Bí quyết nhận biết dấu hiệu chuyển phôi thành công một cách chính xác

Cập nhật 26/01/2024

41.7K

ThS.BS Trương Quang Hải

Tham vấn y khoa:ThS.BS Trương Quang Hải

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Thụ tinh trong ống nghiệm là giải pháp được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để điều trị vô sinh, hiếm muộn. Sau 14 ngày kể từ khi thực hiện chuyển phôi, các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone beta hCG để đánh giá khả năng làm tổ của phôi. Đối với các cặp đôi hiếm muộn, đây có thể coi là khoảng thời gian khó khăn và hồi hộp nhất. Thấu hiểu được điều đó, MEDIPLUS xin tổng hợp các dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày để các cặp đôi có thể phần nào an tâm hơn và giữ vững niềm tin trên hành trình có con!

Dấu hiệu chuyển phôi thành công trong vòng 14 ngày

Thụ tinh trong ống nghiệm (hay còn gọi là In vitro fertilization – IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay đối với các cặp đôi bị vô sinh, hiếm muộn do các nguyên nhân như: Tắc ống dẫn trứng, tinh trùng bất thường, cặp vợ chồng lớn tuổi hoặc mắc bệnh lý ảnh hưởng đến sinh sản (rối loạn phóng noãn, lạc nội mạc tử cung, vô sinh vô căn, bất thường di truyền,…)

Thủ thuật chuyển phôi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phương pháp IVF. Với thủ thuật này, phôi thai sau khi nuôi cấy sẽ được đưa vào tử cung của người mẹ và phát triển thành thai nhi. Phôi thai có thể nuôi đến ngày thứ 3, thứ 5, là phôi trữ lạnh hoặc phôi tươi được tạo ra từ chu kỳ trước đó.

Thủ thuật chuyển phôi đóng vai trò quan trọng trong phương pháp thụ tinh nhân tạo

Thủ thuật chuyển phôi đóng vai trò quan trọng trong phương pháp thụ tinh nhân tạo

Thủ thuật chuyển phôi được thực hiện vào ngày 18-20 của chu kỳ kinh nguyệt với điều kiện độ dày niêm mạc tử cung đạt chuẩn 9-10mm, sức khỏe người mẹ tốt và sẵn sàng cho việc mang thai. Sau 14 ngày kể từ khi chuyển phôi, bác sĩ xét nghiệm nồng độ hormone beta hCG trong máu để đánh giá xem phôi đã làm tổ thành công hay chưa.

Tuy nhiên, người mẹ cũng có thể quan sát và nhận biết các dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày để chủ động chuẩn bị và chăm sóc thai kỳ thật tốt từ những ngày đầu tiên.

>>> Xem thêm:

Sau chuyển phôi 2 ngày

Sau khi chuyển phôi, nhiều phụ nữ ghi nhận tình trạng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần (trung bình cứ khoảng 2-3 tiếng lại buồn tiểu). Các chị em có thể đi tiểu một cách bình thường, hạn chế ngồi xổm, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và không nên sử dụng bất kỳ loại nước rửa âm đạo nào.

Nhìn chung, trong vòng 2 ngày đầu sau khi chuyển phôi, phần lớn chị em sẽ không có triệu chứng gì rõ rệt. Những chị em có cơ địa nhạy cảm có thể cảm thấy đau đầu ti và mót tiểu. Trong thời gian này, chị em cần đi lại nhẹ nhàng, hạn chế mang vác nặng, cúi gập người, không nên nằm một chỗ quá lâu để máu huyết dễ lưu thông và tạo điều kiện cho thai làm tổ tốt hơn.

Sau chuyển phôi 3-5 ngày

Trong 3-5 ngày tiếp theo, đây là thời điểm quan trọng nhất vì phôi đang tìm đường để làm tổ. Do đó, chị em cần đi lại nhẹ nhàng hơn bình thường, nghỉ ngơi nhiều hơn và chú ý không cúi gập người vì động tác này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên tử cung.

Ở giai đoạn này, chị em có thể nhận biết những dấu hiệu sớm của thai như:

  • Đau lưng, đau hai bên hông – eo.
  • Cảm giác căng tức ngực, đau đầu ti hoặc bầu ngực.
  • Cảm giác nặng và quặn vùng bụng dưới, có thể đau nhói đôi lúc.
  • Có thể xuất hiện đốm máu do phôi thai tác động lên niêm mạc tử cung để làm tổ. Nếu xuất huyết nhiều, chị em cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Sau chuyển phôi 6 ngày

Sau 6 ngày kể từ khi chuyển phôi, chị em vẫn có thể còn cảm giác đau lâm râm vùng bụng. Triệu chứng này hoàn toàn bình thường và có thể kéo dài trong những ngày tiếp theo.

Bên cạnh đó, trong những ngày này, nồng độ nội tiết tố cao hơn bình thường khiến âm đạo của chị em luôn ẩm ướt và ra huyết trắng nhiều. Nếu trước đó chị em có ra máu âm đạo thì tình trạng này vẫn có thể tiếp diễn ở ngày 6, ngày 7 sau khi chuyển phôi.

Sau chuyển phôi 7 ngày

Sau 7 ngày chuyển phôi, chị em có thể bị đau đầu hoặc mệt mỏi, thậm chí nhiều trưởng hợp có thể bị sốt. Lúc này, chị em không nên quá lo lắng mà cần ưu tiên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước.

Sau 7 ngày chuyển phôi, chị em có thể bị đau đầu hoặc mệt mỏi

Sau 7 ngày chuyển phôi, chị em có thể bị đau đầu hoặc mệt mỏi

Sau chuyển phôi 8 ngày

Triệu chứng đau đầu và mệt mỏi có thể kéo dài qua đến ngày thứ 8 sau khi chuyển phôi. Ngoài ra, chị em có thể cảm thấy đói và hay thèm ăn, cảm giác ăn ngon miệng hơn bình thường. Tuy nhiên, một số chị em cũng gặp phải tình trạng biếng ăn, kén ăn, ăn không ngon vì cơ thể mệt mỏi.

Sau chuyển phôi 9-10 ngày

Ngày thứ 10 sau khi chuyển phôi, một số chị em có thể cảm thấy buồn nôn, có cảm giác khó thở, và hay bị chóng mặt. Tuy nhiên, cũng có những chị em ghi nhận hiện trạng cơ thể bình thường, không có triệu chứng gì đặc biệt.

Sau chuyển phôi 11-13 ngày

Đây là thời điểm gần cuối của giai đoạn phôi làm tổ. Do đó, nhiều chị em thường có tâm lý mua que thử thai để kiểm tra vì tin rằng kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, theo ThS.BS Trương Quang Hải – Bác sĩ Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện – Bác sĩ Sản phụ khoa MEDIPLUS cho biết, que thử thai có thể cho kết quả dương tính giả vì thời điểm này, chị em sử dụng thuốc nội tiết khiến hàm lượng hormone tăng cao. Vì vậy, chị em không nên vội vàng thử que để tránh ảnh hưởng tâm lý và tinh thần.

Sau chuyển phôi 14 ngày

Ngày thứ 14 sau khi chuyển phôi, chị em sẽ theo lịch hẹn đến trung tâm chuyển phôi để đo nồng độ beta hCG. Quá trình chuyển phôi thành công (có thai) nếu nồng độ beta hCG cao hơn 25mlU/ml. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nồng độ hCG tăng rất nhanh (tăng gấp đôi sau mỗi 48-72 giờ). Do đó, nếu đo lại sau 2 ngày mà nồng độ hCG tăng khoảng 1,5 lần so với thời điểm trước đó, chứng tỏ thai đang phát triển tốt.

Nếu nồng độ hCG tăng chậm kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng kéo dài, xuất huyết âm đạo dai dẳng,…điều này chứng tỏ phôi thai thoái triển và khả năng giữ thai khá thấp. Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời, nồng độ hCG tăng gấp đôi sau 48 giờ xét nghiệm thì vẫn còn hy vọng giữ thai.

Nồng độ hCG tăng nhanh và cao hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu của đa thai. Bên cạnh đó, nếu trong 14 ngày sau khi chuyển phôi, chị em có cảm giác đau bụng kèm ra máu âm đạo thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, loại trừ nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Chị em cần tiếp tục theo dõi thêm nếu nồng độ hCG không tăng sau 2 ngày hoặc giảm dần. Nếu hCG giảm thấp hơn 5mUI/ml cho thấy tình trạng thai đã bị sảy. Lúc này, chị em cần chuẩn bị tinh thần và an dưỡng sức khỏe để chuyển phôi vào chu kỳ tiếp theo.

Sử dụng que thử thai có thể cho kết quả dương tính giả

Sử dụng que thử thai có thể cho kết quả dương tính giả

Làm thế nào để chuyển phôi thành công?

Bên cạnh việc quan sát dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày, chị em cũng cần phải lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công. Chị em nên duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tạo sự dẻo dai cho cơ bắp.

Đồng thời, hạn chế ăn những thực phẩm khó tiêu, tác động xấu đến khả năng bám vào thành tử cung của phôi như đu đủ, rau ngót, dừa tươi,… Tránh các thức ăn cay, nóng, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Lưu ý sau khi chuyển phôi để có kế quả tốt

Sau khi chuyển phôi, chị em cần quan sát các dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày cũng như các triệu chứng của cơ thể để kịp thời thăm khám, kiểm tra khi cần thiết. Theo các bác sĩ, chị em cần đảm bảo ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh, tránh ăn các thức ăn gây kích thích co bóp tử cung như măng, đu đủ, rau ngót,…

Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Khi ngủ nên nằm ngoài mép giường để dễ dàng trong việc di chuyển, tránh gập bụng gây ảnh hưởng đến phôi. Chị em cần tập thể dục thường xuyên để máu huyết lưu thông, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như yoga,…

Duy trì tâm trạng thoải mái để thai được phát triển tốt nhất

Duy trì tâm trạng thoải mái để thai được phát triển tốt nhất

Trên đây là một số dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày để các cặp vợ chồng tham khảo và theo dõi. Tùy vào từng cơ địa mà mỗi người sẽ có các dấu hiệu khác nhau sau khi chuyển phôi. Do đó, chị em cần trao đổi với bác sĩ để có những hướng dẫn và theo dõi phù hợp, kịp thời xử trí tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu ăn khoai lang được không? Giải đáp từ chuyên gia

    Bầu ăn khoai lang được không là câu hỏi nhiều chị em băn khoăn, nhất là những người “ghiền” món ăn này. Vậy bầu có…

    08 Th9, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn kem được không? Mẹ bầu thích ăn kem cần biết 

    Đang bầu ăn kem được không là câu hỏi rất nhiều thai phụ tìm kiếm câu trả lời, đặc biệt là khi thời tiết nắng…

    05 Th9, 2023
    988

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết

    Bầu ăn đậu bắp được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng…

    11 Th9, 2023
    1.7K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai mì được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì

    Bầu ăn khoai mì được không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Hãy cùng…

    09 Th9, 2023
    7.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám