Đau xương cụt là bị gì và có nguy hiểm không?

Cập nhật 10/05/2023

1.4K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau xương cụt khá ít gặp, do đó người bệnh thường lờ đi các dấu hiệu ban đầu. Tuy nhiên, theo thời gian thì các cơn đau có thể tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vậy đau xương cụt là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị khi mắc bệnh như thế nào? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Đau xương cụt là gì?

Xương cụt là bộ phận được cấu tạo từ 3-5 đốt sống, nằm bên dưới xương cùng, ở đáy cột sống. Đây chính là vị trí bám của một số gân, cơ và cả dây chằng. Xương cụt và xương cùng là hai xương chính cùng nhau chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể khi ngồi xuống. Đa số người trưởng thành có xương cụt hơi cong thay vì hướng thẳng xuống; một phần khác xương bị cong quá mức được xem là bất thường và có thể gây đau đớn.

Theo các chuyên gia MEDIPLUS, đau xương cụt là cơn đau ở trong và xung quanh khu vực xương cụt, ở dưới cùng của cột sống và phía trên khe hở của mông. Các cơn đau xương cụt thường âm ỉ hoặc đau nhói và người bệnh sẽ có cảm giác như bị co thắt cơ. Khi hoạt động thể chất mạnh hoặc ngồi quá lâu, cơn đau sẽ xuất hiện và có thể lan dần xuống chân hoặc lên lưng.

Đau xương cụt thường đau nhói từng cơn hoặc âm ỉ theo thời gian

Đau xương cụt thường đau nhói từng cơn hoặc âm ỉ theo thời gian

Nguyên nhân đau xương cụt hay gặp phải

Tham vấn y khoa Tiến sĩ Bác sĩ Lê Quốc Việt – Bác sĩ nội cơ xương khớp, Giám đốc chuyên môn MEDIPLUS cho biết, đau nhức xương cụt có thể lành tính hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh cần cảnh giác, qua đó bác sĩ có đưa ra các nguyên nhân điển hình:

Nguyên nhân cơ học: chấn thương

Xương cụt bị chấn thương là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau ở khu vực này. Chẳng hạn, nếu bạn bị ngã từ trên cao, tai nạn giao thông hoặc có va chạm mạnh khi chơi thể thao thì điều này có thể làm cho xương cụt bị gãy hoặc trật khớp xung, gây nên cảm giác đau đớn.

Nguyên nhân bệnh lý

Không chỉ đơn thuần là do chấn thương, tình trạng đau xảy ra cũng có nhiều trường hợp là do cơ thể bị mắc các bệnh lý, điển hình là các chứng bệnh sau:

  • Hội chứng Levator: Đây là một hội chứng gây ra do rối loạn chức năng cơ sàn chậu, hay còn được gọi là hội chứng cơ nâng hậu môn. Khi mắc hội chứng này, không chỉ xương cụt bị đau mà cơn đau có thể lan đến hông hoặc các vùng lân cận khác.
  • Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng: Đây là tình trạng các đĩa đệm ở thắt lưng bị thoái hóa, hình thành nên các gai xương gây đau nhức. Nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách, cơn đau sẽ lan sang các khu vực xung quanh, bao gồm cả xương cụt.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu: Tình trạng này xảy ra khi các khối cơ và dây chằng ở sàn chậu bị lão hóa, vì thế không có khả năng giữ các cơ quan vùng chậu tại đúng vị trí, từ đó sẽ làm chèn ép lên xương cụt và gây đau.

>>> Xem thêm: Viêm khớp cùng chậu – Đau thắt lưng, cùng, cụt

Nguyên nhân sinh lý

Ngoài chấn thương và cơ thể có bệnh lý thì tình trạng đau xương cụt cũng có thể đến từ quá trình mang thai, sinh nở ở phụ nữ, khi cơ thể bị thừa cân béo phì hoặc do quá trình lão hóa tự nhiên, ngồi sai tư thế quá lâu.

  • Đau xương cụt khi mang thai: Tương tự với trường hợp người bệnh bị thừa cân hay béo phì, khi mang thai thì trọng lượng của người phụ nữ sẽ tăng lên đáng kể, vì thế xương cụt phải gánh chịu áp lực rất lớn và có thể lệch ra khỏi vị trí vốn có, từ đó gây nên cảm giác đau nhói.
  • Thoái hóa xương khớp: Khi tuổi tác càng cao, cũng tương tự như các xương khác trên cơ thể, xương cụt cũng có nguy cơ bị thoái hóa. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau ở mông, sau đó cơn đau sẽ lan dần xuống háng, hai chân và đầu gối.
  • Ngồi quá lâu: Đối với người làm văn phòng, do tính chất công việc phải ngồi một chỗ trong thời gian dài làm cho xương cụt thường xuyên phải chịu áp lực lớn, từ đó rất dễ bị tổn thương và gây nên các triệu chứng đau.
Đau xương cụt có thể gặp ở những trường hợp ngồi lâu

Đau xương cụt có thể gặp ở những trường hợp ngồi lâu

Triệu chứng điển hình bị đau xương cụt nhận biết

Đau xương cụt là tình trạng không quá phổ biến, vì thế rất nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu ban đầu. Sau đây là một số triệu chứng điển hình khi người bệnh bị đau vùng xương cùng xương cụt:

  • Đau và có cảm giác bị căng tức ở khu vực ngay trên mông.
  • Ở hầu hết các trường hợp thì cơn đau diễn ra một cách âm ỉ, nhưng cũng có lúc bị đau nhói.
  • Tình trạng đau tăng dần khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, đau khi người bệnh ngồi xổm, đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.
  • Những cơn đau có thể tiến triển dần theo thời gian và lan dần ra sau lưng, khu vực hai bên mông rồi đau xuống mông và chân.

Nhìn chung, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt, bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng phụ khác như:

  • Cơ thể bị mất cảm giác
  • Nôn mửa, yếu cơ
  • Có các triệu chứng đường tiêu hóa: đau trực tràng hoặc đau quặn bụng,…

Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Bác sĩ Lê Quốc Việt chia sẻ thêm về vấn đề này, mặc dù có thể tự khỏi nhưng nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây cản trở đối với bệnh nhân. Các cơn đau có thể xuất hiện và trở nặng hơn khi người bệnh đi vệ sinh (đặc biệt là với những người hay bị táo bón), quan hệ tình dục hoặc tập thể thao quá sức,…

Xương cụt là vị trí phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể

Xương cụt là vị trí phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể

Đối với nữ giới, đau xương cụt còn khiến kỳ kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn bởi cảm giác ê ẩm khó chịu. Thậm chí, các hoạt động tưởng chừng đơn giản như xoay người, đứng lên hay ngồi xuống cũng trở thành  nỗi ám ảnh cho những người bệnh bị đau xương cụt.

Do đó, ngay khi phát hiện những điều bất thường ở cơ thể, chẳng hạn như xuất hiện các cơn đau vùng mông ở gần xương cụt, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt, để được  bác sĩ chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Chẩn đoán xác định vị trí đau xương cụt

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường và đi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Thăm khám lâm sàng

Đầu tiên, khi bệnh nhân đến khám do xuất hiện các cơn đau tại xương cụt, bác sĩ sẽ thăm hỏi lâm sàng về bất kỳ chấn thương nào gần đây, bao gồm cả té ngã hoặc sinh con. Tiếp theo đó sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ bằng mắt và tay ở khu vực xung quanh để xác định xem người bệnh có dấu hiệu bị gãy xương, biến dạng, có khối u hoặc áp xe do nhiễm trùng hay không.

Khám cận lâm sàng

Sau bước thăm khám lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định làm những xét nghiệm dùng để chẩn đoán đau xương cụt để chẩn đoán chính xác các vấn đề có thể có:

Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị gãy xương hay không, cần tiến hành các kỹ thuật như: chụp X-quang cột sống, chụp cắt lớp vi tính vùng bụng chậu.

Để kiểm tra tình trạng viêm và u màng đệm xem có tiến triển thành một loại ung thư cột sống hiếm gặp không thì bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ và xạ hình xương.

Bị đau xương cụt điều trị cách nào an toàn hiệu quả?

Có thể nói đánh giá hầu hết tình trạng đau xương cụt có thể phục hồi một cách hoàn toàn tự nhiên mà không cần phải trải qua bất kỳ hình thức điều trị nào. Trong một vài trường hợp nếu bệnh không tự thuyên giảm thì tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau đối với từng bệnh nhân. Những phương pháp điều trị bệnh phổ biến ngày nay chính là điều trị bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu và can thiệp phẫu thuật là biện pháp cuối cùng.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Việc điều trị đau xương cụt bằng thuốc phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây đau. Sau đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau xương cụt:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau thông dụng nhất và thường được sử dụng để giảm đau xương cụt nhẹ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs như ibuprofen và naproxen có tác dụng giảm đau và làm giảm viêm xung quanh vùng bị đau. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng NSAIDs có thể gây tác dụng phụ như loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
  • Thuốc giảm đau nhóm opioid: Trong trường hợp đau xương cụt nghiêm trọng hoặc không phản ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc opioid như codeine hoặc oxycodone. Tuy nhiên, việc sử dụng opioid cần được hướng dẫn bởi bác sĩ vì chúng có tác dụng phụ và có thể gây nghiện.

*Lưu ý: Việc sử dụng thuốc giảm đau cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu đau xương cụt kéo dài hoặc không phản ứng với thuốc giảm đau thông thường, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được thay thế phương pháp điều trị phù hợp!

Vật lý trị liệu

Đây là một phương pháp điều trị phổ biến giúp khắc phục chứng đau nhức xương cụt hiệu quả mà không cần phải dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật. Bằng cách thông qua các kỹ thuật nắn chỉnh bằng tay, các bác sĩ sẽ điều chỉnh những đốt sống ở xương cụt về đúng vị trí ban đầu, giảm bớt sự chèn ép và giúp khắc phục cơn đau một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, với trình độ công nghệ vô cùng phát triển ngày nay thì có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu hiện đại như chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV hoặc dùng sóng siêu âm… giúp giảm các cơn đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người bệnh.

Vật lý trị liệu hỗ trợ chữa đau xương cụt hiệu quả

Vật lý trị liệu hỗ trợ chữa đau xương cụt hiệu quả

Phẫu thuật điều trị can thiệp

Phẫu thuật chính là biện pháp được thực hiện nhằm cắt bỏ một phần xương cụt. Kỹ thuật này chỉ được thực hiện khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên. Đây là phương pháp tốn khá nhiều chi phí, hơn nữa bệnh nhân cần rất nhiều thời gian để sức khỏe bình phục trở lại. Bệnh nhân cần cân nhắc kỹ càng và tham khảo tư vấn của bác sĩ có chuyên môn trước khi tiến hành phẫu thuật, vì trong quá trình này dù ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra các biến chứng như người bệnh mất quá nhiều máu, nhiễm trùng vết mổ,… ảnh hưởng xấu đến quá trình lành bệnh sau này.

Một số bài tập chữa đau xương cụt tại nhà

Để tổn thương nhanh chóng hồi phục, bên cạnh các phương pháp điều trị ở trên, người bệnh nên kết hợp thực hiện một số bài tập dưới đây:

Bài tập ôm gối

Đây là động tác giúp kéo căng cơ vùng xương chậu và cơ thắt lưng. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên thảm tập, thả lỏng tay chân.
  • Bước 2: Mở rộng hai chân sang hai bên.
  • Bước 3: Tiến hành dùng tay nâng đồng thời hai bên đầu gối, kéo căng về phía cổ, đầu hơi nâng nhẹ và hướng về phía bụng.
  • Bước 4: Giữ yên tư thế trong vòng 30 giây, lặp lại động tác 3-5 lần.

Bài tập quỳ giãn cơ

Khi ngồi quá lâu, các cơ gấp hông gần xương chậu dễ bị đau, mỏi. Khi thực hiện bài tập giãn cơ này, tình trạng trên sẽ được giải quyết. Bệnh nhân tiến hành thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Người bệnh quỳ thẳng trên thảm tập Yoga. Sau đó, bắt đầu co chân trái lên sao cho cẳng chân vuông góc với sàn và bàn chân chạm đất.
  • Bước 2: Duỗi cẳng chân và đầu gối  của chân phải ra phía sau, áp sát mặt đất, giữ cho các ngón chân hướng về sau.
  • Bước 3: Giữ thẳng ngực, tay đặt lên hông, cố gắng giữ thăng bằng và hít thở đều.
  • Bước 4: Ngực hơi ưỡn lên, cong lưng và đẩy người về trước. Giữ tư thế này trong 30 giây. Sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại.

Nếu kiên trì luyện tập thường xuyên, các triệu chứng đau xương cụt sẽ được cải thiện dần sau một tuần tập luyện.

Đau xương cụt là triệu chứng ít gặp nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Liên hệ hotline: 1900 3366 để nhận tư vấn cụ thể, chi tiết từ chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Chỉ số Acid uric cao bao nhiêu thì bị gout?

    Acid uric trong máu tăng cao quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Do đó, đây được coi là chỉ…

    05 Th5, 2023
    10.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Dấu hiệu loãng xương: Những nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị hiệu quả

    Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây giảm mật độ xương và dễ gãy xương. Bạn có biết những dấu…

    26 Th2, 2024
    167

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

    Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ…

    28 Th2, 2024
    125

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bị đau cánh tay trái, cảnh báo bệnh gì? Mách bạn cách điều trị hiệu quả

    Đau cánh tay trái có thể nguy hiểm nếu là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và đi kèm một số triệu chứng…

    22 Th1, 2024
    198

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám