Ăn chuối khi mang thai 3 tháng đầu – 5 Lưu ý quan trọng từ bác sĩ

Cập nhật 07/10/2024

40.3K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Có nhiều thông tin cho rằng ăn chuối khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bà bầu và thai nhi. Vậy thực hư thông tin này như thế nào? Hãy lắng nghe những tư vấn của sĩ  qua bài viết sau.

Xem thêm:

1. Có nên ăn chuối khi mang thai 3 tháng đầu?

Trong thời kỳ mang thai thì 3 tháng đầu là thời điểm rất quan trọng mẹ bầu cần đặc biệt chú ý bổ sung dinh dưỡng, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó việc bổ sung các loại hoa quả vào khẩu phần ăn hàng ngày cho mẹ bầu là rất cần thiết đặc biệt là chuối.

Ăn chuối khi mang thai 3 tháng đầu được không?

Ăn chuối khi mang thai 3 tháng đầu được không?

Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng chuối được coi là một trong những loại “trái cây vàng” rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho thai kỳ, đặc biệt là trong 3 đầu tiên. Tuy nhiên khi ăn chuối mẹ bầu cũng cần nắm được cách ăn đúng cách để tránh những tác dụng không mong muốn.

Xem thêm:

2. Vì sao mẹ bầu nên ăn chuối khi mang thai 3 tháng đầu?

Những chất dinh dưỡng trong chuối cũng vô cùng đa dạng và hàm lượng cao, do đó chuối được coi là loại quả tốt nhất cho mẹ bầu. Cụ thể như sau:

2.1. Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao

Chuối được biết đến là loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như: đường, canxi, vitamin K,… Đây là những chất thiết yếu rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai và cho cả thai nhi.

Trong 100g chuối có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào

Trong 100g chuối có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 100g chuối được thể hiện bằng bảng sau:

Chất dinh dưỡng Hàm lượng
Calo 89 kcal
Nước 74.91g
Carbohydrate 22.84g
Đường 12.23g
Protein 1.09g
Chất xơ 2.6g
Chất béo 0.33g
Vitamin
Vitamin B1 0.31mg
Vitamin B2 0.073mg
Vitamin B3 0.665mg
Vitamin B6 0.367mg
Axit folic (Vitamin B9) 20mcg
Vitamin C 8.7mg
Vitamin A 64IU
Vitamin E 0.10mg
Vitamin K 0.5mcg
Khoáng chất
Canxi 5mg
Sắt 0.26mg
Phốt pho 22mg
Magie 27mg
Kẽm 0.15mg

Có thể thấy hàm lượng dinh dưỡng có trong chuối là rất cao, đó chính là lý do vì sao các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn chuối khi mang thai 3 tháng đầu.

2.2. Chống mệt mỏi trong giai đoạn đầu mang bầu

Chuối là loại thức ăn được đánh giá ngon, dễ ăn và có vị ngọt hấp dẫn, mẹ bầu sẽ bớt căng thẳng nếu thưởng thức loại hoa quả tươi ngon này mỗi ngày. Bên cạnh đó trong chuối có chứa vitamin B6 giúp duy trì chức năng thần kinh và sự trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu.

2.3. Tránh dị tật thai nhi

Mẹ bầu ăn chuối sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh tránh dị tật

Mẹ bầu ăn chuối sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh tránh dị tật

Chuối chứa axit folic (vitamin B9) có vai trò quan trọng trong phòng ngừa nguy cơ dị tật ở não và cột sống ở thai nhi. Theo bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai có thể dùng 400-1000 mcg Axit folic mỗi ngày, trong suốt thai kỳ để đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi.

2.4. Phát triển hệ thần kinh của trẻ

Vitamin B12, vitamin B6 hòa tan trong nước, cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương của em bé. Vitamin B6 giúp hình thành tế bào hồng cầu, kháng thể và các chất dẫn truyền thần kinh. Vitamin B12 cần thiết cho sự hình thành ống thần kinh và phát triển não bộ. Vì vậy, ăn chuối thường xuyên trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng có thể có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.

2.5. Phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu

Chuối cung cấp một lượng sắt, axit folic, vitamin B6, là những thành phần quan trọng để hình thành hồng cầu. Do đó ăn chuối có thể phòng tình trạng thiếu máu.

2.6. Ngăn ngừa táo bón

Trong chuối có chứa chất xơ giúp giảm táo bón, do chất xơ hấp thụ nước, từ đó giúp phân mềm ra, chất xơ do không chuyển hóa được ở ruột già, còn giúp kéo theo các chất khó tiêu đi ra ngoài.

Ngoài ra có nghiên cứu cho thấy chất xơ trong chuối giúp điều hòa hệ vi sinh đường ruột, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại và phát triển vi khuẩn có lợi. Do đó cải thiện được tình trạng táo bón ở mẹ bầu.

2.7. Bổ sung canxi

Thai nhi sử dụng canxi để phát triển xương và răng. Với mẹ bầu canxi giúp mẹ bầu thích nghi với thay đổi hormon trong quá trình mang thai, giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật và giảm nguy cơ sinh sớm, trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Vì vậy chuối là loại hoa quả được bác sĩ khuyên sử dụng trong thời kỳ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu bởi nó  chứa hàm lượng canxi dồi dào.

2.8. Cung cấp protein

Khi mang thai 6 tháng đầu bà bầu cần 15g protein/ngày. Do protein là chất đóng vai trò trong việc vận hành các cơ quan trong cơ thể, cấu tạo và tái tạo lại tế bào. Cung cấp đủ protein giúp mẹ bầu có năng lượng để hoạt động, làm việc, tránh tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

2.9. Tăng cường hệ miễn dịch

Chuối chứa nhiều vitamin C, một trong những vitamin quan trọng tạo ra sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Trong quá trình mang thai, thay đổi hormone sẽ giảm đề kháng của mẹ bầu, mà thời gian đầu mang thai mẹ bầu cũng tránh sử dụng thuốc để bớt ảnh hưởng đến bé. Cho nên mẹ bầu cần chuẩn bị tốt sức đề kháng để bảo vệ bản thân trước vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

2.10. Kiểm soát huyết áp

Trong chuối có chứa nhiều kali, tốt cho tim mạch. Kali giữ cho nhịp tim ổn định và được điều hòa, do đó kiểm soát huyết áp. Bổ sung Kali sẽ làm giảm đi lượng Natri, nguyên nhân gây tăng huyết áp. Huyết áp tăng cao sẽ gây ra tiền sản giật, rất nguy hiểm cho người mang thai. Do đó kiểm soát huyết áp là điều quan trọng cho bà bầu.

2.11. Ngăn ngừa chuột rút

Chuột rút là hiện tượng thiếu canxi, kali, magie gây ra mà trong chuối có chứa hàm lượng kali, magie dồi dào. Do đó mẹ bầu 3 tháng ăn chuối sẽ giúp ngăn ngừa chuột rút hiệu quả.

3. Những tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều chuối

Mẹ bầu ăn nhiều chuối có thể gây đau đầu

Mẹ bầu ăn nhiều chuối có thể gây đau đầu

Chuối tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ, người già và đặc biệt cho người mang thai. Tuy nhiên ăn nhiều chuối sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn như:

  • Gây đau đầu: Hàm lượng tyramine trong chuối có thể làm giãn mạch, ngăn cản hấp thụ serotonin gây ra chứng đau đầu. Lượng tyramine tăng dần khi chuối chín.
  • Dư thừa dinh dưỡng: Như đã trình bày ở trên, chuối có chứa nhiều dinh dưỡng, carbohydrate, protein, chất béo,… đặc biệt là magie và kali sẽ gây quá tải cho mẹ bầu. Dư thừa dinh dưỡng sẽ làm mẹ bầu tăng cân, tạo gánh nặng cho chân, tim và ảnh hưởng đến em bé.
  • Tê liệt chân tay: Do cơ thể dư thừa vitamin B6. Vitamin B6 tốt cho hệ thần kinh, nhưng nếu thừa sẽ gây ra độc tố, gây liệt chân tay. Mà chuối chứa vitamin B6, ăn nhiều chuối quá mức sẽ thừa vitamin B6.
  • Có thể gây dị ứng: Chuối là một trong những loại trái cây có chứa mủ, trong mủ cây có chứa chitinase, một chất gây dị ứng. Lượng chất này tuy ít trong chuối, nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây hiện tượng dị ứng.

Chuối tốt cho sức khỏe bà bầu, nhưng không vì thích hoặc nghĩ là chuối tốt mà ăn nhiều, lúc đó chuối có thể trở thành ‘kẻ thù’ của chính cơ thể bạn.

4. Những lưu ý quan trọng mẹ bầu cần biết khi ăn chuối

Bà bầu không nên ăn chuối quá chín hoặc xanh

Bà bầu không nên ăn chuối quá chín hoặc xanh

Đối với phụ nữ đang mang thai đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu tiên mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng như:

  • Chỉ nên ăn 1-2 quả/ngày. Do ăn nhiều chuối không tốt cho sức khỏe, ăn từ 1-2 quả đã bổ sung một lượng đủ các vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu.
  • Không ăn chuối chín rục hoặc để lâu ngày, vì chuối để lâu ngày sẽ lên men sẽ gây ra tình trạng sinh non, thiếu cân ở trẻ. Ngoài ra chuối quá chín sẽ tạo ra nhiều Chitinase, gây dị ứng cho mẹ bầu.
  • Hạn chế ăn chuối xanh bởi chất xơ và pectin trong chuối xanh có thể gây ra chứng đầy hơi, táo bón, chướng bụng, buồn nôn cho bà bầu dù có được nấu chín.
  • Không ăn chuối khi đang đói bởi khi đói magiê trong chuối vào cơ thể sẽ làm mất sự cần bằng của tim mạch không tốt cho sức khoẻ bà bầu.
  • Không nên ăn chuối khi bị tiểu đường thai kỳ. Chuối chứa 12.32 g đường/100g chuối. Lượng đường này tuy không nhiều nhưng với những mẹ bầu tiểu đường thai kỳ lại rất nguy hiểm nhẹ thì làm tăng đường huyết, nặng có thể gây co giật.

5. Cách ăn chuối bảo đảm chế độ dinh dưỡng

Chuối yến mạch mon ăn đơn giản mà giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu

Chuối yến mạch mon ăn đơn giản mà giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp chuối tươi nguyên quả, làm sinh tố chuối, ăn cùng bột yến mạch, bánh chuối, kem chuối,… đều rất tốt.

  • Trái cây tươi nguyên quả là cách ăn thuận tiện và đơn giản nhất với mẹ bầu. Lưu ý mẹ bầu nên chọn trái cây tươi, không quá chín, nát. Chọn chuối tại những cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Sinh tố chuối: Cách làm đơn giản chỉ cần xay chuối chín với ít sữa, đường nâu hoặc mật ong để tăng hương vị. Hoặc có thể kết hợp chuối với các hoa quả khác như dâu tây, xoài, táo để bổ sung thêm vitamin và đỡ ngấy hơn.
  • Ăn cùng bột yến mạch: Yến mạch chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu, nhưng ăn lại gây chán, do không có vị. Khi kết hợp với chuối sẽ có vị ngọt, dễ ăn, yến mạch cân bằng độ ngọt của chuối. Yến mạch ăn liền có thể ăn trực tiếp với chuối cắt nhỏ, trộn thêm sữa chua thành món tráng miệng hấp dẫn.
  • Kem chuối rất thích hợp giải khát vào mùa hè, chuối xay ra, kết hợp với sữa hoặc kem tươi, sau đó đổ hỗn hợp vào ngăn mát sau đó có thể thưởng thức kem chuối thơm ngon.
  • Bánh chuối: Chuối cắt thành từng miếng mỏng hoặc xay nhuyễn, nhúng hoặc trộn với hỗn hợp bột mì hoặc bột yến mạch, thêm trứng, sữa và đường nâu, sau đó ủ với men nở 15 phút. Đến khi bột đã nở hết, cho bánh vào nướng hoặc hấp. Bánh chuối thơm dịu, xốp mềm, rất nịnh miệng và dễ ăn.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp thì bạn có thể khẳng định rằng ăn chuối khi mang thai 3 tháng đầu rất tốt cho mẹ bầu. Nếu còn băn khoăn khác về cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai liên hệ ngay Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    256

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    16 Th9, 2024
    430

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá é được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…

    16 Th9, 2024
    285

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    16 Th9, 2024
    307

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám