Bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Cập nhật 24/06/2023

7.2K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu tăng 1 – 2 kg được xem là tình trạng lên cân lý tưởng. Tuy nhiên, bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ mà còn liên quan tới nhiều yếu tố khác. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tham khảo ngay bài viết dưới đây!

>> Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của mẹ có thể tăng nhưng sẽ không tăng nhanh, có thể do tác động của ốm nghén kéo dài. Vậy mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu kg là hợp lý trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên MEDIPLUS xin được giải đáp như sau:

Thông thường cân nặng của mẹ vào tháng thứ 3 có thể tăng thêm 1 – 2 kg; chuẩn bị vào tuần thứ 12 tổng cân nặng cần tăng vào khoảng 2 kg. Từ tuần thứ 12 trở đi, cân nặng của mẹ sẽ tăng đều hơn.

3 tháng đầu mẹ bầu thường không tăng cân nhiều

3 tháng đầu mẹ bầu thường không tăng cân nhiều

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng sẽ tăng trong suốt thai kỳ ước tính dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI của mẹ trước khi mang thai và số lượng thai nhi như sau:

Chỉ số BMI Số cân nặng phù hợp Mức cân nặng phù hợp khi mang thai đôi
BMI <18

(Quá gầy)

Nên tăng 12,7 kg – 18,1 kg. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
18 < = BMI <23

(Cân nặng bình thường)

Nên tăng từ 11,3 kg – 15,9 kg. Nên tăng từ 16,8 kg – 24,5 kg.
23 <= BMI <30

(Thừa cân)

Nên tăng 6,8 kg – 11,3 kg. Nên tăng từ 14,1 kg – 24,7 kg.
BMI >30

(Béo phì)

Nên tăng 5 kg – 9,1 kg. Nên tăng từ 11,3 kg – 19,1 kg.

Trong đó thì chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối lượng cơ thể để phản ánh tình trạng cơ thể con người có thừa cân, béo phì hay quá gầy hay không.

Cách tính chỉ số BMI như sau:

Chỉ số BMI = Cân nặng (tính bằng kg) / [Chiều cao x Chiều cao] (tính bằng m).

Cụ thể hơn, để biết bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân các mẹ hãy cùng tham khảo bảng cân nặng lý tưởng theo từng giai đoạn thai kỳ:

Giai đoạn mang thai Số kg tăng Cân nặng của thai nhi Nơi tích lũy cân nặng
Tam cá nguyệt thứ nhất

(hết tuần thứ 13)

1 – 2 kg 5gr ở tuần thai thứ 10. Trong các mô của cơ quan sinh sản.
Tam cá nguyệt thứ hai

(tuần 14 – tuần 27)

4 – 5 kg 350gr ở tuần thai thứ 20. Trong các mô
Tam cá nguyệt thứ ba

(tuần 28 – tuần 40)

4 – 6 kg 3kg – 3,5 kg ở tuần thai thứ 40. Trong sự tăng trọng lượng của thai nhi.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ cần theo dõi cân nặng của mình trước đó và duy trì cân nặng theo khuyến cáo của bác sĩ.

2. Hai yếu tố quyết định cân nặng của mẹ bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Do đó để có một chế độ dưỡng thai hợp lý mẹ hãy tham khảo nội dung dưới đây.

2.1. Chế độ dinh dưỡng

Trong mỗi bữa ăn, mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Nhóm chất đạm (thịt bò, cá, tôm, cua, đậu đỗ,…).
  • Nhóm chất bột (gạo, bánh mì,khoai lang, yến mạch,ngô,…).
  • Nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc,…).
  • Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ (các loại rau xanh và trái cây tươi,..)
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân

Mẹ chú ý dùng thực phẩm rõ nguồn gốc, được rửa sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn sức khỏe. Mẹ cũng cần tăng cân đúng tiêu chuẩn bằng cách cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé sau đây:

  • Vitamin các nhóm A, B ,C , D , E , K: Có thể bổ sung hằng ngày thông qua các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
  • Canxi: Rất cần cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Có nhiều trong trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, sữa chua, váng sữa,…
  • Acid folic: Có vai trò quan trọng đến sự phát triển thần kinh của trẻ, bổ sung thiếu có thể dẫn tới thiếu cân ở trẻ. Có nhiều trong gan động vật, cải bẹ xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Omega 3: Có nhiều trong dầu oliu , cá thu, cá trích, sữa đậu nành, cải xanh, các loại quả hạch,…
  • Protein: Để giúp cho quá trình tạo cơ, xương và máu, mẹ nên bổ sung các thực phẩm như: thịt, trứng, cá, đậu,…
  • Sắt: Có vai trò quan trọng trong sự tạo máu, vận chuyển oxy. Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, nguy cơ sảy thai, trẻ kém phát triển trí tuệ. Bổ sung sắt qua: các loại thịt đỏ (thịt bò,..), lòng đỏ trứng gà, nghêu, sò, ốc, rau dền, các loại rau màu xanh…
  • Kẽm: Đóng vai trò trong sự phát triển của bé trước và sau sinh, đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của bé. Có rất nhiều trong các loại thịt gia cầm, cá, hải sản,…
  • Iod: Cần cho sự phát triển não bộ của trẻ, thiếu dẫn tới các khuyết tật bẩm sinh, đần độn ở trẻ,… Có nhiều trong: rong biển, cá biển,…
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống 2 -3 lít nước mỗi ngày

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống 2 -3 lít nước mỗi ngày

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 3 lít nước (khoảng 10 – 12 ly) mỗi ngày. Lượng nước cần cung cấp cho cơ thể này sẽ bao gồm cả nước lọc, nước trái cây, sữa, các loại canh… Việc bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp mẹ bầu tránh mất nước, táo bón hay chuột rút ảnh hưởng đến túi ối, lượng nước ối của thai, ngừa nguy cơ sinh non.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng các loại sữa, thuốc bổ, vitamin tổng hợp thiết yếu cho cơ thể với liều lượng hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này giúp cho thai nhi phát triển tối ưu và giảm áp lực ăn uống cho mẹ bầu.

2.2. Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học

Luyện tập yoga giúp tinh thần mẹ bầu luôn thoải mái

Luyện tập yoga giúp tinh thần mẹ bầu luôn thoải mái

Chế độ sinh hoạt và làm việc cũng là yếu tố quyết định bà bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân. Do đó để tăng cân hợp lý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ có thể tham khảo chế độ sau.

  • Phụ nữ mang thai không nên làm việc quá sức, nên làm việc theo khả năng của mình. Có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà và cũng không nên nằm hay ngồi một chỗ.
  • Không mang vác nặng, lao động nơi nhiễm phóng xạ. Tránh các công việc có độ cao hay phải ngâm mình dưới nước.
  • Duy trì thể dục thể thao nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, hít thở không khí trong lành, tắm nắng mặt trời buổi sáng.
  • Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu cũng tốt cho sự phát triển của bé.
  • Không nên thức khuya, ngủ đủ giấc giúp đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho cả mẹ và bé.

Mẹ cũng cần thực hiện đi khám thai định kỳ ở các cơ sở y tế để bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra lời khuyên điều chỉnh cân nặng phù hợp cho mẹ bầu.

3. Ăn đúng cách để con khỏe mẹ tăng cân 3 tháng đầu

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Để giúp cho thai kì được khỏe mạnh đảm bảo cho con khỏe, con tăng cân; ngoài bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt như đã nói ở trên, mẹ cần:

  • Loại bỏ suy nghĩ “ăn cho hai người”: Nhiều mẹ bầu theo tâm lý đám đông cho rằng ăn nhiều gấp đôi sẽ cho con được nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng tùy từng giai đoạn thai nhi cần lượng dưỡng chất khác nhau để phát triển. Giai đoạn 3 tháng đầu này, mẹ chỉ cần ăn với nhu cầu cơ bản như trước khi mang thai.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn: Thời kỳ này, mẹ bầu thường bị ốm nghén, buồn nôn, khó tiêu hóa. Vì vậy thay vì ăn 3 bữa, mẹ bầu có thể chia nhỏ thành 5 – 7 bữa/ngày mà để nạp đủ dinh dưỡng và calo cho cả mẹ và con.
  • Nói không với đồ vặt: Hạn chế ăn bánh kẹo, trái cây nhiều đường, nước ngọt có ga, đồ chiên rán… Tiêu thụ các sản phẩm này vừa không có nhiều giá trị dinh dưỡng mà lại khiến mẹ bầu dễ tăng cân, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ,…
  • Duy trì thói quen tập luyện: Mẹ nên duy trì thói quen tập luyện nhẹ nhàng 15 – 20 phút mỗi ngày bằng các môn thể thao như đi bộ, yoga hay thiền. Việc duy trì này giúp mẹ ngủ ngon, giảm triệu chứng ốm nghén và dễ dàng lấy lại vóc dáng sau sinh.
  • Nhai kỹ thức ăn: Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi bao gồm cả những thay đổi về hormone, khiến mẹ bầu có cảm giác nhanh đói hơn. Nhai kỹ thức ăn khiến dạ dày nhanh no, tránh nạp thêm calo vào cơ thể. Mẹ nên tìm không gian yên tĩnh để tập trung ăn uống, không nên ăn nhanh, vừa ăn vừa xem điện thoại hay tivi.

4. Lưu ý để tăng cân hợp lý 3 tháng đầu

Không phải mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cân nhiều là con lớn, con phát triển. Tổng số cân nặng sẽ được phân bố vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Thai nhi
  • Nhau thai
  • Dịch ối
  • Sự phát triển của tuyến vú
  • Tử cung
  • Thể tích máu được gia tăng
  • Mỡ cơ thể
  • Mô và dịch cơ thể tăng…
Bầu 3 tháng đầu tăng cân nhanh có thể bị tiểu đường thai kỳ

Bầu 3 tháng đầu tăng cân nhanh có thể bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng bằng cách tăng cân theo tiêu chuẩn thông qua chế độ ăn và chế độ tập luyện khoa học. Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít sẽ dẫn tới nguy cơ xấu cho cả mẹ và bé.

  • Tăng cân quá nhiều có thể dẫn tới nguy cơ sinh non, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, khả năng mẹ phải sinh mổ rất cao do thai quá to.
  • Tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi nhận không đủ chất dinh dưỡng dẫn tới trẻ chậm phát triển trong tử cung, bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non.

Mẹ cũng cần lưu ý đây không phải thời điểm phù hợp để giảm cân. Vì vậy mẹ bầu không được ăn kiêng hay bỏ bữa thời gian này.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 19003366

Vui lòng liên hệ Hotline 19003366 để được tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe và đặt lịch khám nếu cần thiết.

Bạn đọc lưu ý: Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn rau cần được không? Những điều nhất định phải biết trước khi ăn

    Bầu ăn rau cần được không? được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Bởi tất cả các nguồn thực phẩm được hấp thụ vào cơ…

    25 Th9, 2023
    8.1K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bắp cải được không? Liệu có sảy thai như lời đồn?

    Bầu ăn bắp cải được không? Hay việc ăn bắp cải khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, là tác nhân gây sảy…

    14 Th9, 2023
    3.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau má được không? Mẹ bầu cần biết

    Rau má là loại rau mang lại vị thanh mát được nhiều người ưa chuộng bao gồm cả mẹ bầu. Vậy bầu ăn rau má…

    15 Th9, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

    Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…

    25 Th9, 2023
    5.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám