Bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Cập nhật 10/05/2023

2.5K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến với tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn và lo lắng khi vận động. Vì vậy, nhiều người bệnh sẽ thắc mắc rằng thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính có tiến triển từ từ, tăng dần theo thời gian. Đây là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm, khiến các đầu xương đốt sống ma sát với nhau khi cơ thể vận động, gây viêm và hình thành các gai xương. Khi các gai xương phát triển quá mức có thể ảnh hưởng đến vận động của cột sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh.

Người bệnh thoái hóa cột sống thường có biểu hiện đau âm ỉ vùng cột sống bị thoái hóa với tính chất đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Người bệnh có thể kèm theo triệu chứng cứng cột sống và kém linh hoạt sau một khoảng thời gian không vận động, đặc biệt là khi ngủ dậy vào sáng sớm. Đôi khi có thể có tiếng lục khục khi thực hiện các động tác cúi, ngửa, xoay người,…

Thoái hóa cột sống khiến người bệnh đau, hạn chế vận động

Thoái hóa cột sống khiến người bệnh đau, hạn chế vận động

Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp như: độ tuổi, giới tính, béo phì, tính chất nghề nghiệp phải lao động nặng, tiền sử chấn thương hay phẫu thuật cột sống,… Thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng thường gặp nhất là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng.

Bệnh thoái hóa cột sống gây cảm giác đau đớn, hạn chế vận động và thậm chí là biến dạng cột cống. Do đó, người bệnh thường có xu hướng nghỉ ngơi và tránh các hoạt động thể lực. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Chuyên gia MEDIPLUS khuyến cáo, việc vận động nhẹ nhàng với cường độ hợp lý là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống hiệu quả, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Trong đó, đi bộ là một bài tập dễ thực hiện và có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống.

>>> Bạn cần biết: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – Triệu chứng nhận biết sớm

Người bị thoái hóa đốt sống lưng có thể đi bộ và vận động nhẹ nhàng

Người bị thoái hóa đốt sống lưng có thể đi bộ và vận động nhẹ nhàng

Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa cột sống

Đối với người bệnh thoái hóa cột sống, xây dựng thói quen vận động – nghỉ ngơi hợp lý vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, đi bộ là hoạt động thể chất được nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện bởi mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh thoái hóa cột sống, bao gồm:

Tăng cường cơ bắp

Khi đi bộ đúng cách, các cơ cạnh cột sống, hông, chân sẽ ngày càng chắc khỏe, hỗ trợ giữ cho cột sống ổn định và giúp người bệnh duy trì tư thế cột sống đúng. Bên cạnh đó, các cơ hoạt động thường xuyên sẽ tránh tình trạng co cứng, góp phần cải thiện triệu chứng đau cho người bệnh.

Tăng sự linh hoạt, dẻo dai

Đi bộ không chỉ giúp các cơ chắc khỏe và còn khiến cho các dây chằng vùng cột sống, hông, chân khỏe mạnh hơn, hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời nâng cao độ dẻo dai ở cột sống, giúp người bệnh vận động dễ dàng, linh hoạt hơn.

Tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm là một trong những tổn thương cơ bản của thoái hóa cột sống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do đĩa đệm không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Việc đi bộ sẽ tăng tưới máu đến các cơ quan, trong đó có đĩa đệm, từ đó giúp tăng cường nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình phục hồi thương tổn nhanh hơn.

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân hay béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hóa cột sống do gây áp lực lớn lên cột sống và đĩa đệm. Do đó, duy trì cân nặng ở mức hợp lý là một trong những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn biến chứng bệnh hiệu quả. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn hợp lý thì đi bộ hàng ngày cũng là cách giúp người bệnh kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Thư giãn

Vận động giúp cơ thể tăng cường giải phóng hormon Endorphin. Hormone này có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, điều hòa thần kinh, giảm căng thẳng, stress cho người bệnh.

Đi bộ giúp người bệnh tăng sự linh hoạt, dẻo dai

Đi bộ giúp người bệnh tăng sự linh hoạt, dẻo dai

Người bị thoái hóa cột sống lưng cần lưu ý điều gì khi đi bộ?

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh thoái hóa khớp, nhưng điều đó chỉ thực sự hiệu quả khi người bệnh áp dụng đúng cách. Do đó, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:

Những điều cần chuẩn bị trước khi đi bộ, chạy bộ

  • Trang phục: Người bệnh nên lựa chọn cho mình một đôi giày vừa chân, có lớp đệm phù hợp để giảm xóc và tránh đau chân, tốt nhất là giày được thiết kế chuyên dùng để đi bộ. Quần áo có độ co giãn tốt, rộng rãi, thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Địa điểm: Người bệnh nên lựa chọn những nơi có nhiều cây xanh như công viên để vừa có thể đi bộ, vừa hít thở không khí trong lành và thư giãn.
  • Ăn uống nhẹ trước khi chuẩn bị đi bộ: Ăn nhẹ 1-2 giờ trước khi tập luyện, điều này giúp người bệnh có đủ năng lượng và nước trong quá trình đi bộ. Có thể lựa chọn các đồ ăn nhẹ như: chuối, bánh mì, sữa chua, …
  • Thời điểm đi bộ: khoảng 16-19 giờ là thời điểm tốt nhất để đi bộ, lúc này cơ thể có mức hoạt động cao nhất, nhiệt độ cơ thể ổn định, cơ bắp linh hoạt hơn, giúp tránh được các chấn thương.

Thời gian đi bộ, chạy bộ

  • Người bệnh nên bắt đầu với những cuộc đi bộ ngắn từ 5-10 phút để giúp cơ thể dần quen với cường độ tập luyện, sau đó có thể tăng dần thời gian đi bộ.
  • Khi cơ thể đã quen với việc đi bộ, người bệnh cần duy trì khoảng 30 phút một lần và 4-5 buổi/ tuần.

Các kỹ thuật đi bộ, chạy bộ cho người bị thoái hóa cột sống

Mặc dù, đi bộ là hoạt động an toàn và dễ dàng thực hiện, nhưng với người bệnh thoái hóa cột sống thì những kỹ thuật đi bộ đúng rất quan trọng để mang lại hiệu quả tốt. Qua đó cần lưu ý một số yêu cầu sau:

  • Khởi động trước khi đi bộ: Để cơ thể thích nghi và sẵn sàng hoạt động người bệnh cần làm nóng cơ thể với những động tác khởi động tay chân, căng giãn cơ đơn giản trong 5-10 phút trước khi bắt đầu đi bộ. Điều này giúp người bệnh  tránh các chấn thương không mong muốn như đau nhức, giãn cơ,…
  • Kỹ thuật đi bộ nhanh: Khi mới bắt đầu, người bệnh nên đi chậm, sau đó di chuyển nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng, dứt khoát.
  • Duy trì hơi thở: Người bệnh cần kết hợp hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để điều hòa nhịp thở tránh để bị mất sức.
  • Tư thế đúng: Đây là một trong những lưu ý quan trọng nhất với người bệnh thoái hóa cột sống vì nếu tư thế sai, có thể các tổn thương cột sống sẽ trở nên trầm trọng hơn. Giữ đầu thẳng và hướng về phía trước, lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay, đánh tay nhịp nhàng, tự nhiên trong lúc đi.

Đặc biệt, khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo tình trạng thoái hóa đốt sống lưng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giải đáp cho bạn thắc mắc Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không. Tuy nhiên, việc đi bộ chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, giúp cho các tổn thương nhanh lành hơn. Chính vì thế, khi có dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống lưng người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Đau Mỏi Vai Gáy Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

    Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là triệu chứng thường gặp, liên quan tới xương khớp. Bệnh lý này có thể do nhiều…

    22 Th1, 2024
    487

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Ngón Chân Cái Bị Đau Buốt – Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?

    Ngón chân cái bị đau buốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ…

    24 Th1, 2024
    436

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo loãng xương ở đâu tốt nhất? Top 5 địa chỉ đo loãng xương uy tín

    Đo loãng xương ở đâu là câu hỏi của nhiều người bị loãng xương hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Bài viết này sẽ giới…

    23 Th2, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh loãng xương có chữa được không? Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương!

    Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…

    20 Th2, 2024
    418

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám