Nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không?

Cập nhật 09/08/2023

1.3K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không?” – câu trả lời là CÓ. Đây là phương pháp được khuyến nghị đưa vào sử dụng để tầm soát ung thư. Bài viết dưới đây, chuyên gia của Phòng khám đa khoa MEDIPLUS sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không?

Phương pháp nội soi dạ dày có thể phát hiện được ung thư. Đặc biệt trong nội soi dạ dày công nghệ cao sử dụng các hệ thống máy nội soi hiện đại công nghệ cao như máy nội soi BL7000 với công nghệ nhuộm màu ánh sáng BLI-LCI, có thể chẩn đoán ung thư sớm với kết quả chính xác lên tới 99,3%.

Hình ảnh rõ nét về tổn thương trên niêm mạc dạ dày được thực hiện bởi máy nội soi BL7000 tại MEDIPLUS

Hình ảnh rõ nét về tổn thương trên niêm mạc dạ dày được thực hiện bởi máy nội soi BL7000 tại MEDIPLUS

Sơ lược quá trình nội soi

Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera, đưa vào thực quản xuống dạ dày người bệnh để quan sát tình trạng niêm mạc. Nếu phát hiện bề mặt niêm mạc bất thường, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ, nhuộm màu rồi xem dưới kính hiển vi nhằm tìm ra dấu hiệu bệnh trong cấu trúc tế bào.

Thông qua kết quả nhận được, bác sĩ sẽ chẩn đoán người bệnh mắc ung thư dạ dày hay bệnh dạ dày khác. Chẳng hạn như nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, viêm teo dạ dày, polyp dạ dày, chuyển sản ruột ở dạ dày,…

Bác sĩ dùng ống mềm có gắn camera đưa qua thực quản vào dạ dày để quan sát niêm mạc người bệnh.

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là các tế bào của dạ dày phát triển mất kiểm soát, tạo thành các khối u ở dạ dày, có thể lan ra xung quanh và các cơ quan xa hơn (di căn xa).

Đây là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, vì giai đoạn đầu thường không có triệu chứng hoặc có biểu hiện tương tự các bệnh dạ dày khác. Nếu không được điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ di căn theo đường máu và hình thành khối u trên khắp cơ thể, nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Người bệnh bị ung thư dạ dày sẽ xuất hiện các khối u nằm trên thành dạ dày

Người bệnh bị ung thư dạ dày sẽ xuất hiện các khối u nằm trên thành dạ dày

Vậy nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nội soi là phương pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất để xác định ung thư dạ dày và điều trị từ giai đoạn rất sớm. Với các trường hợp nghi ngờ hoặc có biểu hiện lâm sàng của ung thư dạ dày, các bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày có sinh thiết để kiểm tra.

Nội soi dạ dày phát hiện ung thư dạ dày như thế nào?

Để phát hiện ung thư dạ dày thông qua nội soi, bác sĩ sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán. Cụ thể theo tiến trình dưới đây.

Phát hiện tổn thương nhờ sử dụng nội soi ánh sáng thường (ánh sáng trắng)

Bác sĩ sẽ thông qua nội soi ánh sáng trắng để phát hiện vùng tổn thương thông qua các dấu hiệu bất thường trên niêm mạc như:

  • Thay đổi bề mặt: Xuất hiện vết lồi lõm, viêm teo trên niêm mạc, có ranh giới rõ ràng, mạch máu phân bố đa dạng, kích thước không đồng đều.
  • Thay đổi màu sắc: Xuất hiện màu đỏ đậm hơn hoặc nhạt hơn so với nền niêm mạc xung quanh.
  • Thay đổi tính chất: Tổn thương thường xung huyết, mủn nát dễ chảy máu niêm mạc.
  • Khả năng chẩn đoán chẩn đoán ung thư xâm lấn sâu dưới niêm mạc trên 1000μm dựa vào các đặc tính trên nội soi ánh sáng trắng khoảng 70-80%.
Bề mặt dạ dày xuất hiện các vết lồi lõm và thay đổi màu sắc có thể là biểu hiện của ung thư dạ dày

Bề mặt dạ dày xuất hiện các vết lồi lõm và thay đổi màu sắc có thể là biểu hiện của ung thư dạ dày

Chẩn đoán

Sau khi xác định được vị trí bị tổn thương nhờ vào ánh sáng trắng, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các bước dưới đây nhằm đưa ra kết quả cuối cùng.

Dựa trên phân loại nội soi nhuộm màu phóng đại

Bác sĩ sẽ dựa trên phân loại nội soi nhuộm màu phóng đại để đánh giá tính chất ác tính, mức độ xâm lấn của khối u trên thành dạ dày biểu hiện qua đặc điểm bề mặt  khe tuyến và mạch máu niêm mạc:

Bác sĩ có thể xác định mức độ xâm lấn và chẩn đoán giai đoạn bệnh dựa trên phân loại KUDO thông qua nội soi phóng đại nhuộm màu Crystal

Bác sĩ có thể xác định mức độ xâm lấn và chẩn đoán giai đoạn bệnh dựa trên phân loại KUDO thông qua nội soi phóng đại nhuộm màu Crystal

Để tăng hiệu quả chẩn đoán, khi bác sĩ phát hiện bất thường sẽ phóng to hình ảnh vị trí đó bằng hệ thống nội soi phóng đại nhuộm màu để xem xét kỹ hơn cấu trúc bề mặt, khe, tuyến, đặc điểm mạch máu theo phân loại JNET, phân loại KUDO từ đó đánh giá khả năng ung thư và xâm lấn của tổn thương có độ chính xác để phân biệt giữa ung thư và không phải ung thư cao đạt tới 98,4%.

Sinh thiết làm mô bệnh học chẩn đoán

Để xác định chắc chắn kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ kết hợp với sinh thiết mô bệnh học. Cụ thể là bác sĩ sẽ lấy một số mảnh mô bệnh nhỏ tại vị trí dạ dày nghi ngờ ung thư ra ngoài và đưa đi xét nghiệm, quan sát thay đổi bất thường của cấu trúc tế bào để đưa ra kết luận.

Bác sĩ sẽ làm sinh thiết lấy một số mảnh mô nhỏ tại dạ dày nghi ngờ ung thư, xét nghiệm và đưa ra kết quả chẩn đoán dạng type ung thư

Bác sĩ sẽ làm sinh thiết lấy một số mảnh mô nhỏ tại dạ dày nghi ngờ ung thư, xét nghiệm và đưa ra kết quả chẩn đoán dạng type ung thư

Trên đây là quy trình phổ biến nhất để xác định ung thư dạ dày thông qua nội soi. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp như người đang mang thai, người mắc bệnh tim, phổi,… không thích hợp nội soi. Vì vậy một số phương pháp chẩn đoán ung thư dạ khác vẫn được ứng dụng rộng rãi, thông tin cụ thể sẽ được đưa ra ở phần tiếp theo.

Xem thêm:

Viêm họng có nội soi dạ dày được không

Kinh nghiệm nội soi dạ dày cho người mới đi lần đầu

Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì?

Một số xét nghiệm, phương pháp khác giúp chẩn đoán chính xác ung thư dạ dày

Ngoài nội soi dạ dày có phát hiện ung thư thì còn có một số xét nghiệm, phương pháp khác nội soi có thể giúp chẩn đoán ung thư dạ dày. Bác sĩ thường sẽ sử dụng kết hợp với nội soi hoặc thay thế hẳn tùy theo các trường hợp bệnh khác nhau. Dưới đây là thông tin cụ thể về các phương pháp đó:

Chụp CT

Chụp CT là thủ thuật sử dụng tia X-quang để chụp hình ảnh các mô mềm, mạch máu và xương trên cơ thể người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày, tình hình di căn và vị trí các khối u.

Phương pháp chụp CT thường sẽ sử dụng kết hợp với nội soi để đưa ra kết quả chuẩn xác hơn, thường được thực hiện sau quá trình nội soi. Để người bệnh dễ hình dung thì quy trình chụp CT cụ thể sẽ diễn ra như sau:

  • Người bệnh cần tháo bỏ mọi vật dụng kim loại trên cơ thể, nằm lên bàn chụp và thay đổi tư thế theo yêu cầu của người chụp.
  • Kết quả chụp CT sẽ có từ 30-60 phút sau khi chụp hoặc lâu hơn, bác sĩ sẽ thông báo kết quả và đưa ra tư vấn cho người bệnh.
Chụp CT cung cấp hình ảnh cắt lát của mô mềm và mạch máu trong dạ dày, giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh và vị trí khối u

Chụp CT cung cấp hình ảnh cắt lát của mô mềm và mạch máu trong dạ dày, giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh và vị trí khối u

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ là thủ thuật chụp hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Hình ảnh tạo ra từ thủ thuật này có độ sắc nét cao và có khả năng tái tạo lại hình ảnh 3D của niêm mạc dạ dày, nhờ đó giúp bác sĩ dễ chẩn đoán hơn. Bên cạnh đó sóng từ trường và sóng radio không tạo ra bức xạ nên rất an toàn.

Phương pháp này chủ yếu cho đối tượng nhạy cảm với tia bức xạ, sức khỏe yếu hay phụ nữ mang thai vì sử dụng sóng từ trường và sóng radio rất an toàn. Quy trình chụp sẽ diễn ra như sau:

  • Người bệnh không được mang trang sức hay vật dụng kim loại vào phòng chụp vì từ trường cao sẽ tạo hưởng ứng lên kim loại. Từ đó khiến quá trình chụp sai sót hay gây hại cho người bệnh.
  • Quá trình chụp sẽ mất khoảng 30-60 phút tùy loại, sau đó người bệnh cần chờ tối thiểu 15 phút cho kết quả và chẩn đoán của bác sĩ.
Chụp cộng hưởng từ an toàn do sử dụng sóng từ trường và sóng radio không tạo bức xạ

Chụp cộng hưởng từ an toàn do sử dụng sóng từ trường và sóng radio không tạo bức xạ

Siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng sóng âm tần số cao để phản ánh tình trạng các tạng bên trong cơ thể. Đây là phương pháp an toàn nhưng hiệu quả chẩn đoán ung thư dạ dày không cao, thích hợp để kiểm tra ổ bụng trước khi nội soi. Đây là một phương pháp phổ biến và có quy trình thực hiện đơn giản.

Chẩn đoán ung thư dạ dày bằng siêu âm cho hiệu quả không cao bằng các phương pháp khác

Chẩn đoán ung thư dạ dày bằng siêu âm cho hiệu quả không cao bằng các phương pháp khác

Trên đây là một số xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày khác ngoài nội soi. Ung thư dạ dày là một căn bệnh rất nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần thăm khám kịp thời khi có các biểu hiện bất thường để tránh bệnh tiến vào các giai đoạn nặng hơn.

Khi nào cần thực hiện nội soi để chẩn đoán ung thư dạ dày?

Bệnh ung thư dạ dày sẽ có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh được thăm khám phát hiện ra sớm. Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì người bệnh nên thăm khám bác sĩ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Người bị nôn ra máu, đi tiêu phân đen: Biểu hiện này chứng tỏ dạ dày đã bị tổn thương nặng, các khối u có thể đã xâm lấn qua lớp cơ và xuyên qua thành dạ dày.
  • Người có triệu chứng đầy bụng/chán ăn/buồn nôn kéo dài/sụt cân không rõ nguyên nhân: Dạ dày bị tổn thương khiến hệ tiêu hóa trì trệ, thức ăn ứ đọng.
  • Người bị nuốt nghẹn liên tục có/không kèm sụt cân: Khi bị nuốt nghẹn liên tục, người bệnh có thể cản trở ở thực quản do khối u hoặc ung thư gây ra.
  • Người bị ợ chua, đầy bụng sau khi ăn: Nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên rất có thể người bệnh đã mắc các bệnh về dạ dày, không xử lý kịp thời có thể có nguy cơ dẫn tới ung thư
  • Người đi ngoài phân màu bất thường: Màu phân bất thường như phân đen, phân nhầy máu chứng tỏ hệ tiêu hóa bị tổn thương gây chảy máu, người bệnh cần đi nội soi tiêu hóa để xác định bệnh.
Người bệnh có triệu chứng đầy bụng, chán ăn kéo dài nên đi thăm khám vì đây có thể là biểu hiện bệnh ung thư dạ dày

Người bệnh có triệu chứng đầy bụng, chán ăn kéo dài nên đi thăm khám vì đây có thể là biểu hiện bệnh ung thư dạ dày

Mỗi người đều sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, tuy nhiên một số nhóm người đặc biệt dưới đây sẽ dễ mắc bệnh hơn:

  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá chứa nhiều chất kích thích và chất độc, sử dụng lâu dài sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, kích thích tế bào ung thư phát triển.
  • Người già trên 50 tuổi: Người trên 50 tuổi chịu ảnh hưởng xấu của lão hóa và gốc tự do sẽ có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn người trẻ tuổi.
  • Người có thói quen thích ăn những thực phẩm lên men, đồ chiên nướng: Bởi vì thực phẩm lên men và đồ chiên nướng lần lượt tạo thành hai chất là Nitrosamine và Hydrocacbon thơm đa nang có khả năng gây ung thư.
  • Người có người thân sống cùng mắc bệnh ung thư dạ dày: một trong những nguyên nhân ung thư có thể do các gen di truyền và thành viên trong Gia đình có thể có thói quen sinh hoạt giống nhau và dễ lây lan vi khuẩn Hp qua đường ăn uống, vì vậy nhóm người này cũng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
  • Bản thân có tiền sử mắc bệnh dạ dày trước đó và đã được phẫu thuật điều trị.
Người nghiện rượu bia thời gian dài khiến hệ miễn dịch suy yếu, kích thích khả năng phát triển của tế bào ung thư, dễ dẫn đến ung thư dạ dày

Người nghiện rượu bia thời gian dài khiến hệ miễn dịch suy yếu, kích thích khả năng phát triển của tế bào ung thư, dễ dẫn đến ung thư dạ dày

Trên đây là các lời khuyên về thời điểm và đối tượng cần chú ý nội soi kịp thời nhằm phát hiện sớm ung thư dạ dày. Tiếp theo là một số lưu ý cho người bệnh khi thực hiện nội soi để kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Lưu ý khi thực hiện nội soi dạ dày phát hiện ung thư chính xác nhất

Để nội soi dạ dày cho ra kết quả chính xác nhất, người bệnh cần phối hợp và làm theo lời căn dặn của bác sĩ. Trong đó có các lưu ý phổ biến sau:

  • Nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 2 giờ trước khi nội soi: Mục đích nhằm quan sát niêm mạc dễ dàng hơn và tránh người bệnh bị sặc thức ăn, nước uống trong khi nội soi.
  • Báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc trong điều trị bệnh khác: Một số loại thuốc sẽ cản trở hoặc làm sai lệch kết quả nội soi.
  • Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ trước, trong và sau nội soi: Người bệnh cần thực hiện đúng để đảm bảo nội soi an toàn, kết quả chính xác cao.

Người bệnh cần trao đổi rõ ràng và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến quá trình nội soi và gây hại cho bản thân.

Tóm lại, đáp án là có cho câu hỏi “nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không?” Người bệnh đau dạ dày cần chú ý giữ gìn sức khỏe, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia Tiêu hóa Phòng khám đa khoa MEDIPLUS tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám