Bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không? Ăn như thế nào cho đúng cách?

Cập nhật 24/06/2023

13.9K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Nhiều chị em vẫn còn lo ngại việc bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không vì theo dân gian truyền miệng loại quả này có thể gây nóng trong người. Để giúp mẹ bầu yên tâm hơn, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ chi tiết phương pháp ăn vú sữa đúng cách trong bài viết này.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không?

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn vú sữa? Câu trả lời là “Được” nếu mẹ bầu ăn vừa đủ, tránh ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia nhận định, đây là loại quả chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe thai kỳ, nên có trong chế độ ăn của mẹ bầu.

me-bau-3-thang-dau-an-vu-sua-duoc-khong

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được vú sữa

Bởi vú sữa là loại trái cây có vỏ dày và nhiều màu sắc tùy thuộc vào độ chín của quả. Vú sữa cũng được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian tại Việt Nam như điều trị tiêu chảy, viêm thanh quản hay đau dạ dày.

Nhìn chung, vú sữa chứa hàm lượng calo ít có thể là món ăn tráng miệng sau bữa ăn của các mẹ bầu muốn duy trì cân nặng. Ngoài ra, loại quả này rất giàu chất xơ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, bảo vệ mẹ bầu khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những Vitamin và khoáng chất có trong quả vú sữa được đánh giá mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Cụ thể hơn, trong 100g thịt quả vú sữa sẽ chứa những hàm lượng như sau:

Dinh dưỡng Định lượng
Đạm 1000 mg
Canxi 68mg
Sắt 400 mcg
Chất xơ 2.3 g
Phốt pho 32 mg
Vitamin C 5 mg
Năng lượng 42 kcal

2. 7 lợi ích khi bà bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa đúng cách

Khi ăn vú sữa đúng cách, mẹ bầu sẽ nhận được những lợi ích về sức khỏe như:

2.1. Cải thiện hệ tiêu hóa trong thai kỳ

Hàm lượng chất xơ có trong quả vú sữa là dưỡng chất giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón thai kỳ cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến đường ruột.

cong-dung-tuyet-voi-cua-vu-sua-cho-ba-bau-trong-3-thang-dau

Ăn vú sữa giúp bà bầu trong 3 tháng đầu cải thiện được hệ tiêu hóa

2.2. Duy trì đường huyết ổn định cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Chất xơ có trong quả vú sữa không chỉ cải thiện hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Mẹ bầu ăn vú sữa với lượng vừa phải sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong quá trình mang thai.

2.3. Ăn vú sữa giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai

Vú sữa là loại quả có hàm lượng sắt cao (400mcg/100g vú sữa) giúp kích hoạt những tế bào hồng cầu và mang oxy đều đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ phòng tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong cả thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu.

an-vu-sua-giup-ngan-chan-tinh-trang-thieu-mau-o-me-bau

Vú sữa giúp ngăn chặn tình trạng thiếu máu của mẹ trong 3 tháng đầu

2.4. Ăn vú sữa giúp tăng sức khỏe xương khớp cho mẹ bầu và thai nhi

Nỗi ám ảnh của mẹ bầu trong thai kỳ là những cơn đau mỏi cơ hay chuột rút khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Hàm lượng canxi và phốt pho có trong quả vú sữa là những khoáng chất tuyệt vời giúp hệ xương luôn chắc khỏe. Ngoài ra, lượng canxi có trong quả vú sữa còn hỗ trợ quá trình hình thành hệ xương cho thai nhi phát triển tốt nhất.

2.5. Hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng cảm cúm ở 3 tháng đầu

Ngoài quan tâm đến việc mang thai 3 tháng đầu ăn vú sữa được không, mẹ bầu còn nên quan tâm đến các lợi ích khác của loại quả này. Bởi thời điểm 3 tháng đầu khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu đa phần rất yếu.

vu-sua-lam-giam-tinh-trang-cam-cum-trong-3-thang-dau-cua-me-bau

Vú sữa làm giảm tình trạng cảm cúm trong 3 tháng đầu của mẹ bầu

Do vậy, mẹ bầu dễ mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm do yếu tố thời tiết hoặc lây từ những người xung quanh. Mẹ bầu ăn vú sữa đúng cách giúp đẩy lùi những triệu chứng cảm cúm như mệt mỏi, đau họng hay ho nhờ hàm lượng vi chất vitamin A, B, C dồi dào có trong loại quả này.

2.6. Duy trì cân nặng cho mẹ bầu

Vú sữa là loại quả thích hợp duy trì cân nặng trong thai kỳ. Bạn có thể ăn vú sữa chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào tốt cho thai nhi mà không lo ảnh hưởng đến cân nặng nhờ lượng calo có trong quả ít.

2.7. Ăn vú sữa làm cải thiện tình trạng da trong thai kỳ

Thành phần vitamin C có trong quả vú sữa có tác dụng làm sáng da và giảm vết thâm nám. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giảm hình thành mụn và kích thích sản sinh ra collagen giúp làn da mẹ bầu mịn màng hơn trong cả thai kỳ.

3. Cách ăn vú sữa chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Bên cạnh câu hỏi: “Bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không?”, thì việc điều chỉnh lưu lượng ăn hợp lý cũng là điều mà rất nhiều mẹ bầu còn đang thắc mắc.

Để trả lời cho vấn đề này, các chuyên gia đã khẳng định mỗi mẹ bầu chỉ nên ăn trong khoảng 100 – 200g vú sữa mỗi ngày và không nên ăn liên tục trong cả tuần. Bởi trái cây dù tốt như thế nào cũng không có nghĩa là mẹ bầu có thể ăn bao nhiêu tùy ý.

an-vu-sua-khong-dung-cach-khien-me-bau-trong-3-thang-dau-bi-kho-tieu

Bà bầu trong 3 tháng đầu nếu ăn vú sữa không đúng cách có thể gặp phải tình trạng khó tiêu

Mẹ bầu nên thay đổi chế độ ăn thường xuyên, luân phiên giữa các loại quả giàu dinh dưỡng để hấp thụ đa dạng hàm lượng dưỡng chất tốt nhất có trong nhiều loại quả.

Vú sữa cũng như hầu hết loại quả khác đều không nên ăn lúc đói, chỉ nên ăn sau bữa ăn. Ngoài ra, loại quả này khi chưa chín hẳn có nhiều mủ và vị chát có thể gây khó tiêu. Vì vậy, mẹ bầu khi chọn vú sữa nên chọn trái chín còn tươi, chú ý không nên ăn sát phần vỏ vì phần này chứa nhiều chất gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

4. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu các món ngon lạ miệng từ vú sữa

Mẹ bầu có thể tham khảo những cách làm dưới đây để bổ sung vú sữa vào thực đơn hàng ngày thêm phong phú.

CHÈ VÚ SỮA HẠT LỰU

che-vu-sua-hat-luu-la-thuc-an-bo-duong-cho-ba-bau-trong-3-thang-dau-thai-ky

Chè vú sữa hạt lựu là thức ăn bổ dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Chè vú sữa hạt lựu là món khoái khẩu của nhiều chị em khi mang bầu. Sự kết hợp giữa hai loại quả bổ dưỡng mang đến cho mẹ bầu món đồ uống mát lành với nguồn dưỡng chất dồi dào.

Nguyên liệu:

  • 1 quả vú sữa.
  • 15g hạt lựu.
  • 10g bánh lọt.
  • 2 thìa đường.

Cách làm:

  • Bóp phần vỏ vú sữa cho đến lúc vỏ mềm.
  • Bổ đôi, bỏ lõi và nạo lấy phần ruột.
  • Vắt phần ruột để lấy nước sữa.
  • Cho hột lựu và bánh lọt trộn chung với vú sữa và đường.
  • Cho vào ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức.

SINH TỐ VÚ SỮA

sinh-to-vu-sua-giup-ba-bau-giai-nhiet-trong-mua-he

Sinh tố vú sữa giúp giải nhiệt cho bà bầu cực tốt, nhất là trong mùa hè

Sinh tố vú sữa là món tráng miệng mùa hè được yêu thích bởi vị ngọt thanh mát dễ ăn. Cách làm và nguyên liệu rất đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

  • 1 quả vú sữa.
  • Bơ, sầu riêng (có thể thêm tùy ý).
  • 60ml sữa tươi.
  • 2 – 3 thìa sữa đặc.
  • Đá bào.

Cách làm:

  • Chọn quả vú sữa đã chín đều và dùng tay bóp nhẹ, đem tách đôi quả và lấy thìa nạo lấy phần thịt.
  • Cho sữa tươi, thịt quả vú sữa, sữa đặc, đá bào và loại quả khác như bơ, sầu riêng vào máy xay nhuyễn, trộn đều. Chú ý điều chỉnh hương vị sao cho phù hợp.
  • Đổ sinh tố ra cốc và thưởng thức.

VÚ SỮA DẦM

vu-sua-dam-la-mon-an-phu-hop-voi-moi-ba-bau-trong-3-thang-dau

Vú sữa dầm là món ăn phù hợp với mọi bà bầu trong 3 tháng đầu

Nguyên liệu:

  • 1 quả vú sữa.
  • 50ml sữa đặc (tăng giảm tùy độ ngọt mong muốn)
  • Đá bào.

Cách làm:

  • Tách đôi lấy phần thịt quả đem dầm bằng tay hoặc cho vào máy xay sinh tố tùy thích.
  • Tùy theo độ ngọt của vú sữa và khẩu vị của bản thân mà bạn có thể thêm một lượng vừa đủ.
  • Để ngăn mát hoặc thêm đá bào vào cốc vú sữa dầm và thưởng thức.

5. Những sai lầm khi ăn vú sữa mà mẹ bầu 3 tháng đầu cần biết

Ngoài thắc mắc về việc: “Bà bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không?” các mẹ cũng nên lưu ý về những sai lầm dễ mắc phải khi sử dụng loại thực phẩm này. Bởi, mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn nhiều hơn 200g vú sữa mỗi ngày tránh những tác hại không mong muốn.

Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi ăn vú sữa như sau:

  • Với những mẹ bầu có cơ địa dễ dị ứng: với thực phẩm nên ăn thử một lượng nhỏ vú sữa trước. Việc ăn thử giúp mẹ bầu biết được cơ địa có dị ứng vú sữa hay không để tránh những hệ lụy như đau bụng, tiêu chảy.
  • Với những mẹ bầu thường xuyên nóng trong người: không nên sử dụng vú sữa mà thay vào đó nên ăn các loại quả có thuộc tính mát hơn và uống nhiều nước lọc giải nhiệt.
  • Lưu ý với phần vỏ của quả vú sữa: vì chúng chứa rất nhiều mủ nhựa, bởi vậy nếu mẹ bầu ăn phải dễ gây táo bón, khó tiêu. Khi ăn vú sữa tránh gọt quá sát phần vỏ ngoài dễ dính nhựa chát, gây khó ăn và ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Lưu ý cuối: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng phù hợp.

6. Cách chọn vú sữa không hóa chất cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Vú sữa là một loại quả ngon nhưng làm không ít chị em lúng túng khi lựa chọn. Mẹ bầu có thể chọn được loại vú sữa ngon thơm, mỏng vỏ với những bí quyết sau:

chon-mua-vu-sua-dung-cach-giup-me-bau-trong-3-thang-giu-nguyen-duoc-dinh-duong

Chọn mua vú sữa đúng cách giúp mẹ bầu trong 3 tháng đầu đảm bảo được chất lượng

  • Quan sát vỏ quả vú sữa có vỏ màu sáng, bóng nhẵn và vỏ chuyển dần từ xanh nhạt sang kem hồng, ít có vết trầy xước.
  • Không chọn quả có vỏ nhăn nheo vì loại quả này cắt non hoặc bị héo thường sẽ  không có vị ngọt và thơm đặc trưng của vú sữa.
  • Vú sữa nên chọn quả nguyên cuống và lá tươi.
  • Loại vú sữa màu xanh ánh nâu thường có vỏ mỏng hơn nhưng thịt quả nhão, vú sữa màu tím vỏ dày hơn nhưng trái có phần cùi thịt đặc ngon hơn.

Mua vú sữa chín về ăn liền sẽ bảo toàn dinh dưỡng và độ ngon của quả. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mua số lượng nhiều không ăn hết có thể gói lại bằng báo giấy và để chúng ở nơi thoáng mát. Nếu bạn bảo quản vú sữa trong tủ lạnh cần sử dụng màng bọc hoặc túi bóng trước khi cho vào ngăn mát để quả tươi ngon lâu hơn.

7. Gợi ý các loại trái cây tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Ngoài vú sữa, có rất nhiều loại trái cây bổ dưỡng khác mẹ bầu 3 tháng đầu có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Sử dụng đa dạng nhiều loại trái cây khác nhau sẽ giúp mẹ bầu hấp thu tốt nhất các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu.

  • Dâu tây: Dâu tây chứa hàm lượng axit folic cao là hợp chất giúp bảo vệ thai nhi khỏi các nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng giúp hạn chế nguy cơ sinh non cần được bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, dâu tây còn giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung đều đặn rất tốt cho sức khỏe.
  • Nho: Nho nếu ăn với số lượng vừa phải sẽ là nguồn chất chống oxy hóa, axit folic và các vitamin dồi dào góp phần vào sự hình thành và phát triển toàn diện của thai nhi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng chất xơ có trong trái nho giúp mẹ bầu giảm táo bón thai kỳ hiệu quả.
  • Cherry: Loại quả này có vị chua ngọt dễ ăn giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu. Mỗi ngày thưởng thức khoảng 5 – 6 trái Cherry giúp mẹ bầu giảm thiểu tối đa tình trạng đầy hơi, đau dạ dày. Ngoài ra, Cherry có hàm lượng dưỡng chất cao giúp giảm đau nhức cơ, hỗ trợ điều trị đau đầu và tăng cường hệ miễn dịch cho thai kỳ khỏe mạnh.

Với những thông tin kể trên, câu trả lời cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không?” là có. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ mẹ bầu cần chú ý cần ăn đúng cách theo những tiêu chí kể trên.

Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm về vấn đề chăm sóc mẹ bầu trong thai kỳ vui lòng gọi đến số Hotline: 19003366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn khoai môn được không? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

    Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…

    25 Th9, 2023
    917

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cay được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Bầu ăn cay được không là băn khoăn của rất nhiều thai phụ. Họ lo ngại việc ăn cay ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc…

    30 Th8, 2023
    963

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Là câu hỏi của các tín đồ ăn vặt khi bước vào giai đoạn mang thai. Tuy đây…

    22 Th9, 2023
    3.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bao lâu thì có tim thai? Cần làm gì để con khỏe mạnh

    Bao lâu thì có tim thai là câu hỏi tất cả chị em đều muốn biết khi phát hiện bản thân mang thai. Tim thai…

    16 Th8, 2023
    1.8K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám