Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Cập nhật 24/05/2023

1.2K

ThS. BSNT Nguyễn Anh Dũng

Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Anh Dũng

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Theo thống kê của Hội cơ xương Việt Nam, có khoảng 30% người trên 35 tuổi xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý về xương khớp. Trong đó, tràn dịch khớp gối là một trong những bệnh khá phổ biến do thói quen vận động sai cách và chấn thương liên quan đến xương khớp của người bệnh. Vậy, tràn dịch khớp gối là gì, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị ra sao, hãy cùng các chuyên gia MEDIPLUS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tràn dịch khớp gối là gì?

Thông thường, dịch trong khớp gối có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và giúp nuôi dưỡng lớp sụn khớp. Khi lượng dịch trong khớp gối gia tăng bất thường được gọi là tràn dịch khớp gối gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng, khó chữa nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Bệnh viêm khớp gối với các triệu chứng điển hình

Tràn dịch khớp gối gây sưng phù khó vận động cho người bệnh

Tràn dịch khớp gối gây sưng phù khó vận động cho người bệnh

Nguyên nhân bị tràn dịch khớp gối

Tham khảo ý kiến chuyên môn từ ThS BSNT Nguyễn Anh Dũng – BSNT Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ Thần kinh – Cột sống – Cơ xương khớp MEDIPLUS. Bác sĩ cho biết, có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối, điển hình có thể kể đến như:

  • Chấn thương liên quan đến khớp gối: Khi gặp chấn thương trong quá trình chơi thể thao, vận động quá sức hoặc tai nạn trong lao động, sinh hoạt, sụn khớp sẽ bị tổn thương, các dây chằng chéo trước và sau có nguy cơ bị giãn hoặc đứt, rách sụn chêm, gãy xương,… gây tràn dịch khớp gối.
  • Các bệnh lý về khớp: Những người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính về cơ xương khớp như thoái hóa khớp, khớp bị nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, gout hoặc rối loạn đông máu có thể dẫn đến hiện tượng tràn dịch khớp gối.
  • Nhiễm khuẩn: Bệnh tràn dịch khớp gối cũng có thể phát sinh do vi khuẩn như lao, Mycoplasma cũng như do virus hoặc các loại nấm.
Tràn dịch khớp gối có nhiều nguyên nhân gây ra, do chấn thương, bệnh lý...

Tràn dịch khớp gối có nhiều nguyên nhân gây ra, do chấn thương, bệnh lý…

Tràn dịch khớp gối biểu hiện như thế nào để nhận biết?

Thường thì người bệnh bị tràn dịch khớp gối sẽ nhận thấy ở phần khớp gối của mình xuất hiện mẩn đỏ kèm sưng và phù nề. Khi so sánh 2 khớp gối trái, phải, người bệnh sẽ nhận ra một bên khớp gối sẽ sưng to, lớn hơn bất thường do bao khớp dày lên.

Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng khác như:

  • Có cảm giác nặng nề và đau nhức trong khớp bị tổn thương.
  • Sưng và đỏ da xung quanh xương bánh chè.
  • Bầm tím ở mặt trước, hai bên hoặc phía sau đầu gối.
  • Đau khi đi lại, việc gấp duỗi gối và vận động khó khăn.
  • Cơn đau có thể hết ngay sau đó, một số trường hợp có thể kéo dài lâu hơn.
  • Khớp gối ngày càng không vững do cơ xung quanh bị tổn thương và yếu dần.

Nếu để bệnh tiếp diễn trong thời gian dài mà không thăm khám và chữa trị, các cơ xung quanh gối sẽ trở nên yếu dần làm khớp không còn khả năng giúp cơ thể đứng vững, các cơn đau dai dẳng cũng phát sinh và kéo dài.

Trong giai đoạn đầu, tràn dịch khớp gối thường chỉ làm hạn chế khả năng vận động của khớp, bệnh nhân sẽ khó đi lại hoặc cảm thấy hơi đau nhức phần khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên, nếu để kéo dài, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng như xơ khớp, dính khớp, thậm chí nhiễm trùng khớp. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng tràn dịch có thể gây phá hủy khớp gối, dẫn đến bại liệt và tàn phế nếu không được cứu chữa kịp thời.

Tràn dịch khớp gối để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động

Tràn dịch khớp gối để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động

Chẩn đoán tràn dịch khớp gối bằng cách nào?

Thông thường, tràn dịch khớp gối có thể được phát hiện từ những thay đổi bất thường ở khớp gối của người bệnh song để xác định một cách chính xác mức độ của bệnh, các bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm, cụ thể là:

  • Xét nghiệm công thức máu: Dựa vào các chỉ số xét nghiệm,các bác sĩ sẽ xác định được tình trạng tràn dịch khớp gối, viêm nhiễm hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang vùng khớp gối đóng vai trò hỗ trợ phát hiện các vấn đề như trật khớp, gãy xương, thoái hóa xương khớp hoặc u xương ở người bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Được chỉ định cho người bệnh khi bác sĩ cần nhận định và phát hiện những bất thường liên quan đến xương và các phần khớp như gân, dây chằng, sụn khớp,…
  • Chọc hút dịch khớp: Việc chọc hút dịch khớp sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác tình hình của dịch khớp, từ đó chẩn đoán được những căn nguyên gây bệnh tràn dịch khớp gối.

Chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, tiểu sử của người bệnh như thế nào bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cũng như thời gian điều trị trong bao lâu cho người bệnh, cụ thể:

Điều trị tràn dịch khớp bằng thuốc

Bệnh nhân điều trị viêm khớp gối tràn dịch có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh uống hoặc tiêm thuốc kháng viêm corticosteroid trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc cần tuân theo hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc có tác dụng phụ như corticoid.

Phương pháp điều trị xâm lấn

Khi bệnh nhân bị hạn chế vận động hoặc phải chịu đựng những cơn đau do tràn dịch khớp, việc chọc hút lượng dịch thừa trong các khớp bị tổn thương sẽ góp phần giảm nhẹ các triệu chứng cho người bệnh. Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chọc hút kết hợp với tiêm corticoid trong quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, để chẩn đoán và lên phác đồ điều trị các tổn thương ở sụn, dây chằng hoặc các triệu chứng thoái hóa khớp, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nội soi khớp. Trong trường hợp những tổn thương trong khớp gối quá nghiêm trọng, cần can thiệp phẫu thuật để điều trị.

Tự điều trị khi bị tràn dịch khớp gối

Bác sĩ đưa ra lời khuyên những vấn đề người bị viêm đau vùng khớp gối cần biết khi tự điều trị các triệu chứng tại nhà:

  • Khi được chẩn đoán tràn dịch khớp gối, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh nhằm giảm đi khối lượng mà khớp gối phải chịu đựng.
  • Ngoài ra có thể chườm đá và kê cao chân bị đau khớp gối cũng góp phần tăng cường tuần hoàn chi dưới và giảm sưng, phù nề.
  • Quan trọng hơn, những người có nguy cơ cao hay có dấu hiệu về các bệnh xương khớp mạn tính như thoái hóa, gout hay viêm khớp dạng thấp cần chú ý thăm khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi và phát hiện bệnh (nếu có) kịp thời.

*Lưu ý: Tất cả các phương pháp điều trị triệu chứng khớp gối bị tràn dịch trên chỉ có thể làm giảm biểu hiện bệnh nhưng không điều trị dứt điểm. Bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về khớp gối.

Điều trị tràn dịch khớp gối

Qua thăm khám và kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị thích hợp

Chế độ dinh dưỡng hạn chế tình trạng tràn dịch khớp gối

Chế độ ăn uống của bệnh nhân tràn dịch khớp gối sẽ góp phần làm tăng hiệu quả điều trị. Một số loại thực phẩm người bệnh có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày bao gồm:

  • Thực phẩm giàu Omega-3: Dạng thực phẩm được biết đến với khả năng ức chế các tác nhân gây viêm, cải thiện chức năng não và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân tràn dịch khớp gối nên ưu tiên bổ sung Omega-3 từ các loại cá như cá bơn, cá ngừ, cá hồi, cá mòn,… cũng như các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt thông,… Dầu oliu cũng là thực phẩm giàu Omega-3 rất tốt cho xương khớp.
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D có tác dụng làm  tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể đồng thời giảm viêm và chống sưng ở những phần khớp bị tổn thương. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như tôm, hàu, dầu gan cá, sữa bò, ngũ cốc,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A, C, K: Những thực phẩm này giúp cải thiện sức khỏe của xương khớp, hạn chế nguy cơ loãng xương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung các nhóm chất này qua các thực phẩm: cà rốt, đu đủ, cải bó xôi, khoai lang, cà chua, cam, dưa chuột,…
  • Thực phẩm có chứa Sulforaphane và Glucosinolate: Những hoạt chất này có tác dụng cải thiện tổn thương ở sụn khớp, làm chậm lại quá trình thoái hóa xương và giảm viêm, sưng khớp hiệu quả. Các loại thực phẩm như bắp cải, cải xanh, cải ngựa chứa khá nhiều những hoạt chất này.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và khoáng chất: Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu nành, đậu gà,… chứa nhiều chất xơ, protein và khoáng chất giúp chống oxy hóa và chống viêm rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là cho các bệnh nhân tràn dịch khớp gối.

Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn do tràn dịch khớp gối gây ra, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh lý tràn dịch khớp gối đang xuất hiện ngày một phổ biến ở nhiều đối tượng người bệnh khác nhau, gây ra những bất tiện trong vận động và sức khỏe xương khớp. Chính vì thế, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị chuyên khoa của bác sĩ!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

    Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ…

    28 Th2, 2024
    118

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo loãng xương bao nhiêu tiền? Cập nhật chi phí mới nhất 2024

    Đo loãng xương bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều bệnh nhân mắc loãng xương quan tâm. Đo loãng xương là một xét nghiệm…

    19 Th2, 2024
    410

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Nguyên nhân của tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng

    Một vấn đề phổ biến mà chúng ta hay gặp phải đó là tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng. Đôi khi, đau…

    25 Th1, 2024
    155

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Củ ráy chữa bệnh xương khớp – Cách dùng hiệu quả

    Củ ráy là loại củ rất quen thuộc với người dân miền quê Việt Nam. Mặc dù loại củ này ăn vào không gây hại…

    08 Th3, 2024
    81.7K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám