bài tiết nước tiểu, hạn chế lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
  • Tập thể dục thường xuyên và đều đặn, tránh tăng cân, béo phì.
  • Tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như chấn thương, stress,…
Các loại thực phẩm người bệnh gout nên tránh

Các loại thực phẩm người bệnh gout nên tránh

Thực đơn cho người bệnh gout

Người bệnh gout cần có một thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng hạn chế một số thực phẩm giàu purin để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout cần lưu ý một số điều dưới đây:

Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, giúp giảm hấp thu đạm. Các loại rau cải xanh, củ cải, bí,… nên ăn nhiều hàng ngày vì chứa nhiều kiềm, giúp trung hòa lượng acid uric trong máu.

Đồng thời, các loại sữa ít béo nên đưa vào thực đơn cho người bệnh gout. Bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy đây là loại thực phẩm có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric một cách tự nhiên, và duy trì một cân nặng hợp lý.

Các loại đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đậu lăng là nguồn protein thực vật lành mạnh cung cấp cho cơ thể, giúp duy trì chế độ ăn cân bằng (hạn chế protein từ thịt đỏ và hải sản) và kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu người bệnh.

Trứng là thực phẩm giàu protein, chứa hầu hết các loại vitamin B thiết yếu (choline, biotin, axit folic) cung cấp cho cơ thể, choline giúp giữ màng tế bào ổn định, vai trò dẫn truyền thần kinh và qua đó hỗ trợ giảm tình trạng viêm do gout gây ra tại khớp. Lượng omega-3 dồi dào trong trứng giúp giảm đau, viêm khớp, cứng khớp ở người bị gout.

Các loại dầu thực vật, dầu oliu, dầu gấc,…chứa các chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, kiểm soát tốt acid uric trong cơ thể và giảm sưng đau hiệu quả.

>>>Xem thêm:

Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp cho người bệnh những dấu hiệu bệnh gout dễ dàng để nhận biết, từ đó phát hiện thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến vận động. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không dùng thay thế cho phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    5 cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

    Đau khớp gối là một bệnh lý về xương và nó có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi có biểu hiện…

    26 Th12, 2023
    332

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không?

    Bạn đang bị loãng xương và muốn tìm hiểu về phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không? Bạn có biết rằng truyền dịch…

    20 Th2, 2024
    329

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Hiểu rõ về loãng xương ở trẻ em và cách phòng ngừa

    Loãng xương ở trẻ em là một tình trạng xương yếu, dễ gãy, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé. Bài viết…

    01 Th2, 2024
    159

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau buốt trong xương cánh tay- Nguyên nhân và những vấn đề cần lưu ý

    Đau buốt trong xương cánh tay là một tình trạng phổ biến thường gặp ở người cao tuổi và những người trong độ tuổi lao…

    26 Th12, 2023
    531

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám