Bầu 3 tháng đầu không tăng cân – Nguyên nhân và cách tăng đủ cân trong thai kỳ

Cập nhật 24/06/2023

7.8K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu 3 tháng đầu không tăng cân có đáng lo không và làm thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Xem ngay bài viết sau để được hiểu rõ.

Xem thêm:

1. Mang bầu 3 tháng đầu không tăng cân có sao không?

Tăng cân vừa đủ khi mang thai là dấu hiệu tốt cho thấy thai nhi trong bụng đang phát triển khỏe mạnh. Nhưng nếu mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân thì đây cũng không hẳn là vấn đề nghiêm trọng vì trong giai đoạn này thai nhi sẽ lấy dinh dưỡng từ người mẹ.

Bầu 3 tháng đầu không tăng cân có đáng lo?

Bầu 3 tháng đầu không tăng cân có đáng lo?

Tùy từng mức cân nặng ban đầu của người mẹ, trong thời gian mang bầu số cân nặng sẽ tăng trung bình như sau:

Bảng tăng cân của bà bầu

Giai đoạn Số cân tăng lý tưởng
3 tháng đầu 1 – 2 kg
3 tháng giữa 4 – 5 kg
3 tháng cuối 5 – 6 kg

Cụ thể hơn, trong suốt cả thai kỳ thì:

  • Mẹ bầu có cân nặng đạt tiêu chuẩn trước khi mang thai thường sẽ tăng lên khoảng 10 – 12 kg.
  • Những mẹ bầu nhẹ cân có thể tăng nhiều hơn khoảng 12 – 18 kg.
  • Những mẹ bầu bị thừa cân trước khi mang thai nên kiểm soát cân nặng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, chỉ nên tăng khoảng 6 – 11 kg.

Như vậy, với mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân là dấu hiệu không đáng lo ngại. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn tại sao bầu 3 tháng đầu không tăng cân hãy cùng tham khảo nội dung mục dưới đây.

2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng không tăng cân

Trong khi có nhiều mẹ bầu rất dễ tăng cân trong thai kỳ thì có những mẹ bầu khó tăng cân, thậm chí sụt cân ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân chủ yếu là do ốm nghén

Mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân chủ yếu là do ốm nghén

Cân nặng không thay đổi trong giai đoạn này có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể như:

  • Ốm nghén: Mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, chán ăn, không hấp thụ là nguyên nhân chính dẫn đến cân nặng không tăng trong 3 tháng đầu. Đối với những mẹ bầu ốm nghén nặng, không ăn uống được dẫn đến sụt cân cần đến gặp bác sĩ tư vấn cụ thể.
  • Mệt mỏi và căng thẳng: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mới mang bầu dẫn đến tâm trạng mẹ bầu thất thường cần sự quan tâm của người thân.
  • Không có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần có chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé trong bụng.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Nếu mẹ bầu được ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ cùng tinh thần thoải mái nhưng vẫn không tăng cân nguyên nhân có thể là do đang mắc một bệnh lý nào đó cần thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Yếu tố cơ địa khó tăng cân: Một số thai phụ có tạng người nhỏ, khó tăng cân trong giai đoạn này đa số cân nặng không tăng hoặc tăng rất ít.

Mẹ bầu cần xác định nguyên nhân chính dẫn đến bầu 3 tháng đầu không tăng cân để có hướng xử lý phù hợp. Đối với trường hợp mẹ bầu khó ăn uống hoặc có dấu hiệu bất thường về sức khỏe nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất.

3. Mang thai 3 tháng đầu không tăng cân phải làm sao?

Tuy rằng 3 tháng đầu mẹ bầu không cần quá nhất thiết chú ý đến cân nặng nhưng việc tăng cân đều vẫn ít nhiều tác động tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để mẹ bầu tăng đủ cân trong thai kỳ không chỉ cần một chế độ dinh dưỡng mà còn phải kết hợp thêm sự vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

3.1. Chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu không cần ăn quá nhiều nhưng cần nạp đủ năng lượng và các nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản bao gồm:

  • Nhóm chất đường bột: Bổ sung đa dạng cơm trắng, gạo lứt, bún, mì, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm: Chất đạm động vật từ thịt, cá, trứng, sữa và đạm thực vật từ rau củ quả.
  • Nhóm chất béo: Bao gồm dầu, mỡ, bơ, lạc, vừng…
  • Nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ từ trái cây và rau củ
3 tháng đầu mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết

3 tháng đầu mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết

Thực đơn ăn uống cho mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân cần đảm bảo những tiêu chí sau để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

  • Cung cấp vừa đủ tinh bột và đường: Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 chén cơm, có thể thay thế cơm bằng bánh mì, khoai hay ngũ cốc yến mạch dinh dưỡng cho bữa sáng. Thay gạo trắng bằng gạo lứt cũng là ý tưởng tuyệt vời cung cấp năng lượng và bổ sung khoáng chất, chất xơ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
  • Ưu tiên rau xanh và trái cây: Các loại rau xanh đậm như chân vịt, cải xoăn có hàm lượng axit folic cao hỗ trợ phát triển và hình thành não của em bé trong bụng. Trái cây giàu vitamin và khoáng chất dễ hấp thụ rất cần thiết cho mẹ bầu.
  • Không nhất thiết bổ sung quá nhiều đạm: Trung bình cứ mỗi 1kg cân nặng mẹ bầu sẽ cần khoảng 1 gram đạm để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày. Lượng đạm cung cấp còn tùy vào nhu cầu năng lượng của mỗi người.
  • Sử dụng sữa bầu hợp lý: Sữa bầu có hàm lượng dinh dưỡng và lượng cao giúp mẹ bầu tăng cân nhanh chóng. Mẹ bầu có thể uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày và uống cách bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Uống đủ nước: Lượng nước cần cho mẹ bầu mỗi ngày là khoảng từ 1,5 – 2 lít nước. Nước là thành phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể mẹ và em bé trong bụng.

3.2. Chế độ hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý

Yoga là môn thể thao được nhiều mẹ bầu lựa chọn

Yoga là môn thể thao được nhiều mẹ bầu lựa chọn

Ngoài chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi cũng góp phần không nhỏ đến quá trình tăng cân của mẹ bầu trong 3 tháng đầu.

  • Hoạt động thể chất: Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, tránh những công việc nặng. Đi bộ khoảng 20 phút một ngày hoặc tập Yoga cho bà bầu là gợi ý giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe và tâm trạng hiệu quả. Tùy theo thể trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi mà mẹ bầu nên xin ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch tập luyện
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của mẹ và bé. Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp mẹ bầu giữ tinh thần thoải mái và cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách. Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 tiếng vào buổi tối và 30 phút – 1 tiếng vào buổi trưa.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ: Nguyên nhân khiến mẹ bầu không tăng cân có thể do căng thẳng, stress khi mang thai. Mẹ bầu nên tâm sự, trò chuyện với người thân và tận hưởng những sở thích của bản thân để cải thiện tâm trạng.

Nhìn chung, mẹ bầu không cần quá lo lắng khi bầu 3 tháng đầu không tăng cân. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài đến tam cá nguyệt thứ 2 thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

Vui lòng liên hệ  Hotline 19003366 để được tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe và đặt lịch khám nếu cần thiết.

Bạn đọc lưu ý: Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Chuyên gia giải đáp

    Thắc mắc “Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?” Của rất nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai vì món ăn này dễ…

    27 Th9, 2023
    2.6K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn kem được không? Mẹ bầu thích ăn kem cần biết 

    Đang bầu ăn kem được không là câu hỏi rất nhiều thai phụ tìm kiếm câu trả lời, đặc biệt là khi thời tiết nắng…

    05 Th9, 2023
    965

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn mắm tôm được không? Những lưu ý cho mẹ bầu

    Mẹ bầu ăn mắm tôm được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ đang trong thai kỳ. Với nhiều tranh cãi…

    22 Th8, 2023
    3.0K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cay được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Bầu ăn cay được không là băn khoăn của rất nhiều thai phụ. Họ lo ngại việc ăn cay ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc…

    30 Th8, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám