Nên ăn gì trước khi nội soi đại tràng | Điều chỉnh chế độ ăn trước 7 ngày

Cập nhật 15/06/2023

11.5K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Việc chuẩn bị về tâm lý, chế độ ăn uống ngay trước đó sẽ giúp việc nội soi đại tràng đạt hiệu tối đa. Trong bài viết này, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ tư vấn cho bạn nên ăn gì trước khi nội soi đại tràng và điều chỉnh chế độ ăn trước khi nội soi 7 ngày!

>>> Xem thêm:

1. Điều chỉnh chế độ ăn trước khi nội soi đại tràng

Để thực hiện nội soi thì ruột của bạn phải sạch sẽ nhất có thể để giúp cho hình ảnh được rõ ràng và chẩn đoán chính xác nhất. Điều này đòi hỏi phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý trước đó 4 ngày tới 1 tuần trước khi thực hiện nội soi. Trước khi tìm hiểu ăn gì trước khi nội soi đại tràng thì cần phải điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Tùy từng giai đoạn cần điều chỉnh chế độ ăn như sau:

Khoảng 1 tuần trước khi nội soi:

  • Nên ăn các món nhẹ nhàng, ít chất xơ, dễ tiêu hóa. Uống các loại nước màu trong, không có màu như nước lọc, nước trái cây không màu, nước hầm xương…
  • Tránh ăn đồ ăn khó tiêu, đồ chiên rán, các thứ nước có màu và các loại ngũ cốc như ngô nguyên hạt, trái cây có vỏ…
  • Lưu ý: Thuốc chứa sắt phải dừng 7 ngày trước khi nội soi.

Trước khi nội soi 3 – 5 ngày:

  • Nên ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp… thực phẩm ít chất xơ như thịt nạc, cơm, bánh mì, trái cây không hạt… Chỉ sử dụng các loại nước trắng như nước lọc, nước trái cây không màu.
  • Nên tránh ăn đồ ăn chiên rán, nhiều chất xơ như rau xanh lá, trái cây có hạt (dưa hấu, ổi), các loại hạt, nước có màu (sữa, cà phê, nước hoa quả) vì chúng khiến bác sĩ sẽ khó quan sát khi nội soi.
  • Ngừng sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Lưu ý: Với các loại thuốc đang dùng trị bệnh, hỏi ý kiến bác sĩ xem cần dừng lại không.

Trước khi nội soi 1 ngày:

  • Nên ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước và các thức uống không màu khác để tránh mất nước trong quá trình nội soi. Một số chất lỏng trong suốt bạn có thể uống trước khi nội soi gồm: nước lọc, đồ uống có chất điện giải…
  • Tránh ăn thức ăn cứng, rắn khó tiêu như thịt, rau… các loại nước có gas, nước có màu vì sẽ khó quan sát tổn thương ở đại tràng.

Trước khi nội soi đại tràng 6 tiếng:

  • Bệnh nhân phải nhịn ăn hoàn toàn, chỉ được uống nước trắng và tuyệt đối không sử dụng các loại nước có màu.
  • Nếu trong khoảng thời gian này bạn cảm thấy đói có thể uống một chút nước đường.

Trước khi nội soi đại tràng 2 tiếng:

  • Lúc này người bệnh sẽ được chỉ định không ăn, uống bất kể thứ gì, kể cả nước lọc để tránh tình trạng trào ngược, sặc thức ăn. Người bệnh bị sặc nước vào phổi sẽ gây nguy hiểm trong quá trình nội soi.
Trước nội soi đại tràng, bệnh nhân không được ăn hay uống các thực phẩm có màu đỏ để tránh gây nhầm lẫn với các tổn thương khác

Trước nội soi đại tràng, bệnh nhân không được ăn hay uống các thực phẩm có màu đỏ để tránh gây nhầm lẫn với các tổn thương khác

2. Nên ăn gì trước khi nội soi đại tràng?

Trước khi nội soi đại tràng cần tiêu thụ chế độ ăn ít chất xơ. Tham khảo chế độ ăn ngày hôm trước và trong ngày nội soi qua bảng dưới đây:

Sữa, bơ là một trong những thực phẩm nên ăn trước khi nội soi đại tràng

Sữa, bơ là một trong những thực phẩm nên ăn trước khi nội soi đại tràng

Nhóm thức ăn, đồ uống Nên ăn Không nên ăn
Sữa và bơ Sữa và các sản phẩm từ sữa, kem ít béo, socola nóng, sữa bơ, phô mai ít béo (bao gồm cả phô mai tươi), sữa chua. Không trộn sữa chua với: quả hạch, hạt giống, quả có vỏ hoặc hạt.
Bánh mì và ngũ cốc Ăn gì trước khi nội soi đại tràng? Nên ăn bánh mì và ngũ cốc từ bột mì trắng tinh chế (bánh mì cuộn, bánh nướng xốp, mì ống), gạo trắng, bánh quy giòn, ngũ cốc ít chất xơ (gạo phồng, kem lúa mì) Gạo lứt, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì cuộn, mì ống hoặc ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc giàu chất xơ.
Thịt Thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bê, cừu, cá và hải sản, trứng. Các loại thịt có độ dai cao.

Ví dụ: thịt từ các loại trâu, bò già.

Trái cây Nước ép trái cây không có bã (trừ nước ép mận), táo, dưa đỏ chín, trái cây đóng hộp hoặc nấu chín không có hạt hoặc vỏ. Trái cây sống có hạt, vỏ hoặc màng (quả mọng, dứa, táo, cam, dưa hấu), trái cây nấu chín hoặc đóng hộp có hạt hoặc vỏ, mận khô và nước ép mận, các loại trái cây sấy khô khác.
Rau Bất kỳ loại rau nấu chín kỹ không có hạt (cà rốt, nấm, bí đỏ, củ cải, măng tây gọt vỏ), dưa chuột không có hạt hoặc vỏ, nước rau ép. Ngô,cà chua, bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, đậu xanh, hành, ớt, rau sống, bí các loại.
Chất béo và dầu Bơ, bơ thực vật, dầu thực vật và các loại dầu khác, sốt trộn salad không có hạt. Nước trộn salad làm từ hạt hoặc quả hạch.
Các loại hạt, bơ hạt Kem (mịn) đậu phộng hoặc bơ hạnh nhân. Các loại hạt bao gồm đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, thì là, vừng, bí ngô, hướng dương.
Súp Nước dùng, nước hầm, nước sốt, sữa hoặc súp làm từ kem, căng. Súp chưa được nấu chín, súp đậu lăng, súp đậu, súp bắp.
Đồ uống Cà phê, trà, socola nóng hoặc cacao; thức uống trái cây không màu, không có bã. Nước ép trái cây hoặc rau quả có bã, đồ uống có thuốc nhuộm màu đỏ hoặc tím.

Banner ưu đãi nội soi tiêu hóa tháng 6

3. Những lưu ý khác trước khi nội soi đại tràng

Ngoài việc quan tâm ăn gì trước khi đi nội soi đại tràng. Một số lưu ý để bệnh nhân chuẩn bị nội soi đại tràng cần nắm được để cuộc nội soi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất:

Lưu ý làm sạch đại tràng trước khi nội soi:

  • Tuỳ theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân sẽ uống thuốc xổ làm sạch đại tràng từ đêm hôm trước theo hướng dẫn hoặc uống tại cơ sở y tế vào buổi sáng ngày thực hiện nội soi..
  • Ngoài ra khi làm sạch đường tiêu hoá có thể còn thêm các triệu chứng khác như: đầy hơi, khó chịu ở bụng, nôn, buồn nôn,… Tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không nên lo lắng.
  • Nếu được chỉ định uống thuốc nhuận tràng trước hôm nội soi người bệnh nên ở nhà vì cần đi vệ sinh nhiều lần.

Lưu ý chế độ ăn trước khi nội soi:

  • Quá trình chuẩn bị nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu trước đó.
  • Kể từ khi uống thuốc xổ cho đến khi tiến hành nội soi, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn nhưng có thể uống nước đường nếu cảm thấy đói bụng.

Lưu ý sau khi nội soi đại tràng:

  • Sau khi thực hiện nội soi bạn nên ở lại bệnh viện 1-2 giờ để theo dõi sức khỏe xem có xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau, chóng mặt,… hay không. Bệnh nhân có thể về nhà sau khi đã tỉnh táo.
  • Sau nội soi đại tràng khoảng 1-2 tiếng, bệnh nhân cần uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất trong quá trình nội soi, ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để phục hồi sức khỏe sau nội soi.
Bệnh nhân có thể được yêu cầu uống thuốc xổ để làm sạch đại tràng trước khi nội soi

Bệnh nhân có thể được yêu cầu uống thuốc xổ để làm sạch đại tràng trước khi nội soi

4. Giải đáp một số thắc mắc khác

Sau đây Tổ hợp y tế MEDIPLUS xin được giải đáp một số câu hỏi thường gặp về vấn đề chế độ ăn trước khi nội soi đại tràng:

Câu hỏi 1: Nội soi đại tràng có cần nhịn ăn không?

MEDIPLUS trả lời: Trước khi nội soi đại tràng bệnh nhân có cần nhịn ăn. Bệnh nhân cần nhịn ăn sau khi uống thuốc làm sạch đại tràng trước khi nội soi từ 3 – 6 tiếng (tùy loại thuốc) vì điều kiện để nội soi là đại tràng của bạn phải rỗng. Bên cạnh đó bạn cũng nên cần thay đổi chế độ ăn dễ tiêu, tránh các loại quả nhiều hạt trước 2 – 3 ngày thực hiện thủ thuật.

Câu hỏi 2: Nội soi đại tràng có được uống sữa không?

MEDIPLUS trả lời: Để đảm bảo cho cuộc nội soi đại tràng cho kết quả chính xác, trước cuộc nội soi bệnh nhân tuyệt đối không uống sữa để tránh nhầm lẫn khi bác sĩ quan sát. Có thể dùng sữa sau cuộc nội soi nếu có thể dung nạp được lactose; cũng có thể cần thay đổi chế độ ăn hay dùng các chế phẩm sữa ít lactose trong trường hợp không dung nạp được.

Câu hỏi 3: Nội soi đại tràng có được ăn sáng không?

MEDIPLUS trả lời: Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Người bệnh nên ăn uống cách càng xa thời điểm nội soi càng tốt. Thời gian tối thiểu người bệnh nên ăn là trước khi nội soi từ 6 đến 8 giờ. Bởi, nếu trong dạ dày còn thức ăn thì việc quan sát các tổn thương sẽ khó khăn và thiếu chính xác. Hơn nữa, nếu bạn bị nôn ọe trong quá trình nội soi thì thức ăn còn trong dạ dày có thể gây khó khăn, hạn chế khả năng quan sát của bác sĩ.

Câu hỏi 4: Nội soi đại tràng có đau không?

MEDIPLUS trả lời: Ngưỡng đau của mỗi cá nhân là khác nhau, tuy nhiên bệnh nhân được tiền mê hoặc dùng thuốc an thần, giảm đau trước khi thực hiện thủ thuật nên thường bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau, đôi khi có cảm giác hơi căng tức bụng.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề “Ăn gì trước khi nội soi đại tràng” và điều chỉnh chế độ ăn trước 3-5 ngày. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và chuẩn bị tốt cho quá trình nội soi sắp tới.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám