Nên ăn gì khi tiêm phòng vacxin Covid-19?

Cập nhật 24/06/2023

704

ThS. Phạm Văn Được

Tham vấn y khoa:ThS. Phạm Văn Được

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Covid-19

Nên ăn gì khi tiêm phòng Covid-19 là vấn đề mà nhiều người đi tiêm vắc xin quan tâm. Bởi việc bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi khi đối mặt với các phản ứng sau tiêm như sốt, đau nhức, mệt mỏi… Các chuyên gia Tổ hợp Y tế MEDIPLUS đã tổng hợp chi tiết các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

1. Nguyên tắc bổ sung ăn uống, nghỉ ngơi khi tiêm phòng Covid-19

Trước khi tìm hiểu nên ăn gì khi tiêm phòng Covid-19 thì trước và sau khi tiêm phòng Covid-19, đa phần chúng ta đều có thể ăn uống và nghỉ ngơi bình thường. Bạn cần nắm những nguyên tắc sau:

  • Uống đủ nước trước và sau khi tiêm vacxin: Uống nước trước khi tiêm nhằm giảm căng thẳng, giúp cơ thể thoải mái. Sau khi tiêm, cơ thể có thể bị sốt gây mất nước nên việc bổ sung đủ lượng nước lúc này là rất cần thiết.
  • Không để bụng đói trước khi tiêm: Để bụng đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, nhất là đối với trường hợp sợ kim tiêm.
  • Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm: Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm giúp hệ thống miễn dịch được hoạt động tốt, gia giảm các tác dụng phụ sau tiêm.
  • Ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa: Vắc xin Covid – 19 có thể gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn,… sau tiêm. Do đó người tiêm nên ưu tiên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn.
  • Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng: Bởi vì tác dụng phụ của vắc xin có thể khiến người tiêm có thể bị mệt mỏi, đau cơ sau khi tiêm.
Không nên nhịn đói trước khi đi tiêm vắc xin Covid - 19

Không nên nhịn đói trước khi đi tiêm vắc xin Covid – 19

Những người khi tiêm vắc xin Covid – 19 nên ăn gì để giúp hệ miễn dịch được hoạt động tốt? Phần tiếp theo sẽ liệt kê chi tiết các loại thực phẩm mà cơ thể nên bổ sung.

2. Nên ăn gì khi tiêm phòng Covid-19

Người tiêm vắc xin có thể đối mặt với các tác dụng phụ sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn, nhức đầu,… Để giảm thiểu tối đa các triệu chứng sau tiêm, người tiêm nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Cụ thể như sau:

2.1 Cá

Cá là loại thực phẩm có đặc tính chống viêm tốt, đặc biệt chúng rất giàu axit béo omega – 3 có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi,… là những lựa chọn hợp lý nên ăn khi tiêm phòng Covid – 19.

2.2  Trứng

Nên ăn trứng rất giàu protein để phòng Covid-19, trong 100g trứng gà cung cấp khoảng 14.8g protein chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể. Trứng là loại thực phẩm quen thuộc và được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như: trứng luộc, trứng hấp, canh trứng,…

Trứng gà chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể

Trứng gà chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể

2.3 Thực phẩm giàu vitamin A

Nên ăn gì khi tiêm phòng Covid-19 thì Vitamin A có nhiều trong rau xanh có màu đậm, hoa quả có màu vàng, đỏ như gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh,… Là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch cho cơ thể.

2.4 Thực phẩm giàu vitamin C, E

Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chống oxy hóa, bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong rau xanh và đặc biệt là hoa quả có múi như bưởi, chanh, cam, ổi, đu đủ, bông cải trắng, rau ngót, rau cải,… Còn vitamin E có nhiều trong các loại rau lá có màu xanh đậm, đậu tương, giá đỗ, vừng lạc,… và các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên khác.

2.5 Thực phẩm giàu D

Nếu cơ thể thiếu vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể sau tiêm. Vitamin D có nhiều trong gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa,…

Thiếu vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể sau tiêm

Thiếu vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể sau tiêm

2.6 Thực phẩm giàu kẽm

Sau khi tiêm vắc xin Covid – 19, do tác dụng phụ mà nhiều người cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí là thay đổi vị giác,… Kẽm giúp duy trì vị giác và khứu giác đồng thời có vai trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành. Những thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến là tôm, cua biển, ghẹ, sò, ngũ cốc nguyên hạt,…

2.7 Nghệ

Trong nghệ có chất curcumin có tác dụng chống căng thẳng, giúp cho việc nghỉ ngơi sau khi tiêm được tốt hơn. Người đi tiêm không cần ăn hoặc uống nghệ trực tiếp mà có thể sử dụng như gia vị thường xuyên trong các món ăn hàng ngày.

2.8 Tỏi

 Nên ăn gì khi tiêm phòng Covid-19. Tỏi là một trong những thực phẩm nên ăn. Nhờ probiotics mà tỏi có khả năng tăng cường miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Điều này hỗ trợ việc ăn uống của người sau tiêm vắc xin được tốt hơn trong trường hợp bị mệt mỏi và buồn nôn.

Tỏi có khả năng tăng cường miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong đường ruột

Tỏi có khả năng tăng cường miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong đường ruột

2.9 Sô cô la

Sô cô la đen có khả năng cải thiện tâm trạng rất tốt, điều này giúp ích nhiều cho việc nghỉ ngơi sau tiêm. Đặc biệt loại thực phẩm này còn có khả năng kích thích vị giác, do đó nên được dùng khi có dấu hiệu buồn nôn sau khi tiêm phòng.

Các loại thực phẩm nên được chế biến thành các món ăn mềm, dễ tiêu hóa để giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn.

3. Nên hạn chế gì khi tiêm vắc xin Covid-19

Bên cạnh việc ăn uống khoa học thì người đi tiêm cần lưu ý không nên thực hiện những điều sau để bảo vệ tốt hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc phục hồi sau tiêm được tốt hơn.

  • Không uống rượu, bia trước và sau khi tiêm vắc xin: Bởi vì chúng gây mất nước, ức chế miễn dịch, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt với phản ứng của vắc xin.
  • Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: Việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có nguy bị viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch sau tiêm.
  • Không uống nhiều thực phẩm chứa cafein (trà, cà phê, nước tăng lực…) trước khi tiêm: Cafein làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim gây ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến cơ thể căng thẳng, lo lắng gây ra tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng sau khi tiêm.
Tỏi có khả năng tăng cường miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong đường ruột

Tỏi có khả năng tăng cường miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong đường ruột

Trên đây là những thông tin nên ăn gì khi tiêm phòng Covid-19 mà người đi tiêm cần nắm để chủ động hơn trong việc chăm sóc và hồi phục sức khỏe. Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366 để được hướng dẫn nhanh nhất.

** Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám